Câu thơ tiếp: Vẻ đẹp của lí tưởng, khát vọng:

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) hướng dẫn học sinh ôn thi trung học phổ thông quốc gia bài thơ tây tiến của quang dũng (Trang 31 - 36)

- Một sự căm thù lớn bao giờ cũng bắt nguồn từ một tình yêu thương lớn, một nỗi nhớ thẳm sâu đối với những người ở hậu phương Lính Tây Tiến cũng vậy, ý chí họ mạnh mẽ

c. Câu thơ tiếp: Vẻ đẹp của lí tưởng, khát vọng:

- Người lính TT với khát vọng dâng hiến, xả thân, đoàn binh Tây Tiến dấn thân vào gian khổ với tâm nguyện:

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Câu thơ vang lên một triết lí sống của tuổi trẻ. Giọng thơ mạnh mẽ, dứt khốt vừa phảng phất chí khí người anh hùng tráng sĩ thủơ xưa, vừa thể hiện lí tưởng cao đẹp của thời đại: Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Tư thế của người lính là tư thế chủ động, họ biết rằng ra đi chiến đấu là phải trải qua gian lao, thử thách, hi sinh. Họ không hề do dự, tính tốn mà coi cái chết thật nhẹ nhàng, vì độc lập của dân tộc mà chẳng tiếc đời xanh.

Đời xanh tượng trưng cho tuổi trẻ, sức sống đang lên. Đó là độ tuổi đẹp đẽ nhất của một

đời con người với bao hoài bão dự định cho tương lai:

Hai mươi tuổi tim đang dào dạt máu Hai mươi tuổi hồn quay trong gió bão Gân đang săn và thớ thịt căng da Đời mặn nồng hứa hẹn biết bao hoa

(Trăng trối - Tố Hữu)

Vậy mà người lính ra đi khơng hề băn khoăn, day dứt, không chút đắn đo suy nghĩ. Tác giả đã sử dụng cách nói phủ định chẳng tiếc để khẳng định dứt khoát, quyết liệt sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc. Thái độ của người lính Tây Tiến hiện lên thật đẹp, họ coi sinh mạng Tổ quốc lớn hơn sinh mạng của mình.

Họ tự nguyện ra đi một cách kiêu hùng mang vẻ đẹp của người chiến sĩ Cần Giuộc năm xưa:

Nào đợi ai đòi, ai bắt phen này xin ra sức đoạt kình

Chẳng cần trốn ngược trốn xuôi chuyến này quyết ra tay bộ hổ

Hai câu thơ tỏa sáng lí tưởng sống đẹp của tuổi trẻ thời loạn, sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho q hương, đất nước: Chúng

tơi đi đã khơng tiếc đời mình Nhưng tuổi hai mươi làm sao khơng tiếc

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì cịn chi Tổ quốc (Thanh Thảo)

Họ là những chiến sĩ tiên phong trong sự nghiệp cứu nước, là con người đẹp nhất của đời ta:

Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi Là có sá chi đâu ngày trở về Ra đi ra đi bảo vệ sông núi Ra đi ra đi thà quyết không lui d. Ba câu thơ: Sự hy sinh:

Nhà thơ Quang Dũng đã ngợi ca người lính Tây Tiến với vẻ đẹp bi tráng, thấm đẫm chất anh hùng ca của thời đại Hồ Chí Minh:

30

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

- Từ Hán-Việt:

+ Tác giả sử dụng hai từ Hán - Việt biên cương và viễn xứ tạo ra khơng khí trang trọng khi nói về sự hi sinh của người lính. Những từ Hán - Việt này đặt bên cạnh những từ ngữ thuần Việt rải rác vừa tạo ra sự hi sinh lại vừa thể hiện được nỗi đau của con người. Hai từ rải rác là hai từ tượng hình gợi sự thưa thớt, ít ỏi, tác giả đảo hai từ đó lên đầu câu thơ càng nhấn mạnh về cái chết đau thương của người lính Tây Tiến. Có ai khơng rơi nước mắt trước những nấm mồ hoang lạnh nằm rải rác bên đường ở một nơi xa xôi địa đầu của Tổ quốc? Khi chiến đấu, họ có đồng đội kề bên, vậy mà lúc ra đi họ bơ vơ, tội nghiệp, cô đơn, lẻ loi, rải rác ở nơi xứ xa lạ !

+ Cái chết tuy bị thảm nhưng trong thơ Quang Dũng nó vẫn tốt lên sự hào hùng, lẫm liệt. Các từ Hán Việt cổ kính, trang trọng biên cương, mồ, viễn xứ tạo khơng khí trang trọng, làm giảm đi hình ảnh của những nấm mồ chiến sĩ nơi rừng hoang biên giới lạnh lẽo, hoang vu.

