Phân tích, cảm nhận sự hy sinh của hình tượng người lính Tây Tiến * Luận điểm 1: Sự hy sinh ở đoạn thơ thứ nhất

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) hướng dẫn học sinh ôn thi trung học phổ thông quốc gia bài thơ tây tiến của quang dũng (Trang 42 - 44)

- Quang Dũng đã phát huy sức mạnh của thủ pháp tương phả n đối lập, một trong những

b. Phân tích, cảm nhận sự hy sinh của hình tượng người lính Tây Tiến * Luận điểm 1: Sự hy sinh ở đoạn thơ thứ nhất

- Lời dẫn: Trong chiều dài nỗi nhớ về đoàn quân Tây Tiến, QD đã nói rất nhiều về

những gian khổ, mất mát, hi sinh.

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời !”

- Hoàn cảnh:

Hồn cảnh để cho ngưới lính xuất hiện trong hai câu thơ là núi rừng miền Tây hoang sơ dữ dội với núi cao vực sâu, với sương rừng mưa núi, với thú dữ thác gầm. Đó là con đường hành quân đầy gian khổ và hiểm nguy.

- Phân tích:

+ Một trong những lí do khiến bài thơ Tây Tiến chịu số phận thăng trầm là bởi Quang Dũng đã dám nói về cái chết, nói về sự kiệt sức và bất lực. Nhưng người ta quên mất rằng Quang Dũng miêu tả sự hi sinh nhưng khí lực của câu thơ vẫn vơ cùng mạnh mẽ. +Cách nói anh bạn và từ láy dãi dầu: Ngay khi nói về gian khó, Quang Dũng vẫn chọn

được 1 giọng điệu lãng tử để bộc lộ cốt cách hiên ngang của những chàng trai Hà Nội. Cách gọi anh bạn bớt đi sự trang trọng để được thêm rất nhiều sự dung di, thân tình. Từ láy “dãi dầu” là sự khái quát bao mưa nắng, nếm mật nằm gai mà người lính đã trải qua.

+Cụm từ Khơng bước nữa: Vậy mà cách diễn đạt của nhà thơ lại đầy chủ động “không

bước nữa”, trong khi thực tế phải là không thể bước hoặc không bước được. Sự bất lực,

bị động, buông xuôi đã bị thế chỗ bởi vẻ ngang tàng và sự kiêu hùng.

+Nghệ thuật nói giảm nói tránh đã làm cho câu thơ giảm đi đau thương mà thay vào đó là sự bi tráng, hào hùng.Người đọc hình dung việc gục lên súng mũ bỏ quên đời, chỉ như một giây phút thiếp đi giữa chặng đường mệt mỏi. Người lính ra đi mà như đi vào giấc ngủnhẹ nhàng.

=> Sự hi sinh của những ngưới lính thanh thản như các tráng sĩ thủa xưa “coi cái chết nhẹ tựa lông hồng”.

* Luận điểm 2: : Sự hy sinh ở đoạn thơ thứ hai

- Lời dẫn: Sự hi sinh đó cịn được Quang Dũng nhắc đến ở đoạn thơ thứ hai: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sơng Mã gầm lên khúc độc hành”

- Hồn cảnh:

39

Trước đó, nhà thơ Quang Dũng đã để lính Tây Tiến xuất hiện với một dáng vẻ kì dị, khác thường mà vẫn oai phong lẫm liệt “Tây tiến … hùm”, với một tâm hồn sục sơi ý chí chiến đấu mà vẫn lãng mạn hào hoa “ Mắt…thơm”. Thế rồi bất chợt giọng thơ trùng xuống, Chân dung người lính khép lại trong vẻ đẹp của sự hy sinh.

- Phân tích

+Đọc câu thơ đầu tiên, chúng ta khơng khỏi xót xa cho những nấm mồ hoang lạnh nằm rải rác nơi ngóc núi chân đèo, không người thăm viếng, chẳng bao giờ được trở về quê hương.

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Quang Dũng không né tránh hiện thực về những mất mát hi sinh. Những nấm mồ vô danh mọc lên rải rác theo biên giới như một minh chứng cho sự tàn khốc của chiến tranh.Câu thơ trầm xuống xốy vào lịng người đọc nỗi buồn thương vơ hạn.

