- Sử dụng đất bền vững về mặt kinh tế
3. ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT
Nhìn chung hiện nay tồn tại 2 quan điểm đánh giá chủ yếu cho hệ thống sử dung đất.
a. Đánh giá thông qua hiệu quả kinh tế
Trong giai đoạn kinh tế thị tường, vấn đề năng suất, thu nhập được xem là chỉ tiêu đánh giá quan trọng. Theo khuynh hướng này, người ta càng làm ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích đất càng tốt. Nghĩa là tiềm năng
của đất được khai thác một cách tối đa, tất nhiên theo quan điểm hệ thống cách đánh giá này sẽ không bền cao trong hệ thống sử dụng đất và kết quả của nó là hệ thống sử dụng đất cũ bị phá vỡi, hệ thống sử dụng đất mới được xuất hiện, người theo quan điểm này sẵn sàng chấp nhận điều đó.
b. Đánh giá thơng qua tính bền vững
Ngày nay con người đã tích luỹ được nhiều bài học về sự khai thác tự nhiên về vấn đề này có thể lấy ra rất nhiều ví dụ thực tế.
- Cơng nghiệp hố ào ạt, các nhà máy, các động cơ phát triển mạnh mẽ, lượng khí thải, chất thải cơng nghiệp khá lớn đã làm suy giảm tầng ozon.
- Đất đai bị khai thác triệt để, khơng hợp lý, khơng tính đến việc trả lại độ phì cho đất đã dẫn tới hàng loạt đất bị thoái hoá, sa mạc hoá ở các địa phương khác nhau. - Phần lớn diện tích rừng bị mất do sự khai thác, tàn phá của con người dẫn tới lũ lụt, xói mịn đất, mất cân bằng sinh thái, một loạt các động thực vật mất theo. Những năm gần đây, khí hậu trái đất trở nên thất thường, nhiệt độ trái đất tăng cao, lý do của điều đó khơng ngoồi sự tác động của con người đến mơi trường, trong đó có mơi trường đất đai và sinh vật.
Bởi vậy đánh giá hệ thống sử dụng đất theo quan điểm bền vững là hết sức cần thiết, nó góp phần đảm bảo cuộc sống trên trái đất khơng chỉ cho hiện tại mà cho cả tương lai. Những vấn đề cần đánh giá để dảm bảo tính bền vững của hệ thống sử dụng đất
+ Bền vững về môi trường + Bền vững về kinh tế + Bền vững về xã hội
Nhìn chung, các nàh khoa học, các tổ chức quốc tế và nhà nước muốn nhìn nhận hệ thống theo quan điểm thứ 2, nhưng những người dân phần lớn muốn nhìn nhận theo quan điểm thứ nhất. Bản thân người nông dân lại là người thực hiện , họ gắn cuộc sống gia đình với đất đai. Bởi vậy tìm cách nhìn nhận, đánh giá để thoả hiệp 2 quan điểm trên là hết sức cần thiết và thực tế.
Các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững
Điều quan trọng là cần phải có các tiêu chuẩn đánh giá tính bền vững của các hệ thống sử dụng đất, đây không phải là những con số cố định mà là các chỉ số biểu hiện trên các mặt mà mỗi hộ gia đình phải chú trọng tới để đảm bảo tính bền vững trong các hệ thống và kỹ thuật sử dụng đất. Những chỉ tiêu đó có thể kể như sau:
- Đảm bảo được an toàn lương thực và cho nhiều sản phẩm có giá trị hàng hố bán được để thu tiền mặt.
- Phù hợp với điều kiện môi trường sinh thái, bảo vệ đất, nước, đa dạng sinh học, tạo ra những sản phẩm.
- Kiểm sốt được xói mịn đất.
- Không gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng.
- Không làm tổn hại các hoạt động sản xuất và xã hội khác
- Hồn tồn do tính tự giác của người dân, khơng có sự áp đặt từ trên xuống hoặc từ ngoài.
Trên đây là những chỉ tiêu chủ yếu đảm bảo tính bền vững trong xây dựng và phát triển các hệ thống sử dụng đất. Khi xét bất kỳ một mơ hình nào đều cần phải xem xét đối với các chỉ tiêu trên