VITAMI NK B 1 B

Một phần của tài liệu Dinh-duong-va-Thuc-pham (Trang 29 - 32)

VITAMIN K

Vitamin K hịa tan trong chất béo, có hai loại là K1, có trong các loại rau màu lục, và K2 đƣợc tổng hợp bởi các vi sinh vật trong ruột. Vitamin K3 đƣợc tổng hợp bằng phƣơng pháp khoa học.

Cơng dụng

Vitamin K có nhiệm vụ giúp cơ thể chống chảy máu khi bị thƣơng trên da thịt hay xuất huyết trong cơ quan nội tạng. Vitamin K giúp gan tổng hợp bốn yếu tố đông máu II, VII, IX và X mà khi thiếu các yếu tố này thì máu khơng đơng đƣợc.

Nhiều nghiên cứu sơ khởi cho thấy vitamin K có thể giúp tăng sức chịu đựng của bộ xƣơng ngƣời già.

Nguồn cung cấp

Các vi khuẩn trong ruột tạo ra khoảng 80% nhu cầu vitamin K, số còn lại do thức ăn cung cấp.

Vitamin K có nhiều trong trà xanh, củ cải, cải bắp, cải bơng, các loại rau có lá lớn, đậu nành và nhiều loại dầu thực vật, gan, lòng đỏ trứng.z..

Vitamin K chịu đựng đƣợc sức nóng và độ ẩm nhƣng bị tia tử ngoại, acid, kiềm, oxygen phân hủy. Việc nấu nƣớng thức ăn thƣờng khơng làm mất vitamin K. Vitamin K3 (menadione) cũng có tác dụng nhƣ vitamin K trong tự

nhiên. Nhu cầu

Mỗi ngày nên tiêu thụ khoảng 30mcg - 80mcg tùy theo độ tuổi. Số lƣợng này có thể đƣợc cung cấp dễ dàng từ thực phẩm nên không cần phải uống thêm vitamin K. Lý do thiếu vitamin K thƣờng là do uống nhiều thuốc kháng sinh khiến vi khuẩn trong ruột bị tiêu diệt, hoặc do khơng có khả năng hấp thụ vitamin K từ thực phẩm.

Trẻ sơ sinh chƣa có vi khuẩn đƣờng ruột, cũng thƣờng hay thiếu vitamin K, nên sau khi sinh đƣợc tiêm một lƣợng nhỏ vitamin này để ngừa chảy máu. VITAMIN B1

Vitamin B1 (thiamine) gắn liền với một bệnh nan y mà ngƣời Trung Hoa đã biết tới cách đây nhiều ngàn năm. Đó là bệnh tê phù do suy nhƣợc hệ thần kinh (beriberi) do ăn gạo khơng có cám.

Tên gọi beriberi có nghĩa là “tơi khơng thể”, ý nói khi mắc chứng nan y này thì ngƣời bệnh không thể cử động đƣợc. Thực vậy, thiếu vitamin B1, bệnh nhân nằm thở dốc trên giƣờng. Nhƣng chỉ với một mũi tiêm Thiamin là có thể hồi phục ngay.

Vitamin B1 cần thiết cho mọi sinh động vật. Công dụng

– Giữ vai trị quan trọng trong q trình chuyển hóa các chất dinh dƣỡng trong cơ thể.

– Giúp các tế bào chuyển hóa carbohydrat thành năng lƣợng – Giúp cơ thể chuyển hóa glucose thành chất béo.

– Rất cần thiết cho các chức năng thần kinh não bộ, tim. Não bộ chỉ sử dụng nguồn năng lƣợng duy nhất từ glucose, nên rất cần vitamin B1. Tim suy yếu khi thiếu vitamin B1.

– Tạo cảm giác ngon miệng và cần thiết cho sự tiêu hóa, tăng trƣởng cơ thể và duy trì sức mạnh của cơ thịt.

