HỆ THỐNG VÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG

Một phần của tài liệu Giáo trình nội bộ đất và sử dụng đất lâm nghiệp (Trang 126 - 129)

1. KHÁI NIỆM VỀ BỀN VỮNG

Phát triển là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người bằng mở rộng sản xuất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá. Phát triển là xu thế của mọi thời đại, mọi quốc gia song không phải mức độ phát triển ở quốc gia đều giống nhau và chính sự phát triển đã gây suy thoái tài ngun. mơi trường và từ đó cản trở sự phát triển tiếp theo. Để giải quyết mâu thuẫn này cần có quan điểm phát triển bền vững nhằm thoả mãn các mục đích hiện tại và trong tương lai. Khái niệm phát triển bền vững được đề cập.

Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn mọi nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng phát triển để thoả mãn nhu cầu của thế hệ tiếp theo.

Phát triển bền vững phải đảm bảo sử dụng đúng mức và ổn định các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống. Đó khơng chỉ là sự phát triển nền kinh tế văn hoá xã hội một cách vững chắc nhờ khoa học cơng nghệ tiên tiến, mà cịn đảm bảo và ổn định và cải thiện những điều kiện tự nhiên mà con người cịn đang sống trong đó và chính sự phát triển đang dựa vào đó để ổn định bền vững. Do đó, trong mỗi hồn cảnh mơi trường và nguồn tài nguyên cụ thể, con người phải tìm ra hướng phát triển tối ưu, bao gồm sự phối hợp chặt chẽ giữa các chính sách KT - XH - MT.

Từ định nghĩa trên bao hàm 2 thuộc tính quan trọng là sự cân bằng động và sự bảo toàn lâu dài theo thời gian ( bảo toàn được dự trữ cơ bản: đất đai, nguồn nước, đa dạng sinh học, tri thức truyền thống).

Khái niệm về tính bền vững

bao gồm cả nội dung về những giới hạn của dự trữ các nguồn lực, tác động đến mơi trường, tính kinh tế, đa dạng sing học và tính hợp pháp. Bền vững là một khái niệm động, bền vững ở nơi này có thể khơng bền vững ở nơi khác. Mặc dù tính bền vững khó xác định chính xác, việc định lượng hố tính bền vững bằng những chỉ tiêu cụ thể ngày càng trở nên cần thiết. Trong một số trường hợp cụ thể, để dơn giản người ta đo mặt khơng bền vững của vấn đề.Ví dụ: Đo lượng đất bị mất, lượng năng suất giảm.

Tính bền vững bao gồm các hoạt động sản xuất có hiệu quả, tăng năng suất song quan trọng là phải đảm bảo sự ổn định và tính bền vững về nguồn lực và cân bằng sinh thái.

Từ đó tính bền vững trong sử dụng tài nguyên có thể hiểu ngắn gọn là: Khai thác tài nguyên để nó phục vụ một cách chấp nhận được ở trong hiện tại và ở mức độ nó có thể tái tạo lại được

Khái niệm sử dụng bền vững tài nguyên gồm 5 thuộc tính:

+ Tính sản xuất hiệu quả + Tính an tồn

+ Tính bảo vệ + Tính lâu bền + Tính chấp nhận

- Tính sản xuất hiệu quả: Các hoạt động sản xuất phải có hiệu quả, tăng năng suất, phải đảm bảo nuôi dưỡng được người sản xuất trong thực tại, có giá trị về mặt bảo vệ và cảnh quan.

- Tính an tồn: Các hoạt động sản xuất, phương pháp quản lý tài nguyên phải củng cố và thúc đẩy sự cân bằng giữa việc sử dụng tài nguyên và các điều kiện mơi trường, giảm rủi ro sản xuất, nói cách khác là một hệ thống sử dụng tài nguyên bền vững không làm mất ổn định các mối quan hệ giữa các nhân tố trong vùng, không làm tăng nguy cơ rủi ro.

- Tính lâu bền: HTSD tài nguyên phải tồn tại và phát triển được trong quá trình thay đổi mơi trường chung, nếu hệ thống khơng có sức sống sẽ khơng tồn tại lâu dài ở địa phương.

- Tính chấp nhận: HTSDTN phải được chấp nhận về mặt xã hội, có nghĩa là phù hợp với lợi ích của các người quản lý, kết hợp hài hồ giữa lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng và lưọi ích của cá nhân người sử dụng.

- Quan hệ với tính thích hợp: Tính bền vững có thể coi là tính thích hợp được duy trì lâu dài với thời gian.

- Quan hệ với tính ổn định: Các yếu tố môi trường tự nhiên rất khác nhau về tính ổn định, một số yếu tố khá ổn định như: địa hình, địa chất... một số ít ổn định như: sinh trưởng, sâu bệnh... các yếu tố rất không ổn định như: giá cả, lợi nhuận... Tính ổn định thường được xem như là mơi trường của sự biến đổi, trong khi tính bền vững là sự cân bằng giữa những biến đổi tiêu cực và tiêu cực. HTSD được coi là bền vững khi nó duy trì được một cân bằng dương theo thời gian những tương tác này.

Về thời gian, mức độ bền vững được thể hiện bằng giới hạn thời gian mà hệ thống thoả mãn được các yêu cầu đặt ra đối với các thuộc tính của nó, giới hạn thời gian phụ thuộc vào loại tài nguyên.

