6. Kết cấu luận văn
2.3.1. Quy mô nhỏ, thiếu nguồn lực cho tuân thủ (chi phí tuân thủ)
Một trong những vấn đề chính mà hầu hết các doanh nghiệp có thể gặp phải đó là xác định nguồn lực cũng như ngân sách dành cho việc xây dựng hệ thống quản trị tuân thủ tại doanh nghiệp của mình như thế nào. Các doanh nghiệp lớn, với nguồn lực mạnh có thể tự xây dựng cho mình những bộ quy tắc ứng xử trong quản trị doanh nghiệp và hệ thống quản trị tuân thủ của riêng mình hoặc cũng có thể thuê các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp từ nước ngoài thiết kế và xây dựng hệ thống quản trị tuân thủ, hoặc mua bản quyền hệ thống quản trị tuân thủ từ ngước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn lực giới hạn thì vấn đề xác định nguồn lực và ngân sách dành cho xây dụng hệ thống quản trị tuân thủ tại doanh nghiệp là rất khó khăn.
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam mới thành lập là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, chỉ có một số ít là doanh nghiệp quy mô vừa. Quy mô và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam là quá nhỏ bé và hạn chế so với các doanh nghiệp quốc tế và khu vực trên 5 mặt cơ bản là: vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, thương hiệu và quản trị doanh nghiệp.
Hình 2. 2 Kết quả tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh 4.0 về hệ thống tài chính của Việt Nam năm 2018
Nguồn: Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Diễn đàn kinh tế thế giới
Đáng chú ý là trong trụ cột Hệ thống tài chính, nguồn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) 2018 có thứ hạng 85. Kết quả này cho thấy tiếp cận tín dụng vẫn là trở ngại lớn đối với các DNVVN. Bên cạnh đó, Mức độ sẵn có về vốn đầu tư mạo hiểm tuy có sự cải thiện, nhưng chậm hơn so với nhiều nền kinh tế.
Việc hạn chế về năng lực tài chính là một khó khăn lớn để doanh nghiệp thực hiện các chi phí tuân thủ. Chi phí tuân thủ pháp luật được tạo ra từ một quy định pháp luật qua hoạt động của cơ quan nhà nước (khi tiến hành các hoạt động soạn thảo, thông qua, thực thi các văn bản pháp luật) và cá nhân, tổ chức khi tuân thủ quy định pháp luật (Phan Đức Hiếu, 2019).
Chi phí tuân thủ pháp luật của cá nhân, tổ chức được hiểu theo hai nghĩa (theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng). Theo đó, chi phí tuân thủ pháp luật được hiểu là các chi phí mà người dân, tổ chức (trong đó có các doanh nghiệp) phải gánh chịu trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật. Chi phí tuân thủ pháp luật (theo nghĩa hẹp) bao gồm 03 loại chi phí: Chi phí hành chính, chi phí đầu tư để tuân thủ quy định, Phí và lệ phí. Theo điểm 1.1 mục 1 phần I Tài liệu hướng dẫn nâng xếp hạng chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật (Kèm theo Công văn số 1083/BTP-
QLXLVPHC&TDTHPL ngày 29/3/2019 của Bộ Tư pháp), các chi phí được định nghĩa như sau:
- Chi phí hành chính: Chi phí về nhân công và thời gian mà doanh nghiệp, người dân phải gánh chịu để thực hiện các yêu cầu của pháp luật, bao gồm thực hiện thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước và các nghĩa vụ khác (ví dụ, lưu giữ thông tin hoặc cung cấp thông tin cho khách hàng, người tiêu dùng…).
- Chi phí đầu tư để tuân thủ quy định: Chi phí mà doanh nghiệp, người dân phải đầu tư về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, nhân công, đào tạo,… để đáp ứng các yêu cầu theo quy định pháp luật.
- Phí và lệ phí: Các khoản phí, lệ phí chính thức mà doanh nghiệp, người dân phải nộp trong quá trình thực hiện các thủ tục có liên quan.Chi phí tuân thủ pháp luật (theo nghĩa rộng) bao gồm 05 loại chi phí. Theo đó, chi phí tuân thủ pháp luật ngoài 03 loại chi phí (theo nghĩa hẹp) như đã nêu trên: chi phí hành chính, chi phí đầu tư để tuân thủ quy định, Phí và lệ phí, thì còn có thêm 02 loại chi phí là: Chi phí rủi ro pháp lý (nếu có) và chi phí không chính thức.
- Chi phí rủi ro pháp lý (nếu có): Chi phí tăng thêm, thiệt hại hoặc mất cơ hội kinh doanh mà doanh nghiệp, người dân phải gánh chịu do chất lượng kém của quy định pháp luật dẫn đến bị xử phạt hoặc chậm trễ trong giải quyết thủ tục.
