ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu Giáo trình nội bộ đất và sử dụng đất lâm nghiệp (Trang 72)

- Tổng hợp các chỉ tiêu đã phân cấp để đánh giá

4.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI 1 Khái niệm

4.2.1. Khái niệm

Đất được hình thành trong những điều kiện khác nhau với các cảnh quan, đa dạng và mang những đặc điểm riêng về độ phì tiềm tàng và hữu hiệu, điều đó liên quan chặt chẽ tới việc xác định các mục tiêu và khả năng sử dụng đất thích hợp và có hiệu quả.

Đánh giá đất đai là một quá trình xác định tiềm năng và mức độ thích hợp của đất đai đối với các loại hình sử dụng đất khác nhau cần lựa chọn. Đánh giá độ thích hợp đất đai là xác định mức độ thích hợp khác nhau (rất thích hợp, thích hợp, thích hợp kém và khơng thích hợp) của đất đai đối với một kiểu sử dụng đất nào đó hay cây trồng nhất định dựa trên sự so sánh những yêu cầu cần thiết của việc sử dụng đất hoặc cây trồng với các đặc điểm đất đai.

Phương pháp đánh giá này đã được FAO hướng dẫn và áp dụng ở Việt Nam trong lĩnh vực lâm nghiệp và nơng nghiệp (Hồng Xn Tý, 1992, Trần An Phong, Bùi Quang Toản, 1992).

Mỗi loại hình sử dụng đất có những địi hỏi, u cầu khác nhau. Đánh giá đất là một khâu đi trước đối với bất kỳ một chương trình QHSDĐ nào nói chung và trong sử dụng đất nói riêng mục đích là để xử lý và phát huy hết tài nguyên đất cho các mục tiêu sử dụng. Đánh giá đất ở đây chính xác hơn là đánh giá các điều kiện sinh thái của mảnh đất, để so sánh giữa các điều kiện đó với nhu cầu của cây muốn đưa vào trồng, để xem mức độ thích hợp đến đâu.

Thực chất của đánh giá đất đai là nhằm mục tiêu cung cấp những thông tin về sự thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng từng đơn vị đất đai, làm căn cứ đưa ra quyết định về sử dụng và quản lý đất đai

Vì vậy, việc đánh giá đất đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong sử dụng đất và là khâu đầu tiên trong việc quy hoạch xây dựng các hệ thống NLKH.

Một phần của tài liệu Giáo trình nội bộ đất và sử dụng đất lâm nghiệp (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)