Khái niệm và vai trò của dung dịch đất

Một phần của tài liệu Giáo trình nội bộ đất và sử dụng đất lâm nghiệp (Trang 32 - 33)

3. HÓA HỌC ĐẤT

3.3.1. Khái niệm và vai trò của dung dịch đất

3.3.1.1. Khái niệm

Dung dịch đất gồm nước trong đất và chất hòa tan là các chất vô cơ, hữu cơ và hữu cơ - vơ cơ có trong đất.

Nước mưa khi đi qua khí quyển đã hòa tan một số khí như: N2, O2, CO2, NH3... và cuốn theo một số chất như: muối, cát, bụi... xuống đất. Do đó nước mưa là một dung dịch. Khi thấm vào đất nó lại hịa tan một số chất nữa nên nước trong đất được gọi là dung dịch đất. Vậy dung dịch đất là nước trong đất có hịa tan một số chất. Dung dịch đất quan hệ với đất giống như máu với cơ thể người.

Chất hòa tan trong dung dịch đất gồm có: Chất vơ cơ: ở dạng hòa tan hay dạng keo như: NO3-, NO2-, HCO3-, CO32-, PO43-, SO42-, Cl-,... keo sét, keo silic, keo sắt, nhôm,...

Chất hữu cơ: các axit mùn, các chất sinh ra trong quá trình phân giải chất hữu cơ như: axit hữu cơ, axit amin, aldehyt, rượu,

Các chất hữu cơ - vô cơ: các muối của axit mùn, các liên kết mùn-sét, mùn

khoáng,...

- Các chất khí: CO2, O2, N2, NH3, H2S,...

Thành phần, số lượng và nồng độ các chất hòa tan trong dung dịch đất ln thay đổi, vì hàm lượng nước trong đất luôn luôn thay đổi và các chất hịa tan thì

ln ln được bổ sung vào đất bởi các nguồn sau đây:

+ Do đá mẹ pho ng hóa, do nước mang nơi khác tới, do các chất được phân giải từ chất hữu cơ, do các chất hịa tan có sẵn trong nước mưa,...

+ Do hàng năm con người bón phân vào đất.

+ Do các ion hấp phụ trên keo đất chuyển vào dung dịch đất.

+ Do các chất mà thực vật và vi sinh vật trong quá trình sống đã thải vào đất Dung dịch đất là một bộ phận linh hoạt của đất. Nó tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành đất, vào các phản ứng lý học, hóa học, sinh học xảy ra trong đất; tham gia vào sự trao đổi chất dinh dưỡng giữa đất với cây và với vi sinh vật đất.

Một phần của tài liệu Giáo trình nội bộ đất và sử dụng đất lâm nghiệp (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)