Nguồn cung cấp

Vitamin B1 có nhiều trong thực phẩm nhƣ mầm lúa mì, thịt nạc (nhất là thịt heo), cá, mầm đậu nành, hạt hƣớng dƣơng, gạo lức, lòng đỏ trứng, gan…

Vitamin B1 tổng hợp ở dạng Thiamin Hydrocholoridum là một loại bột kết tinh màu trắng, hòa tan trong nƣớc, đƣợc bán trên thị trƣờng với các tên biệt dƣợc nhƣ là Benerva, Betabian, Beneurin…

Sự thu hái, tồn trữ, biến chế thực phẩm có ảnh hƣởng tới hàm lƣợng vitamin B1.

Nhiệt độ cao, sự oxy hóa, q trình đóng hộp thực phẩm đều làm giảm lƣợng vitamin B1. Gạo xay sạch vỏ cám, đƣờng tinh chế cũng mất đi hầu hết vitamin B1. Khi nấu thức ăn thì vitamin B1 hịa tan trong nƣớc nên dễ bị phân hủy trong nƣớc sôi.

Khi ăn sống (gỏi) các hải sản nhƣ cá, tơm, sị cũng làm cho vitamin B1 bị phân hóa và mất tác dụng.

Uống nhiều rƣợu, nƣớc trà hoặc nhai lá trà (chè) cũng ngăn chặn sự hấp thụ vitamin B1. Vitamin B1 đƣợc ruột non hấp thụ, chuyển vào máu và đƣợc tồn trữ trong gan, thận, tim, não, cơ thịt. Vì hịa tan trong nƣớc nên lƣợng vitamin B1 thừa sẽ đƣợc thải ra theo nƣớc tiểu.

Nhu cầu

Mỗi ngày nên tiêu thụ khoảng 1-3mg vitamin B1. Khi chế độ ăn giàu carbohydrat thì có thể gia tăng nhiều hơn.

Thiếu vitamin B1 thì con ngƣời trở nên mệt mỏi yếu đuối, kém tập trung, ăn mất ngon, đau bụng, buồn nơn, đầu ngón tay tê dại, tim đập nhanh, thậm chí có thể bị suy tim. Thiếu vitamin B1 lâu ngày có thể mắc bệnh tê phù (beriberi), viêm dây thần kinh ngoại vi, mất cảm giác, gầy mòn, sƣng phù, suy tim.

VITAMIN B2

Vitamin B2 hiện diện trong hầu hết các tế bào của cơ thể . Ở trạng thái tự nhiên, vitamin B2 là những tinh thể màu vàng, khơng mùi, có vị đắng, hịa tan trong nƣớc, tƣơng đối chịu nhiệt nhƣng dễ bị ánh sáng phân hủy.

Cơng dụng

Vitamin B2 giúp chuyển hóa chất bột đƣờng, chất đạm và chất béo thành năng lƣợng.

– Tác động qua lại với các vitamin B khác và giữ vai trò thiết yếu trong sự tạo thành hồng huyết cầu, sự tăng trƣởng của cơ thể.

– Giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa chứng đục thủy tinh thể của mắt. – Giúp cho da, móng chân tay, tóc phát triển lành mạnh.

– Giúp cho chức năng của hệ thần kinh đƣợc hoàn hảo. Nguồn cung cấp

Vitamin B2 có trong sữa, phó mát, thịt nạc, tim, gan, thận, trứng, hạt ngũ cốc, rau có lá màu lục và các loại rau đậu…

Mỗi ngày cơ thể cần khoảng 1,4mg vitamin B2.

Phụ nữ mang thai hay đang uống thuốc viên ngừa thai, ngƣời nghiện rƣợu, ma túy hoặc uống nhiều cà phê thì cần nhiều vitamin B2 hơn.

Thiếu vitamin này, cơ thể mệt mỏi, vết thƣơng chậm lành, thủy tinh thể đục, mắt cay, không chịu đƣợc ánh sáng mạnh; lƣỡi đau, mơi nứt nẻ, da khơ, tóc dễ gãy, móng tay chân giịn.

Thừa vitamin B2 không gây ngộ độc.

Vitamin B2 đƣợc hấp thụ ở ruột, chuyển sang máu, dự trữ rất ít ở gan, thận. Lƣợng vitamin B2 thừa đƣợc thải ra hầu nhƣ toàn bộ, nên hằng ngày phải cung cấp đủ vitamin này.

Một phần của tài liệu Dinh-duong-va-Thuc-pham (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)