6. Kết cấu luận văn
2.2.2. Thực trạng tuân thủ của các doanhnghiệp tại Việt Nam
2.2.2.1. Thống kê về mức độ tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, tổng số DN đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) do ngành Thống kê điều tra, cập nhật vào thời điểm 31/12/2017 trên phạm vi cả nước là 560.417 DN, tăng 11% so với thời điểm 31/12/2016.
Theo khu vực kinh tế: Tại thời điểm 31/12/2017 khu vực dịch vụ hiện có số DN đang hoạt động có kết quả SXKD nhiều nhất với 390.765 DN, tăng 10,3% so với cùng thời điểm năm 2016; khu vực công nghiệp và xây dựng có 164.189 DN, tăng 12,2%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có 5.463 DN, tăng 22,8%.
Theo loại hình DN: Khu vực DN nhà nước[3] có 2.486 DN đang hoạt động có kết quả SXKD (trong đó khu vực DN 100% vốn nhà nước có 1.204), chiếm 0,4% số DN cả nước, giảm 6,6% so với cùng thời điểm năm 2016; khu vực DN ngoài nhà nước có 541.753 DN, chiếm 96,7% số DN cả nước, tăng 10,9%; khu vực FDI có 16.178 DN, chiếm 2,9% số DN cả nước, tăng 15,5%.
Theo địa phương: Có 40 địa phương có tốc độ tăng số DN đang hoạt động có kết quả SXKD tại thời điểm 31/12/2017 so với thời điểm 31/12/2016 cao hơn mức bình quân chung của cả nước, trong đó: Bắc Giang tăng 33,7%; Hà Nam tăng 32%; Bắc Ninh tăng 28,6%; Hưng Yên tăng 28,2%; Hải Dương tăng 25,5%; Vĩnh Phúc tăng 25%...
Có 20/63 địa phương có tốc độ tăng số DN đang hoạt động có kết quả SXKD tại thời điểm 31/12/2017 so với thời điểm 31/12/2016 thấp hơn mức bình quân chung của cả nước, trong đó: Lai Châu tăng 1,4%; Hậu Giang tăng 1,8%; Đăk Nông tăng 2,1%; Kon Tum tăng 3,3%; Yên Bái tăng 3,4%... Có 3/63 địa phương có số DN đang hoạt động có kết quả SXKD tại thời điểm 31/12/2017 so với thời điểm 31/12/2016 giảm gồm: Hà Giang giảm 1,8%; Bà Rịa – Vũng Tàu giảm 1,3%; Điện Biên giảm 1,1%. 3
Với số lượng cả trăm ngàn doanh nghiệp đang hoạt động, việc thống kê chi tiết số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam tuân thủ pháp luật là một bài toán khó và hiện chưa có báo cáo nào trình bày chi tiết. Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng báo cáo thẻ điểm quản trị công ty cho các doanh nghiệp đã được niêm yết làm tài liệu nghiên cứu chính cho nội dung tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp Việt Nam.4
Hoạt động đánh giá quản trị công ty các doanh nghiệp tại Việt Nam đã có quá trình triển khai từ năm 2010 và được thực hiện hàng năm trong giai đoạn 2010 - 2012 trong khuôn khổ Dự án Thẻ điểm QTCT Việt Nam, với hỗ trợ của Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) và Diễn đàn QTCT toàn cầu (GCGF).
Việt Nam cũng đã tham gia sáng kiến cải thiện QTCT các doanh nghiệp niêm yết khu vực ASEAN trong khuôn khổ Dự án Thẻ điểm QTCT ASEAN của Thị trường vốn khu vực ASEAN (ACMF), với hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và IFC từ năm 2012.
Bên cạnh đó, giải thưởng Báo cáo thường niên (Annual Report Awards) được thực hiện từ năm 2008, đem lại nhiều tiếng vang, có ý nghĩa lớn và được thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam hưởng ứng. Giải thưởng này liên tục được phát triển, đưa
nhiều thành tố quan trọng của phát triển bền vững vào xem xét, đánh giá, tạo động lực để doanh nghiệp liên tục cải thiện và tăng cường cam kết phát triển bền vững.
Năm 2018, Cuộc bình chọn Báo cáo thường niên đổi tên thành Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (Vietnam Listed Company Awards), với nội dung đánh giá QTCT được thực hiện như một nỗ lực trực tiếp đánh giá các khía cạnh QTCT của doanh nghiệp niêm yết Việt Nam.
Và cũng từ năm 2018, lần đầu tiên tất cả gần 500 doanh nghiệp niêm yết trong bộ chỉ số VNX-All share có tính đại diện cho vốn hóa của toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam được đưa vào đánh giá.
