6. Kết cấu luận văn
2.3.2. Quá chú ý đến mục tiêu lợi nhuận
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vì lợi nhuận mà không chú ý tới đạo đức, sẵn sàng bất chấp tất cả vì lợi nhuận, thậm chí gây hại về sức khỏe, tính mạng của khách hàng. Tình trạng thực phẩm mất an toàn hiện đang là vấn đề đáng báo động, gây hoang mang trên thị trường, làm mất lòng tin và tổn hại sức khỏe của cộng. Các ví dụ điển hình như: Rau quả chứa hàm lượng chất bảo vệ thực vật, chất độc hại vượt quá liều lượng cho phép gấp hàng trăm lần, hàng loạt các cơ sờ sản xuất bún, miến sử dụng chất tẩy trắng Tinopal, một chất hóa học độc hại có thể gây ung thư, các sản phẩm thịt bị tiêm hóa chất, hoc-mon hay gần đây là hàng vạn con heo bị tiêm thuốc an thần trước khi đưa ra thị trường. Tình trạng doanh nghiệp thiếu trung thực trong sản xuất và kinh doanh cũng rất phổ biến. Ví dụ như năm 2006, hàng loạt công ty sữa phải công bố đã vi phạm quy cách giới thiệu sản phẩm sữa khi ghi trên nhãn mác của mình là “sữa tươi nguyên chất” hay “sữa tươi tiệt trùng” nhưng trên thực tế nguyên liệu sử dụng lại là sữa gầy. Hay năm 2013, hãng sữa Abbott Việt Nam đã phải thu hồi 12.927 thùng sữa Similac GaiPlus EyeQ dành cho trẻ em từ 1- 3 tuổi; công ty Danone Việt Nam thu hồi lô sữa Dumex Gold loại hộp 800g do nghi nhiễm khuẩn Clostridium botulinum từ đạm do công ty Fonterra cung cấp gây nôn mửa và tiêu chảy, và có thể dẫn tới bại liệt hoặc tử vong.
Có doanh nghiệp sản xuất không theo đúng thành phần nguyên liệu như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Tình trạng nhãn hàng vi phạm và quản cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra. Chẳng hạn như nhãn mỳ Omachi quảng cáo sợi mì của hãng có thành phần 100% là khoai tây tự nhiên, nhưng bên trong bao bì của gói mì, lượng bột khoai tây chỉ có 5%. Khoai tây trên thực tế cũng giống như
nhiều loại quả, củ cung cấp tinh bột khác đều gây nóng cho người sử dụng, nhưng quảng cáo mỳ khoai tây Omachi tạo cho người tiêu dùng nhận thức là ngoại trừ loại mì này, sử dụng loại khác đều bị nóng. Sự thiếu trung thực trong quản cáo tất cả vì sự cạnh tranh, nhằm giành lợi thế tăng thị phần và lợi nhuận của doanh nghiệp mà quên đi đạo đức của người làm kinh doanh.
Việc bằng mọi giá tìm lợi nhuận của một số doanh nghiệp, quyền và lợi ích của người tiêu dùng đang bị xâm hại một cách nghiêm trọng. Ví dụ điển hình là vụ việc gian lận trong việc bán xăng dầu bằng cách gắn chip điện tử nhằm lừa gạt thu lợi từ người tiêu dùng.
Ngoài ra, còn có nhiều doanh nghiệp lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng đối với một số nhãn hàng cụ thể mà dán nhãn mác sản phẩm của mình gần giống như nhãn mác của những sản phẩm đang thịnh hành trên thị trường. Điều này không chỉ vi phạm luật về sở hữu trí tuệ, luật cạnh tranh mà còn đánh lừa người tiêu dùng, gây nhầm lẫn khi họ mua sản phẩm. Ví dụ điển hình có thể thấy rõ đó là trên thị trường nước giải khát, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những chai nước khoáng Aquavitan, Aquaviva, ... nhái nhãn nước Aquavina của công ty Pepsi, hay những chiếc điện thoại Iphonee, Aphone, Bphone nhái thương hiệu iphone,....
Thực trạng doanh nghiệp ở Việt Nam tìm mọi cách để đạt được lợi nhận cao mà quên đi cả đạo đức kinh doanh cho thấy nhận thức về đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp còn non yếu và không hiểu được hết giá trị và vai trò của đạo đức trong kinh doanh. Mặc dù có thể đạt được lợi nhuận nhưng đó chỉ là những lợi ích ngắn hạn, nhưng kể cả khi doanh nghiệp thoát khỏi sự xử lý của pháp luật thì cái mà doanh nghiệp đánh mất đó chính là lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm của mình, đây chính là những lợi ích dài hạn mà doanh nghiệp đã đánh đổi để lấy được những lợi ích kinh tế về ngắn hạn trước đó. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của hệ thống mạng thông tin: Báo đài, internet, các mạng xã hội,.... Chỉ cần một thông tin về sản phẩm kém chất lượng, gây hậu quả nghiêm trọng cho người tiêu dùng và xã hội thì sản phẩm của doanh nghiệp đó, và chính doanh nghiệp sẽ bị người tiêu dùng tẩy chay và lên án. Điển hình là trường hợp của Công ty Tân
One có chứa dị vật. Hãng đã lờ đi những phản hồi của người tiêu dùng và xã hội, đưa ra những biện pháp xử lý không hợp tình hợp lý. Hậu quả là sản phẩm của hãng đã bị tẩy chay bởi một bộ phận lớn người tiêu dùng tại Việt Nam, và trở thành biểu tượng của những doanh nghiệp không lắng nghe người tiêu đùng. Những thiệt hại về kinh tể doanh nghiệp có thể bù đắp trong thời gian ngắn, nhưng những tổn hại về mặt hình ảnh, thương hiệu sẽ gây hậu quả nghiêm trọng hơn và trong dài hạn hơn rất nhiều.