Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Giáo trình nội bộ đất và sử dụng đất lâm nghiệp (Trang 124 - 126)

+ Hình thức sử dụng đất này khơng cịn phù hợp do vậy cần có sự hỗ trợ từ bên ngoài để dần chấm dứt hiện tượng này.

+ Giúp đồng bào tìm nơi sản xuất thích hợp, ngồi an ninh nương thực cần hỗ trợ về văn hoá phát triển giáo dục, xây dựng cơ sở hạ tầng.

+ Du canh luân hồi và du canh bổ trợ là một cách thức sử dụng đất hợp lý trong điều kiện lương thực an tồn và quỹ đất cịn cho phép. Cùng với việc phát triển nông thôn, đa dạng hố cây trồng vật ni, diện tích này sẽ bị thu hẹp.

+ Chuyển đổi dần phương thức sử dụng đất thông qua hệ thống KNKL + Hạn chế tác hại của việc phát - đốt.

Tuỳ theo hệ thống các cây trồng mà HTSD đất này có thể có một số kiểu sử dụng đất như sau:

- Loại sử dụng trồng lúa nước - Loại sử dụng lúa màu

- Loại sử dụng chuyên màu

* Hệ thống sử dụng đất cây trồng lâu năm tập trung

HTSD đất này địi hỏi phải có trình độ tổ chức sản xuất, đầu tư thoả đáng, sản phẩm hàng hố có tính chất cạnh tranh cao về mặt chất lượng. Hiện nay hệ thống này được mở rộng và phát triển. Ví dụ: Vùng chuyên canh cây cao su, CAQ, cây đặc sản ( quế, hồi)…

* Hệ thống chăn nuôi đại gia súc

Hệ thống này ở nước ta không phải hệ thống chăn nuôi tập chung trên quy mô lớn mà chủ yếu vẫn theo quy mơ gia đình. Chăn ni đại gia súc lấy sức kéo, chăn ni bị sữa…

* Nông lâm kết hợp

Nông lâm kết hợp là một hệ thống sử dụng đất hợp lý theo một hệ thống canh tác trồng cây lâu năm ( cây lâu năm cho gỗ, củi, cây công nghiệp), kết hợp với cây trồng hàng năm (cây lượng thực, cây làm thức ăn gia súc)

Trên cùng một mảnh đất.Thực chất của nông lâm kết hợp là:

* Sự phối hợp giữa cây lâm nghiệp dài ngày với cây nông nghiệp ngắn ngày * Tạo sự đa dạng sản phẩm, lấy ngắn nuôi dài

* Tạo sự đa dạng về sinh học

* Tạo nhiều tầng tán che phủ đất bảo vệ môi trường. * Tạo công ăn việc làm cho xã hội

* Tăng độ an tồn lương thực, tính bền vững của hệ thống sử dụng đất

Môi trường áp dụng của nông lâm kết hợp thuận lợi ở vùng trung du miền núi, nơi đất dốc mật độ dân số khơng lớn, diện tích đất cịn khá rộng rãi

Ví dụ: Một vài hệ thống nông lâm kết hợp phổ biến như + Vườn hộ ( V.A.C - Mơ hình phổ biến), R - V - A - C + Ruộng bậc thang và hàng rào xanh

Cây rừng được trồng ở đỉnh ( 15 250). Hoa mùa như dứa, lúa nương trồng theo đường đồng mức.Chân đồi: trồng rừng lấy gỗ kết hợp song, mây, Sau 2 năm, những băng cây xanh như cây cốt khí và dứa được trồng theo đường biên đã ổn định ruộng bậc thang hình thành. Tuỳ thuộc vào điều kiện nguồn nước mà những lồi cây trồng gì sẽ được chọn tiếp theo sau đó: Cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lương thực...

3.4 Các hệ thống sử dụng đất có triển vọng

hội và sự bền vững về môi trường. Những căn cứ để lựa chọn:

- Căn cứ vào mục tiêu kinh tế xã hội: Gia tăng lợi ích kinh tế cho người dân, đáp ứng nhu cầu lương thực đảm bảo đời sống hàng ngày, giải quyết tốt lao động sẵn có, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.

- Phù hợp với chính sách phát triển của nhà nước, gia tăng lợi ích quốc gia. - Đảm bảo hiệu quả môi trường: bảo vệ nguồn nước, giảm thiểu thiên tai, rủi ro trong sản xuất.

Một phần của tài liệu Giáo trình nội bộ đất và sử dụng đất lâm nghiệp (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)