V: Đất trống đồi núi trọc chƣa trồng rừng
2. Nội dung điềutra trê nô tiêu chuẩn
(i) Ghi chép tất cả các thông tin về địa lý, đơn vị hành chính, các yếu tố về
địa hình vào phiếu mơ tả lập địa. Đồng thời ghi ký hiệu ô tiêu chuẩn và đánh dấu vị trí ơ tiêu chuẩn vào bản đồ ngoại nghiệp.
(ii) Điều tra các yếu tố cấu thành dạng lập địa
Thảo luận : Hãy cho biết phương pháp điều tra 1 số yếu tố lập địa trên ôtc
+ Điều tra đất + Địa hình, địa thế
+ Điều tra thực vật (Cây tầng cao, cây tái sinh, cây bụi, thảm tươi) + Điều tra về dạng địa hình, địa thế : Xác định kiểu địa hình chính hoặc phụ, độ dốc, hướng dốc tại điểm điều tra và kết hợp với bản đồ.
+ Điều tra về dạng đất và kiểu nền vật chất: Thông qua bản mô tả phẫu diện thực địa kết hợp với bản đồ đất khu vực. Kết hợp điều tra về dạng ẩm lập địa: Xác định các dạng ẩm lập địa theo các cấp (ẩm ướt, ẩm, mát, khô)
Điều tra và mô tả phẫu diện đất: Phẫu diện đất được bố trí ở nơi điển hình nhất trong ơ tiêu chuẩn, cách xa mồ mả, gốc cây to, tảng đá lớn, mương, hầm… để đảm bảo tính tự nhiên tránh cho đất khơng bị xáo trộn, kết quả thu được ghi vào phiếu mô
tả phẫu diện: Sau đó xác định tên và ký hiệu loại đất và kiểu nền vật chất đưa về ký
hiệu của dạng lập địa. Trong q trình mơ tả phẫu diện cần lấy mẫu tiêu bản và phân tích, các mẫu đá cũng được lấy làm tiêu bản.
+ Điều tra dạng trạng thái thực vật: Điều tra về tầng cây cao, cây tái sinh, cây bụi thảm tươi, đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng, độ che phủ, tiến hành xác định các trạng thái thực vật theo phân chia lập địa
+ Điều tra về khí hậu: Theo dõi về tình hình thời tiết khí hậu của khu vực các chỉ tiêu: R, T, t, S. (Theo số liệu khí tượng thuỷ văn khu vực)
(iii) Tiến hành tổng hợp các yếu tố lập địa đã điều tra để tổng hợp thành các dạng lập địa khác nhau và chuyển về thành dạng ký hiệu.
Dạng lập địa là đơn vị là đơn vị cơ bản để vẽ ranh giới trên bản đồ lập địa số 1, tổng hợp dạng lập địa có ý nghĩa quyết định chất lượng khoanh vẽ bản đồ lập địa, nên việc tổng hợp cần được thảo luận kỹ lưỡng, kết quả được tổng hợp vào bảng tóm tắt các dạng lập địa như sau:
Mẫu biểu: Tổng hợp các yếu tố lập địa điều tra ÔTC
số Địa hình Địa thế Khí hậu Các yếu tố lập địa ẩm LĐ Đất T. Thái Dạng LĐ 1 100 m 15 độ Kv (70) 2 Fs Rkeo 70.Đ3.S’.2.Fs.Rk
1 600 m 36 độ KV 3 Fv IV 70.N2.D.3.Fv.IV
… N
(iv) Khoanh vẽ các dạng lập địa trên bản đồ (vẽ ranh giới dạng lập địa)
Từ bảng tóm tắt trên sẽ sử dụng đề vẽ ranh giới và vẽ bản đồ lập địa cấp 1: + Ranh giới các dạng lập địa được vẽ trên nền bản đồ địa hình gốc, có nghĩa là phải thể hiện đầy đủ đường đồng mức, vị trí, độ cao… nếu thiếu thì cần vẽ bổ xung.