Với các kết quả đánh giá của hai thẻ điểm QTCT trước đây, đặc biệt là từ thẻ điểm QTCT ASEAN, có thể thấy khoảng cách lớn về quản trị của doanh nghiệp Việt Nam so với các doanh nghiệp trong khu vực cũng như so với yêu cầu quản trị tốt của nhà đầu tư quốc tế. Thực tế này đặt ra yêu cầu nâng cao thực hành QTCT tốt trong toàn thị trường các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam.
Hình 2. 1 Cấu trúc bộ tiêu chí đánh giá quản trị công ty năm 2018
Danh sách các doanh nghiệp niêm yết đánh giá năm 2018 bao gồm 485 doanh nghiệp niêm yết của VNX Allshare kỳ tháng 4/2018. Phân nhóm theo quy mô vốn hoá, mẫu đánh giá gồm 485 doanh nghiệp niêm yết này được phân thành 3 nhóm: nhóm doanh nghiệp niêm yết có quy mô lớn (gồm 50 doanh nghiệp), nhóm doanh nghiệp niêm yết có quy mô vừa (gồm 150 doanh nghiệp) và nhóm doanh nghiệp niêm yết có quy mô nhỏ (gồm 285 doanh nghiệp). Tổng giá trị vốn hoá của 485 doanh nghiệp niêm yết tại thời điểm 23/4/2018 là 2.895.009 tỷ đồng, chiếm 91% tổng giá trị vốn hóa của toàn bộ doanh nghiệp niêm yết trên 2 sở giao dịch.
Biểu đồ phân bố điểm QTCT cho thấy một bức tranh tổng quát về tình hình đáp ứng chuẩn mực đánh giá QTCT theo bộ tiêu chí QTCT của Việt Nam (VCGS) năm 2018.
Sơ đồ 2.1 Phân bố số lượng doanh nghiệp ở các mức điểm QTCT từ thấp đến cao
Theo sơ đồ 2.2, với thang điểm đánh giá từ 0 - 104 điểm, phần lớn doanh nghiệp đạt điểm trong khoảng 50 - 70 điểm. Có tổng cộng 335 doanh nghiệp đạt mức điểm từ 50 - 70 điểm, chiếm 70% tổng số doanh nghiệp được đánh giá. Số doanh nghiệp đạt điểm trên 70 điểm là 17 doanh nghiệp, chiếm gần 4% tổng số doanh nghiệp được đánh giá.
Điều này cho thấy, với bộ tiêu chí QTCT Việt Nam, các doanh nghiệp niêm yết cần có nhiều cố gắng để đạt được các mức điểm cao về QTCT, ngay cả đối với nhóm doanh nghiệp có điểm cao nhất hiện đang nằm ở khoảng điểm 75 - 80 điểm.
Sơ đồ 2.2 Tháp quản trị công ty tốt gồm các nhóm DN đạt các cấp độ QTCT
Theo sơ đồ 2.3, phân nhóm doanh nghiệp theo các nhóm điểm, nhóm đi đầu là 17 doanh nghiệp đạt điểm trên 70, doanh nghiệp nhóm đáng khen gồm 97 công ty có mức điểm từ 60 - 70 điểm, nhóm khích lệ gồm 238 công ty có mức điểm từ 50 - 60 điểm và nhóm cơ bản gồm 133 công ty có mức điểm ít hơn 50 điểm.
Như vậy, việc đáp ứng tốt QTCT theo tiêu chuẩn thẻ điểm QTCT của Việt Nam (VCGS) vẫn còn là thách thức đối với không ít doanh nghiệp niêm yết. Trong số các doanh nghiệp được đánh giá, số lượng doanh nghiệp đạt điểm dưới trung bình là 133 doanh nghiệp, chiếm hơn 1/4 các doanh nghiệp được đánh giá.
VCGS được xây dựng dựa trên các chuẩn mực quản trị luật định (các câu hỏi tuân thủ trong thẻ điểm) và các chuẩn mực quản trị tiến bộ (các câu hỏi thông lệ trong thẻ điểm).
Kết quả đánh giá cho thấy, ở phần tuân thủ, doanh nghiệp niêm yết đạt được điểm trung bình là 45,1 điểm (trên mức điểm tối đa của phần tuân thủ là 70 điểm), tức đạt được 64,4% yêu cầu tuân thủ. Tuy nhiên, mức độ đáp ứng các thông lệ quốc
thông lệ, tức đạt 31,7% yêu cầu của thông lệ tốt (phần thông lệ có điểm tối đa là 30 điểm).
Sơ đồ 2.3 Tổng quan tỷ lệ đáp ứng yêu cầu QTCT phân theo các yêu cầu Tuân thủ và Thông lệ
Ở các tiêu chuẩn cấp 2 - đáp ứng thông lệ tốt, kết quả cho thấy, có doanh nghiệp đáp ứng được cao nhất các yêu cầu thông lệ tốt và đạt 4 điểm, có doanh nghiệp bị mất nhiều nhất là 5 điểm do vi phạm các lĩnh vực trọng yếu. Trung bình các doanh nghiệp mất 0,2 điểm ở phần tiêu chí cấp 2 này.