- Hình ảnh Áo bào: Người lính Tây Tiến đã hào hùng trong tư thế chiến đấu thì khi ngã xuống họ cũng trong tư thế hào hùng, sang đẹp:

Áo bào thay chiếu anh về đất Sơng Mã gầm lên khúc độc hành

Người lính khi xưa ra trận có lúc hi sinh có da ngựa bọc thây, chiến bào ơm xác, vậy mà người lính TT hi sinh trong hồn cảnh vơ cùng thiếu thốn. Họ khơng có cả mảnh chiếu che thân, sống giản dị và chết cũng giản dị: Áo bào thay chiếu anh về đất. Chiếc áo hàng ngày họ quen dùng nay lại cùng người lính về với đất mẹ, thậm chí đó là chiếc áo đã sờn vai, phai màu:

Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách,

Hay:

Áo anh rách vai, quần tơi có vài mảnh vá

Viết về sự ra đi thiếu thốn ấy, nhà thơ Hồng Lộc cũng có những câu thơ thật xót xa:

Ởđây khơng gỗ ván

Liệm anh bằng tấm chăn Của đồng bào Cửa Ngăn Tặng tơi ngày phân tán

Đó là sự bi thương của người lính Tây Tiến nói riêng và người lính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung.

Người lính Tây Tiến ra đi trong tư thế tráng sĩ anh hùng và đã nằm xuống bằng cái chết của người anh hùng. Hình ảnh áo bào thay chiếu biến cái chết trở thành sự hi sinh sang trọng của khách chinh phu ngày xưa. Đó là chiếc áo bào sang trọng trong trí tưởng tượng của nhà thơ đã đắp cho những người đồng đội của mình bằng tất cả niềm

31

tiếc thương.Câu thơ khơng cịn gợi cảm giác về sự thiếu thốn bi thương nữa. Đây là hình ảnh quen thuộc trong văn học cổ gợi lên sắc thái cổ kính, một giọng điệu trang trọng khi nói về sự hi sinh.

- Nói giảm, nói tránh anh về đất: Những người lính Tây Tiến ra đi rất thanh thản (hào

hùng) qua từ về. Đây là cách nói giảm, nói tránh làm vơi đi những mất mát. Từ về gợi sự gần gũi, thân thuộc, bình thản nhẹ nhàng, coi cái chết nhẹ tựa long hồng của người lính. Họ đã kế tục và phát huy phẩm chất, vẻ đẹp lí tưởng của người chiến sĩ Cộng sản trong văn học giai đoạn 1930 -1945:

Dù phải chết một đời trai trẻ

Liệm thân tàn bằng một mảnh chiếu con Rồi chôn xương rục thối dưới chân cồn Hay phơi xác cho một đàn quạ rỉa

(Tố Hữu)

Như vậy, cái chết được nói đến nhưng khơng gợi cảm giác bi lụy mà có cái gì đó rắn rỏi, mạnh mẽ vì người lính tự nguyện hiến dâng tuổi xuân của mình cho Tổ quốc. Sự hi sinh ấy thật thầm lặng, vĩ đại nhưng không phải là sự ra đi của một cá nhân đơn lẻ mà của biết bao người lính Tây Tiến, điều đó làm nên chất sử thi hùng tráng cho thi phẩm. Họ đã ra đi như bao chiến sĩ vơ danh, khơng có tên cụ thể, làm nên một tượng đài về người chiến sĩ:

Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Khơng ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra đất nước

(Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm)

+ Thiên nhiên cũng tấu lên khúc hát bi tráng:

Sự hi sinh của người lính Tây Tiến khơng chỉ để lại sự tiếc thương cho con người mà cịn khiến cho thiên nhiên sơng núi Tây Bắc cũng xót xa:

Sơng Mã gầm lên khúc độc hành

Khúc độc hành được tấu lên từ tiếng gầm của dịng sơng Mã càng tơ đậm khơng khí bi tráng của cả đoạn thơ. Sông Mã đã tấu lên tiếng kèn bi tráng đưa người lính về nơi n nghỉ cuối cùng. Sơng núi nghiêng mình, tiếng gầm ấy như tiếng khóc đau thương, tiếng phẫn uất của dịng sơng Mã khi chứng kiến cái chết của người lính Tây Tiến . Nghệ thuật cường điệu gầm lên vừa thể hiện nỗi đau đớn tột cùng của thiên nhiên, đất trời, vừa thể hiện tiếng thét căm hờn quân xâm lược trước sự ra đi của những người lính Tây Tiến. Tất cả cùng góp phần tạo nên sự hy sinh bi tráng cho người chiến sĩ !

Phải chăng, đó cịn là nỗi uất hận của người lính hi sinh mà chưa trả được mối thù cho đất nước, hi sinh mà chưa thỏa ước nguyện. Họ ra đi khơng một vịng hoa, khơng một điếu văn, chỉ có tiếng sơng Mã gầm lên khúc dữ dội càng gợi lên nét hùng tráng. Khổ thơ

32

khép lại, người lính Tây Tiến ra đi nhưng dư âm của tiếng sông Mã gầm thét sẽ còn ngân vang mãi trong tâm hồn người đọc.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) hướng dẫn học sinh ôn thi trung học phổ thông quốc gia bài thơ tây tiến của quang dũng (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w