HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT

Một phần của tài liệu Giáo trình nội bộ đất và sử dụng đất lâm nghiệp (Trang 120 - 124)

1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT

1.1. Loại hình sử dụng đất

Loại hình sử dụng đất là một dạng chính trong sử dụng đất ở nơng thơn

Ví dụ: Đất trồng trọt không tưới, đất trồng trọt có tưới, đất đồng cỏ, đất lâm nghiệp....

Nó thường được sử dụng để đánh giá đất đai một cách định tính hoặc khảo sát tài ngun

(u cầu SV tìm ví dụ và trả lời)

1.2. Kiểu sử dụng đất

Kiểu sử dụng đất là một dạng sử dụng đất được mơ tả chi tiết hơn so với loại hình sử dụng đất. Trong đánh giá đất đai một cáhc đinh lượng, dạng sử dụng đất nào cũng chứa những kiểu sử dụng đất, kiểu sử dụng đất thực ra không phải một đơn vị phân loại rõ ràng trong sử dụng đất đai, nhưng nó chỉ ra một sự sử dụng đất xác định thấp hơn loại hình sử dụng đất.

Một số ví dụ về kiểu sử dụng đất.

- Đất trồng lạc và ngô hàng năm, không tưới, được sử dụng bởi các hộ nghèo sử dụng gia súc kéo, cường độ lao động cao, trang trại khoảng 5 - 10 ha, hoặc 200 - 500

- Sử dụng sản xuất lúa mì hàng hố trên trang trại ( và sử dụng tập thể lớn, đầu tư vốn, kỹ thuật, vốn cao, dùng ít sức người)

(u cầu SV tìm ví dụ và trả lời)

1.3. Hệ thống sử dụng đất

Hệ thống sử dụng đất được hiểu là loại hình hoặc kiểu sử dụng đất được thể hiện trong những điều kiện cụ thể

Hệ thống sử dụng đất nó bao gồm các kiểu sử dụng đất hoặc các loại hình trong sự phối hợp tương tác qua lại lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau trên một mảnh đất nhất định, bởi thế về mặt quy mơ nó có thể lớn, nhỏ tuỳ ý.

Người sử dụng đất có thể xây dựng nên các hệ thống riêng biệt tuỳ thuộc vào khả năng: Tài chính, kỹ thuật, nhân lực, mơi trường tự nhiên, chính sách...

Tuy nhiên cũng có những hệ thống sử dụng dất gần như đã có sẵn trong thực tế, do quá trình sản xuất tạo nên, chúng được hình thành do sự tích luỹ kinh nghiệm lâu đời của những người dân địa phương. Những người nghiên cứu chỉ việc phát hiện, nắm bắt và mô tả chúng

2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT (HTSDĐ)

Hệ thống sử dụng đất trước hết nó cũng là hệ thống, vì vậy nó mang đầy đủ những đặc điểm chung của hệ thống. Sau đó nó có những đặc điểm riêng biệt. Trong hệ thống sử dụng đất, người ta dựa vào những đặc điểm của đất đai để khai thác tiềm năng của nó phục vụ cho con người. Vì vậy đất đai được coi là một bộ phận cơ bản của hệ thống, tất cả các hộ sản xuất, các tác động của con người đều thực hiện trên nó.

- Bản thân hệ thống đã mang tính phức tạp, hệ thống sử dụng đất cịn có mức độ cao hơn khái niệm hệ thống một cách chung nhất. Điều đó được thể hiện ở nhiều mặt.

+ Bản thân quy mô của hệ thống sử dụng đất không cố định. + Hệ thống sử dụng đất thực chất là một hệ thống sinh thái - Hệ thống sử dụng đất mang tính đa ngành

Một hệ thống sử dụng đất nhất là hệ thống bên vững, phải tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau. Sự đa dạng về sản phẩm giúp cho sự cân bằng bền vững của hệ thống, nhất là các sản phẩm này lại hoạt động lệch pha. muốn nhiều loại sản phẩm nhất thiết phải đa ngành, nhiều người cùng tham gia, nhiều loại kiến thức được sử dụng. Nghĩa là phải có nhiều chun gia cùng phân tích tìm ra những giải pháp tốt nhất. hệ thống nông lâm kết hợp được xem là hệ thống sử dụng đất có nhiều ưu điểm tại vùng dất dốc. Bản thân từ nông lâm kết hợp đã cho ta thấy sự phối hợp giữa các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp với sản xuất lâm nghiệp

- Hệ thống sử dụng đất luôn luôn là một cân bằng động

đất khác. Vậy cần phải theo dõi sự biến đổi của hệ thống và sự biến đổi của mơi trường, từ đó có những tác động phù hợp thực tế. Nếu khơng có những tác động này, hệ thống có thể bị phá với do khả năng tự vận động của nó.

