7.3.3 BÀI TẬP LUYỆN TẬP (Học sinh tự giải) Đề 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi Đề 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa, Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
61
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa”.
Câu 1. Đêm hội đuốc hoa hiện lên qua những hình ảnh nào?
Câu 2. Các từ “xiêm áo”, “khèn”,“man điệu”, “e ấp” có vai trị gì trong việc thể
hiện những hình ảnh vẻ đẹp văn hố miền núi và tâm trạng người lính Tây Tiến?
Câu 3. Xác định phép điệp trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng. Câu 4. Câu thơ Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa được sử dụng nghệ thuật gì?
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
Đề 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi
"Tây Tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thẳm một chia phôi Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xi".
Câu 1: Cho biết vị trí của đoạn thơ trên trong bài Tây Tiến của Quang Dũng?
Câu 2: Anh/chị hiểu 2 từ Tây Tiến (có bản viết Tây tiến) trong đoạn thơ trên nghĩa là
gì? Chữ Tiến có nên viêt hoa khơng? Tại sao?
Câu 3: Anh/chị hiểu Sầm Nứa trong câu thơ “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xi" là gì ? Câu 4: Ở khổ thơ một có những tính từ mang tính tạo hình như khúc khuỷu, thăm
thẳm, heo hút, nghĩa là khổ thơ đang vẽ ra cái thế hiểm trở của đèo dốc, của đường
rừng, Theo anh/chị, từ láy thăm thẳm trong câu thơ “Đường lên thăm thẳm một chia
phơi” có cùng ý nghĩa như vậy không?
Đề 3: Trong bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã miêu tả con đường hành quân của người lính:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Và:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa
(Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD Việt Nam 2016, tr 88&89)
Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên ở hai đoạn thơ trên, từ đó nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến.
62
Đề 4: Trải dài trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng là một nỗi nhớ, có khi nhà thơ nhớ
về:
“Sơng Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Và cũng có khi đối tượng của nỗi nhớ lại là:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm théé́t Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
Anh/chị hãy ảm nhận về hai đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền thiên nhiên núi rừng miền Tây dữ dội mà mĩ lệ.
Đề 5: Trong tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh có đoạn:
“Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành
một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 41)
Trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng có đoạn:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 89)
Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn trích trên.
Đề 6: Nhận xét về bài thơ "Tây Tiến", có ý kiến cho rằng: "Bài thơ là nỗi niềm hoài niệm
của Quang Dũng về con đường hành quân giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng thật thơ mộng, trữ tình". Ý kiến khác lại cho rằng: "Bài thơ là những hồi ức của nhà thơ vế hình ảnh người chiến binh những năm đầu kháng chiến chống Pháp gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng". Em hãy cảm nhận các ý kiến trên.
8.Những thông tin cần được bảo mật (Không) 9.Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Giáo viên tận tâm với nghề, không ngừng học hỏi, trau dồi năng lực, chuyên môn để nâng cao chất lượng giảng dạy.
-Học sinh say sưa, hứng thú với môn học; ôn tập kiến tức và luyện tập thực hành làm đề. Chuẩn bị đầy đủ sách vở và các đồ dùng học tập.
- Cơ sở vật chất đảm bảo: phòng học, máy chiếu, âm thanh,… 63
10. Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến
Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh ôn thi THPT quốc gia bài thơ Tây
Tiến của Quang Dũng đã được người viết áp dụng vào công tác ôn thi THPT Quốc gia
năm học 2019-2020 của nhà trường và bước đầu đã tạo được những kết qủa đáng ghi nhận như sau: học sinh có ý thức, nhiệt tình và hứng thú với môn học; phần lớn học sinh biết cách làm văn nghị luận văn học theo từng kiểu bài, khơng cịn lối viết văn chung chung, diễn xuôi câu thơ; điểm số môn học Ngữ văn cũng được nâng lên khi các em đã có những suy nghĩ sâu sắc về bài thơ trong sự đối chiếu so sánh với những bài thơ khác cùng đề tài trong chương trình, cũng như có những cách diễn đạt mới mẻ, ấn tượng. Cụ thể 100% học sinh đạt điểm từ trung bình đến khá, giỏi.
Trong quá trình sử dụng để dạy học cho nhiều đối tượng khác nhau, chuyên đề sẽ tiếp tục được bổ sung, sửa đổi để hồn chỉnh hơn. Người viết ln hy vọng, chun đề này sẽ mang đến nhiều lợi ích cho bộ mơn Ngữ văn cũng như học sinh của nhà trường. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu:
Số Tên tổ
TT chức/cá nhân
1 Lớp 12A1
2 Lớp 12A5
Nguyễn Thị Anh Đào
64