+Thế nhưng ở câu sau nhà thơ lại khẳng định một cách mạnh mẽ khí phách của tuổi trẻ: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

Nếu như Hình ảnh ẩn dụ Đời xanh chỉ tuổi trẻ của con người, thì cụm từ chẳng tiếc lại thể hiện được thái độ dứt khốt, tự nguyện cùng tinh thần xả thân vì nước của người chiến sĩ. Đó là hào khí chung của thời đại, là âm hưởng của lời thề:

“Đồn vệ quốc qn 1 lần ra đi Nào có sá chi đâu ngày trở về”.

Nhà thơ Thanh Thảo sau này viết 1 cách day dứt và ám ảnh hơn:

“Chúng tơi đã đi khơng tiếc tuổi của mình Nhưng tuổi hai mươi làm sao anh không tiếc

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì làm chi cịn Tổ Quốc”

Chính tinh thần 1 đi khơng trở lại của những chinh phụ, những người tráng sĩ thời xưa đã sống lại trong cách diễn đạt đầy khẩu khí của nhà thơ Quang Dũng.

+ Với tinh thần chiến đấu như thế, sự hi sinh của các anh đẹp đẽ biết chừng nào!

Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Các từ Hán Việt: Cái chết tuy bị thảm nhưng trong thơ Quang Dũng nó vẫn tốt lên sự hào hùng, lẫm liệt. Các từ Hán Việt cổ kính, trang trọng “biên cương, mồ, viễn xứ tạo khơng khí trang trọng, âm hưởng bi hùng làm giảm đi hình ảnh của những nấm mồ chiến sĩ nơi rừng hoang biên giới lạnh lẽo, hoang vu. Tấm áo lính bình thường, sờn rách và đậm màu chiến trận càng tăng thêm vẻ trang trọng và thiêng liêng khi được gọi “áo bào”. Dù trong thực tế manh chiếu sơ sài bó tạm vẫn cịn chưa đủ nhưng cái chết vẫn được mĩ lệ hóa giống như những người chiến sĩ thuở xưa. Cụm từ “về đất” là cách nói giảm nói tránh, gợi sự ra đi thanh thản. Đất giống như người mẹ bao dung danh cánh tay đón những đứa con Tây Tiến trở về.

40

Hình ảnh thiên nhiên: Nhưng sự hi sinh thầm lặng đó đã thấu động đến cả thiên nhiên và trời đất. Nếu như câu trên nhẹ nhàng, thanh thản và kìm nén thì câu dưới lại dữ dội, thét gào. Con người câm lặng trước nỗi đau còn thiên nhiên tấu lên khúc độc hành đưa tiễn. Nghệ thuật cường điệu gầm lên vừa thể hiện nỗi đau đớn tột cùng của thiên nhiên, đất trời, vừa thể hiện tiếng thét căm hờn quân xâm lược trước sự ra đi của những người lính Tây Tiến. Tất cả cùng góp phần tạo nên sự hy sinh bi tráng cho người chiến sĩ. => Người lính Tây Tiến phải nếm trải nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhiều nỗi đau mất mát, hi sinh; song tâm hồn họ vẫn toát lên nét ngang tàng, ngạo nghễ, đặc biệt là lí tưởng xả thân cho tổ quốc. Sự ra đi của người lính được trang trọng hóa bởi hình ảnh áo bào, bởi khúc nhạc thiêng tiễn đưa họ về nơi an nghỉ cuối cùng => lính Tây Tiến vừa có vẻ đẹp của những tráng sĩ vừa mang vẻ đẹp của người linh thời đại chống Pháp.

+Nghệ thuật : bút pháp hiện thực kết hợp với bút pháp lãng mạn; ngơn ngữ có sự kết hợp hiệu quả của từ thuần Việt và từ Hán Việt, từ láy; hình ảnh gợi hình, gợi cảm; giọng điệu trầm hùng; biện pháp nói giảm, nói tránh… Qua đó, ta thấy được tình cảm sâu sắc của tác giả giành cho đồng đội, hồn thơ phóng khống lãng mạn

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) hướng dẫn học sinh ôn thi trung học phổ thông quốc gia bài thơ tây tiến của quang dũng (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w