- Quang Dũng đã phát huy sức mạnh của thủ pháp tương phả n đối lập, một trong những
7.3.2.1.C DẠNG 3: CẢM NHẬN VỀ HAI ĐOẠN THƠ TÂY TIẾN VÀ NHẬN XÉT VỀ VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN.
VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN.
Đề bài: Trong bài thơ “Tây Tiến”, nhà thơ Quang Dũng đã hai lần nhắc đến sự hi sinh của người lính Tây Tiến:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời !
Và:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sơng Mã gầm lên khúc độc hành
(Trích Tây Tiến- Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một,NXBGD, 2016) Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lính trong những dịng thơ trên. Từ đó nhận xét ngắn gọn về tinh thần bi tráng của hình tượng.
1.Mở bài:
37
Sự hi sinh trở thành một phần khơng thể thiếu của các cuộc chiến tranh. Có một thời, chúng ta coi việc nói đến mất mát, đau thương sẽ làm giảm đi tinh thần lạc quan cách mạng, ý chí chiến đấu. Thế nhưng, dưới góc nhìn của chủ nghĩa nhân văn, với tinh thần nhân ái, có thể thấy sự hi sinh ấy là một phần tất yếu của cuộc kháng chiến. Bởi, không phải nhắc tới đau thương mà bi lụy, nhắc đến tổn thất mà lu mờ những chiến công. Ngược lại, việc dũng cảm đối diện với thực tế, nhận thức rõ cái giá phải trả cho hịa bình, độc lập sẽ là bài học quý giá mỗi con người. Với ý niệm đó “Tây Tiến” của QD đã để lại cho người đọc những ấn tượng thật đặc sắc, có sức ám ảnh lớn về sự hi sinh của những người lính. Tiêu biểu phải kể đến hai đoạn thơ sau:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời !”
Và:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”