Đây là bằng chứng cho thấy, cần tiếp tục thúc đẩy quản trị tốt theo thông lệ quốc tế ở các doanh nghiệp Việt Nam để doanh nghiệp có thể đạt điểm cao hơn ở phần tiêu chuẩn cấp 2. Đây cũng là lĩnh vực mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác được khi được so sánh với các doanh nghiệp ASEAN khác trong khu vực trong Bộ tiêu chuẩn đánh giá QTCT ASEAN.
Các doanh nghiệp Việt Nam còn xa lạ với các thông lệ quản trị tiến bộ. Việc phổ biến cũng như hỗ trợ triển khai các thông lệ này là việc làm cần thiết, bên cạnh các nỗ lực thúc đẩy tuân thủ và đáp ứng các yêu cầu quản trị căn bản.
Điểm trung bình QTCT của toàn bộ các doanh nghiệp được đánh giá đạt 54,33 điểm, tức đạt 52,2% so với thang điểm tối đa có thể đạt được (điểm tối đa là 104
điểm). Doanh nghiệp có điểm QTCT cao nhất là 78,7 điểm (đạt 75,6% thang điểm tối đa), doanh nghiệp có điểm QTCT thấp nhất là 16 điểm (đạt 15,38% thang điểm tối đa).
2.2.2.2. Một số trường hợp điển hình về không tuân thủ pháp luật tại Việt Nam
a) Vụ việc EU rút thẻ vàng đối với thủy sản Việt Nam
Ngày 23/10/2017, Ủy ban châu Âu cảnh báo thẻ vàng đối với hoạt động khai thác hải sản bất hợt pháp, không báo cáo và không theo quy định của Việt Nam (khai thác IUU) và đưa ra các khuyến nghị chính thức để Việt Nam tổ chức triển khai thực hiện nhằm cải thiện công tác quản lý nghề cá.
Khi bị cảnh báo thẻ vàng, sản phẩm thủy sản từ khai thác của Việt Nam đã và đang bị kiểm tra rất chặt. Toàn bộ lô hàng xuất khẩu sang thị trường châu Âu đều bị kiểm tra. Nếu không giải quyết được các vấn đề về khai thác IUU, Việt Nam sẽ bị xác định là quốc gia không hợp tác và có thể sẽ bị áp dụng biện pháp thẻ đỏ. Trường hợp bị áp dụng biện pháp thẻ đỏ, tất cả sản phẩm thủy sản từ khai thác của Việt Nam sẽ bị cấm xuất khẩu vào EU. Không những vậy, châu Âu là thị trường tín chỉ nên các thị trường khác có thể sẽ áp dụng biện pháp tương tự với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, khi bị cảnh báo thẻ vàng, các quốc gia phải nỗ lực thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU để gỡ cảnh báo thẻ vàng của Ủy ban châu Âu.
Kể từ khi Việt Nam bị EU phạt thẻ vàng IUU (tháng 10.2017), giá trị xuất khẩu hải sản sang thị trường này đã giảm nhiều. Cụ thể năm 2018, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 390 triệu USD, giảm 7% so với năm 2017. Trong 8 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hải sản sang EU đạt 251 triệu USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó giảm chủ yếu ở sản phẩm cá ngừ bị giảm 6,3%, mực và bạch tuộc giảm 13%... Thị trường EU từ vị trí thứ 2 trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã tuột xuống vị trí thứ 5. Điều này được VASEP nhấn mạnh là do tác động từ thẻ vàng IUU.
VASEP dự báo việc xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU từ nay đến cuối năm 2019 sẽ tiếp tục giảm do xuất khẩu tôm giảm và thẻ vàng tiếp tục tác động đến xuất khẩu các mặt hàng hải sản như mực, bạch tuộc, cá ngừ và cá biển khác. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU cả năm 2019 sẽ đạt khoảng 1,35 tỉ USD, giảm 8% so với năm trước. Trong đó xuất khẩu cá ngừ giảm 5%, mực và bạch tuộc giảm 13%, tôm giảm 17%. Riêng xuất khẩu một số mặt hàng hải sản như cá biển và hải sản khác vẫn tăng 11% nên kim ngạch xuất khẩu hải sản vẫn duy trì tương đương năm vừa qua, đạt gần 390 triệu USD.
