P (photpho lân)

Một phần của tài liệu Giáo trình nội bộ đất và sử dụng đất lâm nghiệp (Trang 25 - 26)

3. HÓA HỌC ĐẤT

3.1.1.2. P (photpho lân)

* Hàm lượng: Lân tổng số trong đất Việt Nam khoảng 0,03 - 0,2 %. Đất giàu

P tổng số nhất là đất nâu đỏ trên đá bazan, tiếp đến là đất nâu đỏ trên đá vôi...nghèo nhất là đất xám bạc màu.

* Các dạng lân trong đất

- Lân vô cơ: Lân vơ cơ chứa trong khống vật apatit, photphorit, sianit...Dạng lân vô cơ chủ yếu là các phốtphat canxi dễ bị thủy phân. Đối với thực vật dạng lân dễ tiêu nhất là các ion phôtphat trong dung dịch đất, bao gồm H2PO4-, HPO42-, PO43-.

- Lân hữu cơ: Lân hữu cơ là lân liên kết với chất hữu cơ. Đó là những hợp chất trong cơ thể sinh vật. Do đó trong đất nhiều mùn, lân hữu cơ nhiều hơn lân vơ cơ. Sự chuyển hóa P hữu cơ trong đất cịn ít được nghiên cứu. Chủ yếu là do vi sinh vật phân giải rồi thủy phân thành P vô cơ.

3.1.1.3. K (kali)

* Hàm lượng: Hàm lượng K trong đất cao hơn nhiều so với N và P. Trong quá

trình hình thành đất hàm lượng K có xu hướng giảm dần (trừ vùng đất khơ hạn). Ở Việt Nam hàm lượng K trong đất 0,5 - 3 %.

* Các dạng K trong đất

- K hòa tan trong nước: Tồn tại trong dung dịch đất dưới dạng K+, cây sử dụng trực tiếp loại này.

- K trao đổi: Là ion K+ trên bề mặt keo đất. Sau khi được một ion khác thế chỗ thì nó đi vào dung dịch đất, trở thành K hòa tan. K hòa tan và K trao đổi là 2 loại kali dễ tiêu đối với cây trồng.

- K ở dạng bị giữ chặt: Do một số lực tác động mà các ion K+ chui vào trong khe hở của các khoáng sét, mất khả năng trao đổi với các ion khác. Tuy nhiên khi có điều kiện chúng có thể được giải phóng để cung cấp cho cây, nên được gọi là K chậm tiêu.

- K trong các khoáng vật nguyên sinh: Các khoáng vật có chứa K bị phong hóa sẽ giải phóng K.

Một phần của tài liệu Giáo trình nội bộ đất và sử dụng đất lâm nghiệp (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)