- Bền vững lâu dài : giới hạn thời gian là > 25 năm - Bền vững trung hạn: 15-25 năm - Bền vững ngắn hạn: 7-15 năm - Bền vững ít : 5-7 năm - Không bền vững : 2-5 năm - Rất không bền vững : < 2 năm.

Trong thực tế sản xuất, một hệ canh tác được coi là bền vững khi nó khơng ngừng thoả mãn các nhu cầu của người dân mà khơng làm thối hố nền dự trữ cơ bản của họ.

Cách tiếp cận đối với phát triển bền vững

- Tiếp cận sinh thái: Dựa trên nguyên tắc và điều chỉnh bản chất tổng thể và năng suất của hệ sinh thái nhằm đảm bảo năng suất sinh học, khả năng phục hồi và tính ổn định lâu bền của nó.

- Tiếp cận kinh tế: Là tăng trưởng kinh tế bền vững được xây dựng bằng lượng hàng hố cực đại có thể tiêu thụ mà khơng làm giảm giá trị của tài sản vốn. Việc sử dụng tài nguyên tái tạo sao cho chất lượng c/s là hàm đồng biến với chất lượng môi trường. Sử dụng tài nguyên không tái tạo sao cho giá trị thực của tổng lượng tài nguyên không bị suy giảm theo thời gian và cuối cùng đảm bảo trạng thái vững bền của nền kinh tế.

- Tiếp cận mang tính đạo đức: Tức là khi phát triển có ít nhất một người có cuộc sống khá lên, nhưng khơng có ai có cuộc sống kém đi, như vậy thế hệ hiện nay phải có trách nhiệm đến thế hệ tương lai trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo môi trường trong sạch.

2. HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG

Hệ thống được xây dựng trên cơ sở những hệ thống sử dụng đất nông lâm nghiệp canh tác định canh lâu bền, tức là sử dụng đất, rừng, nước, khí hậu phù hợp để phát triển cây trồng vật nuôi hàng năm và lâu năm phục vụ cho con người một cách liên tục, ổn định và lâu dài.

Phát triển nông lâm nghiệp bền vững đặc biệt coi trọng mối liên hệ trong tương quan giữa các vật sống như cây, con, thực vật, động vật và con người với môi trường xung quanh nhằm đạt hiệu quả cao đảm bảo tính đa dạng, làm phong phú và bền vững hơn cuộc sống, song không gây hại và suy thối mơi trường thiên nhiên và xã hội của con người.

Tuy nhiên các hệ thống sử dụng đất bền vững chủ yếu dựa trên cơ sở sử dụng đất đai, phải duy trì được tính đa dạng và khả năng sinh lợi của các nguồn tài nguyên phải đáp ứng được những nhu cầu đời sống hôm nay, song không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng cho nhu cầu cuộc sống ngày càng tăng lên. Vậy một hệ thống sử dụng đất bền vững là sử dụng đất phải đảm bảo khai thác được tiềm năng của nó, nhưng khơng làm nó xấu đi, khơng làm tổn hại đến những nguồn tài nguyên khác mà

phải cải thiện được nó, khơng làm thối hố mơi trường, khơng gây khó khăn cho những thế hệ mai sau.

* Các đặc trưng của hệ thống sử dụng đất bền vững.

- Giải quyết được nhiều vấn đề đặt ra cho mọi người ở từng địa phương, từng bản làng trong phạm vi cả nước và toàn cầu

- Tổng hợp được các kiến thức bản địa, các hiểu biết truyền thống với khoa học hiện đại và vận dụng thích hợp cho từng nơi.

- Coi hệ thống làm mẫu, từ đó tác động vào thiên nhiên để xây dựng các mơ hình canh tác lâu bền bằng việc xây dựng phù hợp với điều kiện sinh thái từng nơi.

* Nguyên tắc cơ bản của các hệ thống sử dụng đất bền vững

- Đa ngành: Đa dạng hố các loại hình sản xuất, các chế độ canh tác, các chủng loại sản phẩm và các dạng hình sinh thái.

- Liên ngành: Kết hợp liên thông nhiều ngành nghề nông nghiệp, lâm nghiệp chăn nuôi thuỷ sản, thông tin, tiếp thị.

- Ngăn ngừa được những rủi ro, nạn ơ nhiễm, suy thối và tai biến môi trường. - Sử dụng các động thực vật hoang dã, các lồi cây bản địa, q hiếm, đa tác dụng

- Tận dụng được các tài nguyên đất, nước, năng lượng, sinh học làm cho nó bảo tồn, tự điều chỉnh và tự tái sinh

- Sử dụng được đất theo quy mô nhỏ, thâm canh có hiệu quả, quản lý, chăm sóc, bảo vệ và phục hồi đất.

Nội dung sử dụng bền vững tài nguyên

Trên quan điểm về sự phát triển bền vững như đã trình bày ở phần trên, các hoạt động liên quan đến tài nguyên đất phải được xem xét một cách tồn diện và đảm bảo việc sử dụng nó một cách lâu dài, bền vững. Những nội dung chủ yếu được chú ý là các yếu tố về mặt kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo vệ sinh thái và các đặc điểm về mặt xã hội và nhân văn.

Một phần của tài liệu Giáo trình nội bộ đất và sử dụng đất lâm nghiệp (Trang 126 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)