III. Kết bài: Đánh giá vấn đề
b. Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ
1.Vẻ đẹp hào hùng (phân tích những câu thơ diễn tả vẻ đẹp hào hùng ở đoạn 1 và 3)
- Vẻ đẹp hào hùng của hình tượng người lính Tây Tiến được khắc họa tập trung trong tương quan với khung cảnh thiên nhiên miền Tây hiểm trở, dữ dội, hùng vĩ.
- Những biểu hiện cụ thể:
+ Vẻ đẹp lí tưởng yêu nước cao cả: Trên nền thiên nhiên ấy, nhà thơ khắc họa sống
động vẻ đẹp lí tưởng yêu nước cao cả của người lính. Câu thơ Chiến trường đi chẳng tiếc
đời xanh chỉ có bảy tiếng những đã kết tinh được vẻ đẹp lí tưởng yêu nước của những
chàng trai thanh niên Hà Nội. Câu thơ đó vang lên như một lời thề. Giọng thơ pha chút ngang tàng, ngạo nghễ. Đúng là giọng điệu của bậc trượng phu coi cái chết nhẹ tựa lơng hồng. Họ mang cái chí của nam nhi thời loạn, tự nguyện xếp bút nghiên ra xa trường, coi gian nan là nợ anh hùng phải vay nên sẵn sàng dấn thân cho Tổ quốc Tuổi xanh chẳng
tiếc sá chi bạc đầu (Tố Hữu). Lời thơ nhắc ta nhớ đến câu thơ của Chính Hữu Gian nhà khơng mặc kệ gió lung lay. Đối với người nơng dân, cịn gì q giá hơn ngơi nhà, mảnh
ruộng, vậy mà vì Tổ quốc, họ tự nguyện hiến dâng. Những người lính ấy, tuy xuất thân khác nhau nhưng vẫn chung cách nói ngang tàng, chung một thái độ đầy dứt khốt, quyết tâm dấn thân, xả thân vì cuộc kháng chiến. Sâu xa là cùng chung lí tưởng cứu nước
Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
+ Vẻ đẹp ý chí, quyết tâm và nghị lực đối mặt, vượt lên mọi thử thách: Có lí tưởng
cao đẹp như ngọn lửa soi đường, người lính Tây Tiến được tiếp thêm sức mạnh để có ý chí, quyết tâm và nghị lực đối mặt, vượt lên mọi thử thách. Cuộc hành quân vạn lí trường chinh về miền Tây quả là một thách thức với người lính nhất là những người lính xuất thân từ lớp thanh niên, trí thức Hà Nội. Biết bao khó khăn chồng chất: sự hiểm trở của địa hình, sự oai linh của chốn rừng thiêng nước độc, sự rình mị của thú dữ; sự dãi dầu của thân xác trong một thời gian dài dằng dặc (Đoạn thơ đầu); sự hoành hành của bệnh tật nơi lam sơn chướng khí (Đoạn 3)...Vậy mà, những người lính ấy khơng hề nản chí, chùn bước.
+ Đối mặt với cái chết: Nhờ có nghị lực, ý chí phi thường, vẻ đẹp hào hùng của người
lính mới càng tỏa sáng, ngời lên khi đối mặt với cái chết - thử thách nghiệt ngã nhất. Trong bài thơ, tác giả khơng ít lần nhắc đến cái chết - sự thật tàn khốc của chiến tranh
Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời; Rải rác biên cương mồ viễn xứ; Áo bào thay chiếu anh về đất, hồn về. Song qua cái nhìn đầy chất men say lãng
mạn, cách thể hiện giàu chất sử thi của người viết, ấn tượng hãi hùng, nặng nề về cái chết đã được thay thế bằng ấn tượng thật tự hào, nhẹ nhõm, thư thái, thanh thản. Với Quang Dũng, với những người lính Tây Tiến, khi ngã xuống là lúc được trở về với vòng tay bao bọc, chở che ấm áp, bao dung của đất Mẹ. Bởi thế chăng mà nhà thơ đã tiễn đưa những
48
đồng đội hi sinh bằng câu thơ thấm đẫm tinh thần bi tráng Sông Mã gầm lên khúc độc
hành? Dịng sơng Mã đã trở thành con chiến Mã, gầm lên khúc độc hành bi phẫn làm
kinh động cả chốn rừng thiêng. Lời như làm sống lại cái khơng khí chiến trận trong những bản anh hùng ca thời cổ. Có lẽ vì vậy mà hơm nay đọc lại những thấy tiếc thương, tự hào, kiêu hãnh chứ khơng chìm trong buồn đau, chán nản, bi quan.
=> Người lính Tây Tiến qua hồi tưởng của nhà thơ hiện ra kì vĩ, oai phong, kiêu dũng, thật hào hùng, bi tráng.