VITAMIN B5
Vitamin B5 (acid panthotenic) hòa tan trong nƣớc, có nhiều trong trứng, sữa, men bia, cá, rau, đậu, thịt nạc, bắp cải xanh, súp lơ, khoai lang…
Vitamin B5 có các chức năng sau:
– Cần thiết cho sự tổng hợp các acid béo.
– Cần cho chuyển hóa carbohydrat, chất béo, chất đạm để tạo ra năng lƣợng. – Giúp tổng hợp các hormon, kháng thể.
– Tạo ra porphyrin, cần thiết cho sự tổng hợp hồng cầu.
– Tạo ra chất acetylcholine (Ach) để điều phối chức năng não bộ. – Giảm đau và cứng khớp xƣơng.
Ngồi ra, có ngƣời cịn cho rằng vitamin B5 giúp tóc giữ màu tự nhiên. Các nhà dinh dƣỡng chƣa xác định nhu cầu hằng ngày cho vitamin này, nhƣng
khuyên giới hạn ở mức 4-7mg/ngày. Nếu dùng trên 10mg/ngày thì có thể bị tiêu chảy. Khi thiếu vitamin B5, có thể dẫn đến hội chứng tiêu hóa nhƣ viêm dạ dày-ruột, tiêu chảy, da sừng hóa, mất sắc tố da, có thể ảnh hƣởng đến tuyến thƣợng thận. Trƣờng hợp thiếu kéo dài có thể xảy ra hiện tƣợng suy cấp vỏ thƣợng thận, giảm các chất sterol… Ở các lồi chó, chuột… thiếu vitamin B5 làm cho màu lơng bạc trắng, nhƣng ở con ngƣời thì vitamin này khơng liên quan đến việc bạc tóc.
FOLACIN
Folacin là tên gọi chung của acid folic và một số chất có tác dụng tƣơng tự. Folacin có cơng dụng:
– Giúp cơ thể tạo ra purine và pyrimidine là những chất rất cần thiết cho sự tổng hợp DNA (deoxyribonucleic acid) và RNA (ribonucleic acid). Đây là hai nguyên tố kiểm sốt các hoạt động và tính chất di truyền của mọi tế bào. Do đó vitamin này cần cho sự tăng trƣởng và sự phân bào.
– Tạo ra chất đạm chứa sắt (heme) cần cho sự sản xuất hồng cầu. – Cần cho sự tổng hợp các acid amin nhƣ tyrosine và methionine.
Vitamin này có nhiều trong các loại thực phẩm và rất cần thiết cho phụ nữ mang thai vì nó giúp sự tăng trƣởng của các tế bào.
Các cuộc nghiên cứu sơ khởi cho thấy vitamin này có khả năng giảm nhẹ các nguy cơ khuyết tật ở trẻ sơ sinh, có thể giúp phịng ngừa bệnh ung thƣ tử cung, làm giảm nguy cơ tai biến tim.
Folacin rất quan trọng đối với phụ nữ có thai. Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng phụ nữ mỗi ngày nên dùng thêm 400mcg folacin trƣớc khi có thai và trong suốt hai tháng đầu của
thai kỳ để giảm nguy cơ đứa con bị chẻ môi, và dùng folacin trong suốt thời gian mang thai sẽ giảm nguy cơ kém phát triển ống thần kinh.
Folacin cũng giảm nguy cơ cơn suy tim. Đó là kết quả của nghiên cứu của Trƣờng Y Khoa Phòng ngừa đại học Harvard vào năm 1998.
Vitamin này cũng đƣợc dùng để chữa bệnh thiếu máu hồng cầu to (megaloblastic anemia), ung thƣ máu, viêm ruột loét miệng…
Tác dụng của vitamin này cần có sự hiện diện của các vitamin B12 và C. Vitamin C cũng bảo vệ folacin khỏi bị oxy hóa.
Nhu cầu trung bình mỗi ngày là 150mcg.
Nguồn cung cấp vitamin này gồm có gan, thận, các loại rau lá màu lục đậm, các loại trái chua, đậu và rau đậu, cám lúa mì, thịt heo, thịt gà, các loại tơm, cua, sị, hến… Vitamin này bị mất đi khá nhiều khi nấu thực phẩm quá lâu, nhất là các loại rau xanh.
Nghiện rƣợu kinh niên là nguyên nhân chính đƣa tới thiếu folacin, vì rƣợu gây trở ngại cho sự hấp thụ và di chuyển vitamin này từ gan ra tế bào. Thuốc viên uống ngừa thai cũng làm giảm sự hấp thụ folacin.
Triệu chứng thiếu vitamin này gồm có: khơ ngứa da, mơi nứt nẻ, tóc bạc sớm, thiếu máu, ăm mất ngon, mệt mỏi, đau bụng, buồn rầu, lo lắng, giảm trí nhớ…