+ Ranh giới của dạng lập địa được xác định dựa vào các yếu tố của lập địa (đất, địa hình, địa thế, và thực vật). Nơi nào chưa tõ ràng thì tiến hành lập thêm ô tiêu chuẩn phụ và đào phẫu diện phụ để định giới.
Thơng thường dạng lập địa có diện tích nhỏ nhất để vẽ ranh giới lên bản đồ lập địa cấp 1 tỷ lệ 1/10000 là 1ha. Dạng lập địa ở nơi thung lũng, suối, đất bùn lầy, than bùn thì diện tích nhỏ nhất vẽ lên bản đồ là 0.5 ha. Cịn đối với diện tích < 0.5 ha thì có thể đánh dấu trên bản đồ lập địa hoặc ghép với liền kề giống với nó nhất.
+ Trong ranh giới 1 dạng lập địa trên bản đồ cần ghi đầy đủ các ký hiệu của dạng lập địa, diện tích, phần chữ ghi ở giữa và theo hướng bắc của tờ bản đồ.
(v) Kiểm tra sau khi điều tra ngoại nghiệp
Bước 3; Công tác nội nghiệp
Bao gồm các loại công việc được tiến hành trong phòng, sau khi kết thúc điều tra ngoại nghiệp như việc chỉnh lý các số liệu, thống kê các kết quả, hoàn chỉnh bản đồ nháp để vẽ thành bản đồ lập địa chính thức. Xúc tiến nhanh các việc phân tích về đất. Tính diện tích các dạng lập địa, hồn chỉnh bản đồ gốc, tô màu và viết thuyết minh bản đồ lập địa.
Trong bước này cần thực hiện các cơng việc chính:
+ Hồn thiện tồn bộ tài liệu, bản đồ ngoại nghiệp bằng phương pháp chỉnh l các đường khoanh ranh giới phù hợp với địa hình, địa vật, có thể chỉnh l các đường khoanh ranh giới lập địa theo các đường dông, khe suối, ….
+ Tính diện tích các dạng lập địa: Có nhiều cách tính khác nhau, hiện nay dungf cơng nghệ GIS để tính diện tích, nếu cần tính nhanh ngồi hiện trường có thể sử dụng lưới ơ vng.
+ Vẽ bản đồ thành quả: Cần chú y rằng, bản đồ lập địa cần xây dựng trên cơ sở bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Viết thuyết minh bản đồ lập địa
Bản thuyết minh lập địa được mô tả đầy đủ. Lập luận chặt chẽ và ngắn gọn dựa trên cơ sở các số liệu về điều tra dạng lập địa, đưa ra những phân tích đánh giá và kiến nghị sử dụng.
Bản thuyết minh lập địa được trình bày theo các nội dung sau
+ Mở đầu: Trình bày ngắn gọn về mục đích, u cầu và nhiệm vụ điều tra lập địa, phương pháp xây dựng, thời gian và kế hoạch thực hiện.
+ Kết quả điều tra lập bản đồ lập địa cấp 1
* Viết ngắn gọn về tình hình tự nhiên khu vực nghiên cứu: địa lý, địa chất, khí hậu thuỷ văn của khu vực nghiên cứu.
* Trình bày về hiện trạng thực vật rừng của khu vực điều tra.
* Trình bày các đơn vị lập địa: Lập bảng mơ tả tóm tắt các đơn vị lập địa * Đánh giá sử dụng lập địa
Đánh giá về tiềm năng của lập địa trên cơ sở đề xuất hướng sử dụng cho sản xuất nông lâm nghiệp hay chăn nuôi…
Trên sơ sở đánh giá lập địa cần đưa ra các giải pháp lâm sinh cụ thể trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp đối với các dạng lập địa.
5.3. Thẩm định dạng lập địa