- Hệ thống sử dụng đất ln ln mang tính chất truyền thống.

Có thể nói bất kỳ một hệ thống sử dụng đát nào trong sản xuất nông lâm nghiệp cũng phải tn theo điều này khơng nhiều thì ít, một hệ thống sử dụng đất phải mang những kiến thức, những màu sắc bản địa, bởi lẽ nó tồn tại ở một vùng nhất định. ở đó, tất cả các đặc điểm của mơi trường đều tác động lên nó và ngược lại nó lại tác động lên mọi mặt của mơi trường. Giả sử có một hệ thống sử dụng đất ngoại nhập nào đó muốn tồn tại, trước hết hặc nó phải phù hợp với bản địa hoặc sau đó nó phải thích nghi với bản địa

Chúng ta càng khai thác được những kiến thức bản địa bao nhiêu, khả năng thành công của một hệ thống sử dụng đất càng lớn bấy nhiêu. Trong thực tế khi bố trí cơ cấu cây trồng mới cho địa phương, chúng ta gặp rất nhiều khó khăn

Khó khăn lớn nhất là chúng sinh sống, phát triển và cho năng suất cao được ở nhiều nơi, điều kiện mới hay khơng ? Để giải quyết vấn đề đó chúng ta phải xem xét những yêu cầu về sinh lý, sinh thái, đặc điểm sinh học của chúng, sau đó so sánh với điều kiện địa phương. Dù sự nghiên cứu có chi tiết, tỷ mỷ đến đâu thì cũng khơng giám chắc khơng có thiếu sót. Bởi vậy sau đó ta thường có khâu thí nghiệm, nhằm một điểm khảo nghiệm trước đưa vào sản xuất, nói chung rất phức tạp. Sự phức tạp đó sẽ gần như khơng cịn nếu chúng ta sử dụng kiến thức bản địa, kinh nghiệm truyền thống của địa phương...

Phân loại hệ thống sử dụng đất

Để phân loại hệ thống sử dụng đất, còn rất nhiều ý kiến khác nhau. Sự phức tạp, sự khác nhau về cách gọi chứng tỏ rằng sự phân loại chúng chưa được chuẩn hố. Và điều đó cúng cho thấy rằng nhiều về hệ thống sử dụng đất hay nói cách khác sử dụng đất như một hệ thống chưa được xem xét thích đáng.

- Người ta có thể phân loại theo thành phần

Ví dụ: Hệ thống nơng lâm kết hợp, hệ thống rừng + đồng cỏ , cây + ong... - Theo chức năng

Ví dụ: Hệ thống sử dụng đất lấy sản phẩm, hệ thống để chống xói mịn, làm cảnh quan...

- Theo cách thức sản xuất

Ví dụ: Độc canh, ln canh, xen canh, nơng lâm kết hợp... - Theo mức độ thâm canh: Thâm canh, du canh

- Theo quy mô quản lý: Nông hộ, trang trại, làng bản...

3. MỘT SỐ HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT (HỆ THỐNG CANH TÁC)

núi và vùng cao của Việt Nam, các hệ thống canh tác đã được hình thành phát triển và thay thế lẫn nhau.

Theo mức độ tiến bộ của tổ chức sản xuất mà người ta chia ra các hệ thống canh tác như sau:

- Hệ thống canh tác cổ truyền - Hệ thống canh tác chuyển tiếp - Hệ thống cánh tác hiện đại

3.1 Hệ thống canh tác cổ truyền

Là các hệ thống mang tính chất địa phương, bao gồm các kỹ thuật canh tác của các dân tộc đã sống lâu đời ở địa phương. Trên vùng cao và miền núi điển hình là nương rãy du canh (du canh du cư, nương rãy khơng qua vịng)

3.2 Hệ thống canh tác chuyển tiếp

Là hệ canh tác cổ truyền được đưa thêm một số yếu tố kỹ thuật mới, cải tiến một vài khâu sản xuất. Đầu tư cho sản xuất cịn ít và đơn giản, thời gian canh tác trong chu kỳ du canh có thể kéo dài thêm, thời gian bỏ hố có thể rút ngắn lại chút ít, nhiều nơi chuyển từ nương rãy dua canh sang định canh, quá trình sản xuất ở đây không ổn định.

