III. Kết bài: Đánh giá vấn đề
b. Vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến trong bài Tây Tiến.
Tây Tiến.
* Vẻ đẹp lãng mạn:
-Khung cảnh thiên nhiên: Bằng bút pháp lãng mạn, Quang Dũng đã dựng lên bức chân
dung người lính Tây Tiến được đạt trong khung cảnh thiên nhiên vừa hùng vĩ , vừa hoang sơ dữ dội lại hết sức thơ mộng.
+ Thiên nhiên hoang sơ dữ dội: Cái hoang sơ dữ dội của núi rừng âm u với mưa rừng, sương núi, cọp gầm thác dữ, đèo cao dốc hiểm cùng những địa danh xa xôi: Sài Khao, Mường Lát, Pha Lng, Mai Châu...
“Chiều ....trêu người”
Đó là những thử thách mà mà người lính phải vượt qua và cũng là thước đo bản lĩnh anh hùng của họ. Phải là người có bản lĩnh, có ý chí, xem thương gian nguy thì mới vượt qua được những khó khăn ấy.
Ngồi ra những người lính cịn phải vượt qua những chặng đường hành quân với bao núi cao dốc sâu, vực thẳm:
“Dốc lên khúc khuỷu...xa khơi”
Nhưng thiên nhiên hiểm trở dữ dội không hề lấn át được con người trái lại nó cịn là hình ảnh kì vĩ làm nền cho sự xuất hiện của những người lính. Trên đỉnh núi thăm thẳm heo hút cồn mây kia người lính xuất hiện sứng sững ngang tàng với hình ảnh “súng ngửi
trời” một hình ảnh đầy chất lãng mạn vừa diễn tả đọ cao ngất trời của núi vừa thể hiện
tầm vóc lớn lao và tâm hồn ngộ nghĩnh hóm hỉnh của những người lính.
Mặc dù đã có lúc khn mặt của họ trở lên dãi dầu, bước chân đã ngã khuỵu nhưng họ vẫn luôn ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.
+ Thiên nhiên thơ mộng, lãng mạn: Với cái nhìn đầy lãng mạn thiên nhiên Tây Bắc khơng chỉ hùng vĩ hiểm trở mà còn là một thiên nhiên thơ mộng diễm lệ và ấm áp tình người: đó là nhưng đêm sương mờ ảo, là những bản làng thấp thoáng trong màn mưa giăng mắc của núi rừng, là đêm liên hoan lửa trại ấm áp vui nhộn,là cảnh sông nước mây trời thơ mộng với những cánh hoa đong đưa trên dịng nước....Trước vẻ đẹp đó những chàng trai Tây Tiến như quên đi thời khắc vất vả của hiện tại để thả hồn mình ngất ngây mơ mộng.
=> Ngịi bút của nhà thơ đã chú trọng đến những nét độc đáo, khác thường của thiên nhiên để làm nồi bật vẻ đẹp hào hùng hào hoa của người lính Tây Tiến.
44
-Bức tượng đài về người lính: Vẻ đẹp lãng mạn cịn được thể hiện qua cách nhà thơ
xây dựng bức tượng đài về người lính.
+ Với cảm hứng lãng mạn đã giúp Quang Dũng nhìn những người lính có vẻ tiều tụy, tàn tạ trong hình hài nhưng lại có những khao khát mộng mơ mãnh liệt:
Tây tiến... kiều thơm
Họ nhớ về bóng hình của những người con gái đẹp đất Hà Thành thanh lịch. Dù khó khăn gian khổ nhưng họ vẫn mơ mộng về ngày mai nơi Hà Nội. Nỗi nhớ người yêu ấy cho thấy tâm hồn người chiến sĩ vừa trẻ trung vừa hào hoa.
+ Khơng chỉ có tâm hồn mộng mơ mà những người lính cịn chói ngời vẻ đẹp lí tưởng, mang dáng dấp của những tráng sĩ thời xưa. Đó là ý chí là tư thế hiên ngang vượt lên, coi thường gian khổ hí sinh:
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Tinh thần xả thân vì nước là biểu hiện của lí tưởng chiến đấu cao đẹp. Họ là những tấm gương yêu nước anh hùng, trở thành tượng đài đẹp tạc vào thời gian lịch sử. đọc câu thơ nghe như cái ngoảnh mặt muốn gạt đi tất cả những vướng bận của đời tư để hướng về lí tưởng chiến đấu. Thái độ khinh thường cái chết đó bộc lộ tính cách kiêu hùng, tinh thần trượng phu vì nghĩa quên thân của những tráng sĩ thời phong kiến:
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa Gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao Giã nhà đeo bức chiến bào Théé́t roi cầu Vị ào ào gió thu (Chinh phụ ngâm)
* Chất bi tráng
- Những gian khổ:
+Bi: Quang Dũng không hề che dấu sự gian khổ mà người lính Tây Tiến phải chịu đựng những cơn mưa rừng, sương muối lạnh buốt đến tận xương tủy, những chặng đường hành quân đầy dẫy những dốc đèo hiểm trở và thú dữ gầm thét đêm ngày:
“Dốc lên.....thước xuống” “Chiều chiều.....trêu người”
Bên cạnh đó những người lính Tây Tiến cịn phải đối mặt với những cơn sốt rét rừng khơng có thuốc thang làm cho tóc của họ rụng hết khơng thể mọc lên được, da xanh xao như tàu lá... Những người lính sống và chiến đấu với quân thù nhưng lại còn phải chiến đấu với cả gian khổ bệnh tật nữa. Giữa bao nhiêu khó khăn vất vả mà họ vẫn cứ oai hùng: “Quân xanh...oai hùm”
+Tráng: Bi mà không lụy mà là bi tráng, những người lính tuy ốm nhưng kgơng yếu mà ngược lại họ hiện lên như những chiến binh anh hùng với sức mạnh áp đảo quân thù. Một đội quân dù đầu khong mọc tóc, dù da xnh màu lá nhưng vẫn đang quả cảm tiến về phía quân thù.