- Chi phí không chính thức: Các khoản trả thêm hoặc “lót tay” liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng dịch vụ công cộng (ví dụ: điện thoại, điện năng), trả thuế,… hoặc để được nhận các hợp đồng, giấy phép trong lĩnh vực công hoặc để có được các quyết định thuận lợi.
Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum-WEF), chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật (Burden of government regulation, gọi tắt là chỉ số B1) là một trong những chỉ số nằm trong mục hiệu quả khu vực công (D-Public- sector performance) thuộc trụ cột thể chế (trụ cột 1). Mục hiệu quả khu vực công được tính với thang đo/đơn vị tính là từ 0-100, với 100 là điểm số tốt nhất – Điểm số lý tưởng.
Theo điểm 1.2 mục 1 phần I Tài liệu hướng dẫn nâng xếp hạng chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật (Kèm theo Công văn số 1083/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 29/3/2019 của Bộ Tư pháp), chỉ số B1 có thể hiểu là chỉ số tổng hợp ý kiến cảm nhận (thông qua trả lời câu hỏi khảo sát) về mức độ tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho doanh nghiệp trong tuân thủ những quy định của pháp luật (làm phát sinh chi phí tuân thủ pháp luật: Chi phí hành chính; Chi phí đầu tư để tuân thủ quy định; Phí, lệ phí; Chi phí rủi ro pháp lý; Chi phí không chính thức), được xếp theo thang bậc đánh giá tính từ mức 01 (kém nhất) đến mức 07 (tốt nhất).
Đối tượng khảo sát để xếp hạng của chỉ số B1 là các doanh nghiệp. Để đánh giá, xếp hạng về chỉ số B1, năm 2018, WEF đã lấy phiếu khảo sát một số doanh nghiệp của các quốc gia (những nước được khảo sát), trong đó, người trả lời là lãnh đạo các doanh nghiệp. Kết quả trả lời câu hỏi khảo sát “Ở nước bạn, các công ty phải tuân thủ các yêu cầu của cơ quan nhà nước (ví dụ: giấy phép, quy định, báo cáo) như thế nào? [1=cực kỳ nặng nề; 7=không nặng nề chút nào] Đo bằng phương pháp trung bình có trọng số của giai đoạn 2017-2018 hoặc giai đoạn gần nhất có dữ liệu.
Cũng theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2018 (Theglobal Competitiveness Report 2018) được phát hành ngày 16/10/2018 của WEF chỉ số B1 của Việt Nam được chấm đạt giá trị 3.1 trên thang điểm 1-7, tương ứng với điểm 34.6 (giảm) trên thang điểm 0-100, đứng thứ 96/140 nước – Đây là điểm số và thứ hạng thấp nhất trong khu vực ASEAN, theo đó, Việt Nam đứng thứ 9 trong tổng số 9 nước ASEAN được WEF khảo sát về chỉ số B1.
Hình 2. 3Điểm số và thứ hạng chỉ số B1 của Việt Nam và các nước khác trong ASEAN (2018)
Nguồn: World Economic Forum (2018)
Cũng theo khảo sát PCI cho thấy một số điểm sáng và xu hướng tích cực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh so với các năm trước như chi phí không chính thức giảm, môi trường kinh doanh bình đẳng hơn, cải cách thủ tục hành chính có bước tiến, nhưng cũng chỉ ra những điểm hạn chế về môi trường kinh doanh cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách trong thời gian tới.
Cụ thể là, mặc dù chi phí không chính thức giảm nhưng vẫn có tới 55% DN cho biết họ phải trả các chi phí bôi trơn nhỏ (còn gọi là tham nhũng vặt) để xin cấp các loại giấy phép; 32% DN cho biết tỉnh ưu ái cho các tổng công ty, DN nhà nước hơn DN tư nhân và 37% DN cho biết tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài hơn là phát triển khu vực kinh tế tư nhân.
Thủ tục “hậu đăng ký DN” vẫn là một gánh nặng đối với không ít DN với 15,8% DN cho biết phải chờ hơn 1 tháng mới có đủ tất cả các giấy tờ cần thiết (ngoài giấy chứng nhận đăng ký DN) mới có thể chính thức đi vào hoạt động, 53% DN cho biết “thỏa thuận các khoản thuế phải nộp với cán bộ thuế là công việc quan trọng trong kinh doanh”. 34% DN gặp khó khăn khi xin giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh ngành nghề có điều kiện, 29% DN gặp khó khăn khi xin giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật5.
Việc tiếp cận thông tin của DN vẫn chưa có nhiều cải thiện, vẫn có tới 69% DN cho biết cần có “mối quan hệ” để có được các tài liệu của tỉnh; 31% DN cho biết việc cung cấp thông tin, dữ liệu về đất đai không thuận lợi, nhanh chóng.