II. PHÂN VÙNG LẬP ĐỊA LÂM NGHIỆP
2. CÁC NHÂN TỐ TRONG PHÂN CHIA LẬP ĐỊA
2.1 Thành phần khí hậu
Trong các thành phần tự nhiên tham gia vào phân vùng lập địa lâm nghiệp thì thành phần khí hậu được coi là thành phần chủ đạo, bởi vì nó có ý nghĩa quyết định nhất đến nhiều vấn đề có liên quan đến sản xuất lâm nghiệp.
Nguyễn Xiển (1975) đã khẳng định mối quan hệ giữa khí hậu với sản xuất nơng lâm nghiệp " Muốn xác định thời vụ, phân bổ cơ cấu cây trồng vật ni hợp lý thì một trong những chỗ dựa cần thiết và khoa học là yếu tố khí hậu"
- Theo Thái Văn Trừng :" Yếu tố sinh thái có một sự đồng nhất trên từng khu vực lớn là nhân tố khí hậu - thuỷ văn... Đó là nhân tố chủ đạo quyết định những kiểu cơ sở của thảm thực vật được đặc trưng bằng một hình thái và cấu trúc nhất định".
Trong trồng rừng “ Khí hậu là nhân tố sinh thái quan trọng hàng đầu quyết định đến sự phân bố một lồi cây, mỗi lồi cây đều có một điều kiện khí hậu thích hợp với giới hạn thích ứng, nói cách khác mỗi một loài cây đều có trung tâm phân bố tự nhiên, ở đó cây sinh trưởng tốt nhất, khả năng thích ứng với đất, sức đề kháng với sâu hại, tuổi thọ, phẩm chất gỗ... đều cao”. Trong việc chọn loại cây trồng cần phân biệt rõ khí hậu thích hợp mà nó có thể thích ứng.
Các yếu tố chính của khí hậu được xác định theo các cấp lập địa là: 1. Yếu tố và chỉ tiêu tham gia phân chia Miền lập địa:
Yếu tố và chỉ tiêu tham gia miền lập địa là có hay khơng có mùa đơng lạnh ở hai đai nhiệt đới cơ sở. Để phân chia miền lập địa, nhiệt độ bình quân năm và nhiệt
độ bình quân tháng là yếu tố được lựa chọn để phân chia.
Quy định tên gọi theo nhiệt độ bình quân như sau:
- Nhiệt độ bình quân năm trên 250 C: Cận xích đạo - Nhiệt độ bình quân năm từ 20 - 240 C: Nhiệt đới - Nhiệt độ bình quân năm từ 15 - 190 C: Cận nhiệt đới - Nhiệt độ bình quân năm dưới 150 C: Cận nhiệt đới núi cao - Nhiệt độ bình quân tháng trên 250 C: Tháng rất nóng - Nhiệt độ bình qn tháng từ 20 - 240 C: Tháng nóng - Nhiệt độ bình quân tháng từ 15 - 190 C: Tháng lạnh - Nhiệt độ bình quân tháng dưới 150 C: Tháng rét.