Câu hỏi tu từ liên tiếp được đặt ra: Có nhớ, có thấy gợi ra tâm trạng bâng khuâng, xa

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) hướng dẫn học sinh ôn thi trung học phổ thông quốc gia bài thơ tây tiến của quang dũng (Trang 26 - 28)

vắng, lưu luyến và đầy tiếc nuối. Dường như chiều sương ấy với hồn lau nẻo bến bờ,

dáng người trên độc mộc luôn trở thành nỗi nhớ, niềm thương của người ra đi vậy!

c. Đánh giá chung đoạn thơ: * Nghệ thuật: thơ: * Nghệ thuật:

Nhà văn Nga Lêơnit Lêơnơp có viết:

“Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung”.

Đúng vậy! Đoạn thơ trên với những thành công về nghệ thuật làm lay động lòng người. Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Quang Dũng lãng mạn, tài hoa ở thể thơ thất ngôn trường thiên, bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn, cách xây dựng hình ảnh, ngơn ngữ tài hoa, độc dáo, giàu hình ảnh, giàu liên tưởng: bừng lên, đuốc hoa,

hôn lau, đong đưa…Giọng điệu: nét nổi bật của Tây Tiến là những câu thơ giàu nhạc

tính, nhẹ nhàng êm ả.

* Nội dung:

- Đoạn thơ tả cảnh sinh hoạt và thiên nhiên nhưng tác giả không tả mà chỉ gợi, chỉ ghi lại những nét phóng túng, tự nhiên nhưng đó là những nét thần nên làm sống dậy đường nét, hình dáng và cả khơng khí.

- Đoạn thơ đã đưa người đọc vào thế giới âm nhạc và thiên nhiên thơ mộng để cùng say mê, ngây ngất với tâm hốn chiến sĩ Tây Tiến trước vẻ đẹp vừa kì bí vừa hấp dẫn nơi xứ lạ phương xa. Đồng thời những câu thơ này còn giúp ta hiểu thêm tài năng nghệ thuật của Quang Dũng và sức sống của bài thơ Tây Tiến.

3. Nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến

- Vẻ đẹp lãng mạn: vẻ đẹp lãng mạn thể hiện trên những phương diện cái tơi trữ tình tràn đầy tình cảm, cảm xúc, phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng những yếu tố cường điệu, thủ pháp đối lập để tô đậm cái phi thường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về cái hào hùng, tuyệt mĩ. Vẻ đẹp lãng mạn thể hiện ở cảm hứng hướng tới cái cao cả, sẵn sàng hi sinh cho lí tưởng chung của dân tộc, thể hiện ở vẻ đẹp tâm hồn hào hoa thơ mộng.

- Vẻ đẹp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến:

+ Qua đoạn thơ ngắn, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy vẻ đẹp lãng mạn của thơ QD nói chung và bài thơ Tây Tiến nói riêng. Bức chân dung của người lính TT được đặt trong khung cảnh thiên nhiên vừa hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội lại vừa hết sức thơ mộng, .

24

+Bài thơ hiện lên một "cái tôi" hào hoa, thanh lịch giàu chất lãng mạn, với khả năng cảm nhận một cách tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người, đồng thời lại rất mực hồn nhiên, bình dị, chân thật.

+Vẻ đẹp lãng mạn đã chi phối bài thơ Tây Tiến, từ ngôn ngữ, giọng điệu đến hình tượng người lính. Điều dó cũng góp phần khẳng định Quang Dũng là một nghệ sĩ tài hoa. Sáng tạo của người nghệ sĩ trong nghệ thuật không chỉ khơng lặp lại người khác mà cịn khơng lặp lại chính mình.

3. Kết bài:

Đoạn thơ là dịng hồi niệm của Quang Dũng về những kỉ niệm năm xưa, làm sống dậy những phút giây bình n hiếm có của thời chiến tranh. Đó là hình ảnh người lính Tây Tiến trong đêm liên hoan văn nghệ thấm đẫm tình quân dân, bức tranh thiên nhiên miền Tây hoang sơ, mĩ lệ, con người miền Tây Bắc với những nét đẹp văn hóa mang màu sắc xứ lạ. Đặc biệt là bốn câu thơ sau, tác giả như đưa người đọc vào thế giới cổ tích với dịng sơng huyền thoại, với thế giới của cái đẹp, của cõi mơ, của âm nhạc du dương; chất thơ, chất họa. chất nhạc thấm đẫm, quyện hịa đến mức khó mà tách biệt.

Nhận xét về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ này Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng:

Đọc đoạn thơ này, ta như lạc vào thế giới của cái đẹp, của cõi mơ, của cõi nhạc.

Đề 3: Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Từ đó nhận xét ngắn gọn về tinh thần bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ.

“Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc Qn xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

I. Mở bài

“Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ Tươi như cánh nhạn lai bồng… “Khi Tổ Quốc cần họ biết sống xa nhau””

(Cuộc chia ly màu đỏ – Nguyễn Mỹ)

Chiến tranh đi qua đã để lại cho chúng ta hoài niệm về những tháng năm khơng thể nào qn, đó là khi con người ta nhận ra sứ mệnh của mình sinh ra là để chiến đấu, là để báo thù, đó là những con người sẵn sàng gác lại tuổi trẻ, việc học hành, tình cảm cá nhân vị kỉ để đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc. Những con người ấy đã đi vào trong thơ ca, nghệ thuật như những huyền thoại của thế kỉ 20 mà nhà thơ Quang Dũng đã thể hiện thật xuất

25

sắc thơng qua lăng kính lãng mạn nhưng vẫn đậm chất hiện thực của mình trong bài thơ

Tây Tiến. Tác phẩm đã khắc họa thành cơng hình ảnh người lính Tây Tiến trong những

năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ. Ấn tượng sâu đậm nhất trong ta là đoạn thơ thứ ba của thi phẩm. Đoạn thơ đã khắc họa nên bức chân dung tập thể người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa thấm đẫm chất bi tráng:

“Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc …………………….

Sơng Mã gầm lên khúc độc hành”

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) hướng dẫn học sinh ôn thi trung học phổ thông quốc gia bài thơ tây tiến của quang dũng (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w