Tháng 5/2018, Đoàn Thanh tra của Tổng vụ các vấn đề về biển và thuỷ sản của Ủy ban châu Âu sang làm việc tại Việt Nam để kiểm tra tình hình triển khai thực hiện các khuyến nghị và dự kiến cuối tháng 5, đầu tháng 6/2019 đoàn tiếp tục vào kiểm tra thực hiện bốn nhóm khuyến nghị đề nghị Việt Nam tiếp tục khắc phục để chống khai thác IUU gồm: khung pháp lý; hệ thống theo dõi, giám sát và kiểm soát hoạt động tàu cá; thực thi pháp luật; và truy xuất nguồn gốc thuỷ sản từ khai thác. Nếu kết quả kiểm tra trên thực tế của Tổng vụ này không đáp ứng được các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu thì Việt Nam sẽ có nguy cơ cao bị áp dụng biện pháp thẻ đỏ.
Ngay sau khi Ủy ban châu Âu cảnh báo thẻ vàng đối với Việt Nam, các giải pháp quyết liệt đã được chỉ đạo để khắc phục các khuyến nghị và đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, hiện trạng chống khai thác IUU của Việt Nam trên thực tế chưa được cải thiện đáng kể. Sự chỉ đạo của các cấp, các ngành tại địa phương chưa thực sự quyết liệt, xử lý vi phạm chưa nghiêm.
Công tác thực thi pháp luật để đảm bảo việc ngăn chặn tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản trái phép tại vùng biển nước ngoài chưa hiệu quả. Tình trạng tàu cá vi phạm tại vùng biển nước ngoài vẫn còn diễn biến phức tạp. Hệ thống giám sát tàu cá chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác kiểm soát tàu cá ra, vào cảng còn hạn chế. Việc xác nhận, chứng nhận sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác còn nhiều sai sót.
Theo thông tin từ Tổng cục Thủy sản, trong năm 2018 đã xảy ra 85 vụ/137 tàu vi phạm vùng biển nước ngoài, tăng 28 vụ/46 tàu so với năm 2017, tập trung tại các nước gồm: Thái Lan, Malaysia, Philippines, Campuchia, Indonesia, Brunei.
Từ đầu năm 2019 đến nay, tình hình tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài vẫn tiếp tục xảy ra và diễn biến phức tạp, đã xảy ra 16 vụ/26 tàu vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài; các tỉnh có nhiều tàu cá bị nước ngoài bắt giữ, xử lý gồm: Kiên Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Định, Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu, Bình Thuận. (Quỳnh Chi, 2019)
Ông Hùng lý giải, các biện pháp xử phạt đối với chủ tàu, thuyền trưởng có tàu cá khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài thực hiện còn chưa nghiêm, nhiều địa phương chưa xử phạt hoặc xử phạt không đáng kể so với số vụ việc vi phạm.
Hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát vùng biển do địa phương quản lý để xử lý các hành vi khai thác IUU trong nước chưa đáp ứng yêu cầu, nên tình trạng khai thác IUU ở vùng biển ven bờ vẫn còn diễn ra phổ biến. Tuy nhiên, việc kiểm tra và xử lý vi phạm theo đại diện lãnh đạo một số tỉnh thành là còn gặp nhiều khó khăn do không biết phải xử phạt ai, là chủ tàu hay ngư dân vì chủ tàu có thể ngồi trên bờ chứ không ra biển. Phạm vi quản lý tàu bè hoạt động trên biển lại vô cùng mênh mông.
Trong đó, tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Luật Thuỷ sản, trọng tâm là các nội dung liên quan tới chống khai thác IUU. Tăng cường tuần tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật; phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm tàu cá, ngư dân có dấu hiệu vi phạm vùng biển nước ngoài. Đồng bộ hoá cơ sở dữ liệu nghề cá VN-FISHBASE trong tháng 5/2019.
b) Vụ việc thủy sản Việt Nam vi phạm về dư lượng kháng sinh, hóa chất độc hại
Mới đây EU đã cảnh báo về tình trạng dư lượng thuốc kháng sinh trong mặt hàng thủy sản tại Việt Nam. Theo cục Quản lý chất lượng Nông Lâm và Thủy sản, ngày 13/05/2016, Tổng vụ sức khỏe và An toàn thực phẩm (DG-SANTE), Ủy ban
châu Âu (EC) đã có thông tư Areas(2016)2253381 gửi Cục thông báo phía Việt Nam vẫn chưa khắc phục thực sự hiệu quả đối với việc lạm dụng hóa chất kháng sinh trong sản phẩm thủy sản.
EU đưa ra thông báo các cơ sở chế biến thủy sản của Việt Nam sẽ bị EU đưa ra khỏi danh sách các cơ sở chế biến thủy sản được phép nhập khẩu vào thị trường này trong trường hợp có lô hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường này bị cảnh báo hóa chất kháng sinh cấm có quy định tại phụ lục 2, quy định EU số 37/2010. Ngoài