Hai kiểu này chiếm phần lớn lãnh thổ nước ta và tập trung vào 3 khối núi chính nổi tiếng đó là khối cánh cung phía Bắc, khối Hồng Liên Sơn và khối Trường Sơn. Khối Hoàng Liên Sơn và khối Trường Sơn có hướng gần như nhau (Tây Bắc - Đơng Nam) bên trên có những đỉnh cao quanh năm mây phủ như: Phanxipang (Lào Cai) cao 3.143m, Putaleng (Lai Châu) cao 3.096m, Puluông (Yên Bái) cao 2.985m, Lacung (Nghệ An) cao 2.913m, Saphin (Yên Bái) cao 2.874m, Pukhaoluông (Lào Cai) cao 2.810m, Puxailaileng (Nghệ An) cao 2.711m, Ngọc Linh (Kon Tum) cao 2.598m, Pu Nậm Nhé (Lai Châu) cao 2.534m. Đây là các ngọn núi già, trải qua quá trình lịch sử kiến tạo và phát triển lâu dài đã được nâng lên vào cuối kỷ đệ tam.
Cịn khối cánh cung phía Bắc có độ cao kém hẳn, phân bố rời rạc không tập trung, có hướng khơng lợi cho sự xâm nhập của gió Đơng Nam đã tạo cho vùng Đông Bắc nước ta trở thành một khu vực mưa ít hơn và lạnh nhiều hơn.
Kiểu địa hình chính núi và đồi được chia nhỏ ra thành các kiểu phụ địa hình dựa vào độ cao tuyệt đối và tương đối. Các kiểu phụ địa hình núi và đồi gồm có:
+ Kiểu địa hình núi cao (N1): Hình thành ở độ cao tuyệt đối lớn hơn 1700m, độ cao tương đối > 100m, chiếm một diện tích nhỏ, khoảng 0,5% tổng diện tích đất tự nhiên (176000 ha), kiểu địa hình này được tập trung ở 3 khối núi chính là khối cánh cung phía bắc, khối Hồng Liên Sơn, Khối Trường Sơn.
+ Kiểu địa hình núi trung bình (N2): Hình thành ở độ cao tuyệt đối từ >700 – 1700 m, chiếm 10 % diện tích của cả nước (3.283.000 ha), địa hình có đỉnh nhọn kéo dài, sườn dốc, chia cắt sâu mạnh, thung lũng dốc và hẹp, cũng được tập trung 3 khối núi trên và các tả ngạn lưu vực Sông Mã và Sông Đà.
+ Kiểu địa hình núi thấp (N3: Hình thành ở độ cao tuyệt đối từ > 300-700 m, chiếm diện tích lớn nhất trong các loại địa hình, khoảng 45% tổng diện tích tự nhiên (14.740.000 ha), địa hình có đỉnh trịn rời rạc, sườn dốc thoải, mạng lưới thuỷ văn dày và thung lũng mở rộng. Kiểu địa hình này đươc phân bố khắp cả nước từ Bắc vào Nam.