3.3 Hệ thống canh tác hiện đại

Là các hệ thống có mẫu điển hình từ các nước cơng nghiệp phát triển, thay đổi tồn bộ điều kiện canh tác, trồng các loại cây tạo ra sản phẩm hàng hoá, cơ giới hoá và tự động hố hầu như tồn bộ các q trình từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Hệ thống này thì sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu, giống mới năng suất cao, sử dụng nước tưới, các cơng trình thuỷ lợi. Việc áp dụng hệ thống canh tác này phải có nhiều điều kiện thuận lợi như: Tập trung ruộng đất, thuận tiện về giao thông, thị trường tiêu thụ…

Như vậy dựa vào đặc điểm vủa 4 yếu tố sản xuất là: + Cơ cấu cây trồng vật nuôi

+ Phương pháp trồng trọt và chăn nuôi

+ Cường độ dùng lao động, vốn, đầu tư và trình độ sản xuất + Tính chất hàng hố và sản phẩm

Ta có thể phân loại được những hệ thống sử dụng đất phổ biến như sau: 1. Nương rãy du canh du cư

2. Lúa nước và hoa màu định canh 3. Cây lâu năm tập trung

4. Chăn nuôi đại gia súc 5. Nông lâm kết hợp

* Nƣơng rẫy du canh du cƣ

canh. Người ta chọn một mảnh đất, chặt, đốt, làm nương, khai thác đất để sinh sống, đến khi đất bị khai thác kiệt, khơng cịn khả năng cung cấp sản phẩm một cách khả dĩ (sản phẩm thu vào quá nhỏ so với cơng sức bỏ ra), thì người ta bỏ đi nơi khác, có khi dời cả làng bản đi nơi khác và không nghĩ tới quay lại chỗ cũ.

Hệ thống sử dụng đất kiểu này chủ yếu dựa vào bóc lột đất đai. Tuy nhiên thời gian sử dụng dài hay ngắn phụ thuộc vào cách khai thác đất và bản chất của đất.

Ví dụ: Nếu trồng luân canh hay xen canh thì độ màu mỡ của đất được đảm bảo ngược lại nếu độc canh, đất sẽ nhanh bị liệt. Điều này phụ thuộc vào tập quán dân tộc.

Con người sống dựa vào 2 nguồn sản phẩm chính: Từ nương rẫy và từ rừng Nương rẫy: cho các loại ngũ cốc, một số loại rau, quả. Rừng: Cung cấp nhiên liệu, vật liệu làm nhà, rau, thức ăn protit ( săn bắn, bẫy...), có thể thêm phần chăn nuôi khơng kiểm sốt.

Theo cách canh tác này, rừng là một phần cuộc sống của họ, cho nên ngoài khu vực nương rẫy, nơi họ sống rừng vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên số dân ngày càng đông lên sự di chuyển nhiều, sẽ phải dẫn tới phá hoại nhiều rừng.

Việt Nam có 3 kiểu du canh:

- Du canh tiến triển: Phát rừng khai thác kiệt đất, bỏ hẳn nương cũ phát rừng mới, khi hết rừng thì bỏ rời bản đi nơi khác, phương thức này thường thấy ở vùng người dân tộc H’mông.

- Du canh luân hồi: Trồng 2-4 năm, bỏ hố 7-10 năm sau đó trở lại thường gặp ở v ùng người Dao, êđê, Ba na…

- Du canh bổ trợ: Gặp ở các vùng cấy lúa nước là chính, một số nương du canh chỉ là hỗ trợ cho thu nhập, thường gặp ở các dân tộc Thái, Tày, Nùng, Mường…

Hệ thống sử dụng đất này vãn sẽ dai dẳng tòn tại trên các khu vực Miền núi ở các vùng cao Việt Nam, do vậy nương rãy du canh cần phải được nhìn nhận trong khung cảnh mới, khơng thể nóng vội xố bỏ ngay được.

Một phần của tài liệu Giáo trình nội bộ đất và sử dụng đất lâm nghiệp (Trang 120 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)