45
- Những hi sinh: Quang Dũng không ngần ngại khi nhắc đến những mất mát hi sinh của
những người lính Tây Tiến. Tuy nhiên sự hi sinh ấy ln được dung hịa giữa hai yếu tố bi thương và hùng tráng:
“Rải rác biên....xứ”
+ Bi: Câu thơ đọc lên nghe sao mà bi thương quá: Bao người chiến sĩ đã ngã xuống, nằm rải rác nơi biên ải xa xôi không người qua lại, chẳng bao giờ về. Câu thơ trầm xuống xốy vào lịng người đọc nỗi buồn thương vô hạn.
+ Tráng: Thế nhưng ở câu sau nhà thơ lại khẳng định một cách mạnh mẽ khí phách của tuổi trẻ:
“Chiến....xanh”
Người lính Tây Tiến khơng chỉ tự nguyện chấp nhận mà còn vượt lên cái chết, sẵn sàng hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho Tổ quốc. Đó là dũng khí tinh thần và hành động cao đẹp, là tư thế ra trận, là lý tưởng hào hùng và bi tráng cảu một thời đánh Pháp:
“Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi... Ra đi ra đi thà chết chớ lui”
- Sự thiếu thốn:
+ Bi: Không ngần ngại nhắc đến những mất mát hi sinh mà Quang Dũng còn mạnh dạn viết về sự thiếu thốn khi ngã xuống của những người lính:
“Áo bào.... đất”
Thật xót xa! khơng có manh chiếu mà chỉ có chiếc áo mảng manh cùng với anh nằm xuống đất.
+Tráng: Nhưng bi mà khơng lụy, manh áo đó được Quang Dũng gọi là “áo bào” áo của những tướng lĩnh thời xưa thường mặc khi xông trận. Và như vậy cái chết của họ trở nên hào hùng và giảm đi rất nhiều sự bi thương. Họ ngã xuống được đất mẹ om vào lịng, được sơng núi hát lên khúc nhạc để tiễn đưa:
“Sơng Mã...hành”
Khơng hề có tiếng khóc, khơng có gọit nước mắt tang thương chỉ có núi sơng đất trời gào thét dữ dội. Vì thế hình ảnh người lính càng trở nên hùng tráng hơn rất nhiều.
=> Như vậy bài thơ viết nhiều về sự khó khăn gian khổ thiếu thốn và cả sự hi sinh của người lính một ách thấm thía bằng cảm hứng bi tráng. Cái chết của người lính gợi lên sự bi thương nhưng họ đã “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, đó là cái chết hợp với trời đất, lòng người và trở nên thiêng liêng bất tử.
c. Đánh giá:
- Bài thơ có sự kết hợp một cách hài hịa giữa cái nhìn hiện thực với cảm hứng lãng mạn. Thể thơ 7 chữ chắc khỏe mang giọng điệu hào hùng như một khúc quân hành. Thủ pháp đối lập tương phản đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn được sử dụng triệt để, phát huy coa độ trí tưởng tượng, sử dụng những yếu tố cường điêu để tô đậm vẻ đẹp khác thường, phi
46
thường của người lính. Hình ảnh thơ, ngơn ngữ vừa gân guốc, khỏe khuắn vừa mềm mại trữ tình. Những vần thơ giàu chất nhạc chất họa...
-Quang Dũng đã dựng lên bức tượng đài người lính cách mạng vừa chân thực vừa có sức khái quát tiêu biểu cho vẻ đẹp , sức mạnh của đan tộc ta trong thời kì đầu chống thực dân Pháp. Đó là bức tượng đài được két tinh từ ânm hưởng bi tráng của cuộc kháng chiến, được khắc tạc bằng cả tình yêu của Quang Dũng với những người đồng đội, đối với đất nước mình.
-Tây Tiến được ví như “một thứ quả lạ trái mùa” trong thơ ca kháng chiến. Bởi lẽ bài thơ đã góp vào nền thi ca hiện đại Việt Nam hình tượng người lính hào hoa, thanh lịch, lãng mạn mang đậm chất Hà Thành.
- Bài thơ tiêu biểu cho thơ ca dân tộc trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp và thơ ca cách mạng Việt Nam, là một trong những thi phẩm hay nhất về người lính. Từ hình ảnh người lính Tây Tiến đã gửi đến người đọc thơng điệp về lịng u nước và lí tưởng sống cao đẹp của con người.
Đề 2: Vẻ đẹp hào hùng và hào hoa của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: Vẻ đẹp hào hùng, hào hoa.
2. Thân bài