III. Kết bài: Đánh giá vấn đề
2. nghĩa của hình tượng.
- Có ai đó nói rằng: Lịch sử dân tộc không bao giờ lặp lại cái thời thơ mộng, lãng mạn,
hào hùng như thế trong một hồn cảnh khó khăn gian khổ, khốc liệt như vậy. Vì thế, sự
tồn tại của bài thơ là cần thiết, sức sống của hình tượng người lính Tây Tiến là khơng thể phủ nhận.
- Vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ giúp mỗi chúng ta hôm nay thêm hiểu và càng tự hào về dân tộc trong quá khứ. Điều đó ý nghĩa hơn là giúp mỗi chúng ta nhận rõ hơn trách nhiệm của bản thân trước hiện tại và tương lai đất nước.
Đề 3: Vẻ đẹp ngôn ngữ trong bài thơ Tây
Tiên 1. Mở bài.
-Quang Dũng là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam thời chống Pháp (1946-1954). Thơ Quang Dũng hấp dẫn người đọc bởi hai nguồn thi cảm: tình yêu đất nước, quê hương và khát vọng lên đường. Tiếng nói trữ tình ấy lại được biểu hiện bằng hệ thống nghệ thuật hài hòa hai yếu tố cổ điển và hiện đại, giàu chất họa, chất nhạc, chan chứa nguồn chân cảm.
- Tấy Tiến là một trong những thi phẩm tiêu biểu nhất của đời thơ Quang Dũng. Bài thơ ra đời từ những cảm nghĩ, kỉ niệm xúc động của Quang Dũng về vùng đất miền Tây và
50
đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian xa cách. Tác phẩm là một bức họa bằng ngôn từ về bức tranh thiên nhiên cuộc sống miền Tây hùng vĩ, dữ dội mà mĩ lệ, nên thơ. Đó là nền để nhà thơ khắc họa tượng đài nghệ thuật về đồn qn Tây Tiến trong sự hài hịa vẻ đẹp vừa thật hào hùng vừa rất đỗi hào hoa.
- Đến với thi phẩm, người đọc được say mê khám phá vẻ đẹp của cơng trình nghệ thuật ngơn từ mà Quang Dũng- một nhà thơ tài hoa đã tâm huyết tạo nên.