Thực phẩm ăn nhanh (fast food)

Một phần của tài liệu Dinh-Duong-Va-Suc-Khoe (Trang 28 - 31)

Thực phẩm ăn nhanh (fast food) có nguồn gốc ở các nƣớc công nghiệp phát triển, vốn không phải các món ăn truyền thống quen thuộc của ngƣời Việt. Tuy nhiên, các thành phố lớn ở nƣớc ta với khuynh hƣớng phát triển mạnh mẽ cũng đang dần dần làm quen với loại thực phẩm này. Nhiều cửa hàng ăn nhanh đã xuất hiện với các món ăn không khác mấy với các thành phố Âu Mỹ. Vì thế, cũng xin dành thời gian đề cập đôi chút đến ccs loại thức ăn này.

Gọi là “thực phẩm ăn nhanh”, bởi vì các món ăn này đáp ứng nhu cầu tiết kiệm thời gian cho ngƣời dùng, phù hợp với những lúc đang vội vã, cần giải quyết bữa ăn trong thời gian ngắn nhất để kịp đến nơi làm việc hoặc có hẹn… Khi vào một cửa hàng phục vụ “ăn nhanh”, bạn có thể gọi món ăn và không phải chờ đợi lâu, vì tất cả đều đã đƣợc chế biến sẵn ở dạng có thể “ăn liền”. Hơn thế nữa, việc “thƣởng thức” các món ăn này cũng cần rất ít thời gian, không giống nhƣ những bữa ăn thông thƣờng khác. Thậm chí sau khi mua xong, bạn có thể vừa đi vừa ăn hoặc tranh thủ thời gian ăn trong khi chờ xe buýt… Tại Hoa Kỳ, thực phẩm ăn nhanh đã trở thành một ngành kinh doanh có quy mô lớn từ nửa thế kỷ nay. Vào khoảng thập niên 1950, sau Thế chiến thứ hai, với sự thay đổi nếp sống và sự di chuyển của dân chúng theo công việc, đã nảy sinh ra một kỹ nghệ ăn uống mới trong đó dân chúng đi ăn ở ngoài nhiều hơn là ở nhà. Ban đầu, thực phẩm ăn nhanh chỉ có một số món hạn chế nhƣ gà rán, hamburger, khoai tây chiên, kem và nƣớc giải khát. Sau đó, kỹ nghệ này lan rộng với thịt gà, cá nƣớng, bánh mì kẹp (sandwich), sữa ít chất béo, bánh pizza, hải sản… Ngày nay, trong các siêu thị cũng có thể mua đƣợc món ăn nhanh, và mua xong là ăn ngay, chẳng cần phải nấu nƣớng, chế biến. Loại thực phẩm “tiết kiệm thời gian” này ngày càng trở nên rất phổ biến vì tiện lợi, rẻ tiền. Tuy nhiên, điều đáng lƣu ý là thông thƣờng thì chúng chứa rất nhiều chất béo, muối cũng nhƣ cung cấp nhiều năng lƣợng (calori).

Khi cần ăn loại thực phẩm này, nên lƣu ý một số vấn đề sau:

a. Các thực phẩm này đều có đầy đủ chất dinh dƣỡng và lành mạnh nếu ta biết cách lựa chọn.

b. Trên bao bì, những chữ nhƣ: deluxe, big, super, jumbo, whooper đều có nghĩa là món ăn đó có nhiều năng lƣợng và chất béo, cholesterol, muối. Vì thế, nên chọn loại trung bình với nhãn regular size là vừa.

c. Cân bằng bữa ăn này với các bữa khác trong ngày để không bị mất cân đối dinh dƣỡng. Thí dụ nhƣ buổi chiều ở nhà đã dự trù có món thịt gà kho gừng với rau muống luộc thì buổi trƣa nên bớt thịt đi.

d. Chọn ăn bổ sụng các món có nhiều calci, vitamin C, vitamin A là những thứ thƣờng có rất ít trong thực phẩm ăn nhanh. Một phần rau xanh, một ly sữa tƣơi ít béo là cần thiết để có những chất dinh dƣỡng này.

e. Với các món chiên, cần xem kỹ nhãn trên bao bì để biết loại dầu đã đƣợc sử dụng. Nên chọn các loại dùng dầu thực vì không có cholesterol và nhiều chất béo chƣa bão hòa, tốt cho sức khỏe hơn.

Nhiều ngƣời cho rằng thịt gà, cá trong các loại thực phẩm ăn nhanh có ít cholesterol, ít chất béo. Điều này chỉ đúng khi gà, cá đƣợc nƣớng hoặc bỏ lò, nhƣng trong thực tế thì chúng đƣợc tẩm bột rồi chiên giòn, nên vẫn chứa nhiều chất béo và năng lƣợng.

Một miếng bánh sandwich gà chiên có 480 calori và 21g chất béo, trong khi cũng miếng gà đó mà nƣớng thì chỉ có 300 calori và 8g chất béo. Một miếng thịt gà tẩm bột chiên có lƣợng chất béo nhiều hơn thịt gà luộc hoặc bỏ lò đến 25%. Vì thế khi ăn nên bỏ đi phần da hay lớp vỏ giòn.

Món khoai tây chiên giòn đƣợc rất nhiều ngƣời thích vì béo béo, giòn giòn, mằn mặn ăn vào rất khoái khẩu. Tuy nhiên, nếu thƣờng xuyên thƣởng thức món này không giới hạn thì chắc chắn sẽ có nguy cơ phải dùng đến thuốc giảm

cholesterol hay hạ huyết áp! Lý do là vì nhiều nơi vẫn chiên khoai tây với mỡ bò thay vì dầu thực vật, rồi lại rắc thêm nhiều muối cho nên mới sinh chuyện. Một gói khoai tây chiên cỡ trung bình có đến 350 calori và 3 thìa chất béo! Vì thế, nếu dùng mỡ động vật thì nguy cơ tăng cholesterol đã là quá rõ ràng.

Hamburger

Có ngƣời đã xem món hamburger nhƣ là một trong những đặc trƣng của Hoa Kỳ. Đã là ngƣời Mỹ thì hầu nhƣ không thể không biết đến món ăn này. Sự thật thì đây đúng là món ăn đƣợc nhiều ngƣời biết đến và là món ăn phổ thông nhất ở nƣớc Mỹ.

Công ty McDonald khởi sự kinh doanh món hamburger với một tiệm ở thành phố Des Moines, thuộc bang Illinois vào năm 1955. Ngày nay, công ty này đang phải cạnh tranh với khoảng vài chục nhà hàng hamburger khác, và họ có đến 50.000 cửa hàng hamburger trên khắp nƣớc Mỹ cũng nhƣ trên thế giới.

Hamburger đƣợc ngƣời Mỹ chính thức định nghĩa nhƣ sau: món ăn làm bằng thịt tƣơi hoặc thịt đông lạnh, băm nhỏ, có thể cho thêm mỡ động vật và gia vị, nhƣng không đƣợc nhiều quá 30% chất béo, và không đƣợc cho thêm nƣớc. Thịt bò dùng trong hamburger là loại đƣợc xay rồi chiên hoặc nƣớng trên lửa. Thịt xay thì dễ bị oxy hóa vì quá trình xay trải rộng diện tích và thịt phải tiếp xúc với không khí. Hơn nữa, quá trình xay thịt làm vỡ các hồng huyết cầu trong thịt khiến các phân tử đồng, sắt thoát ra. Khi tiếp xúc với mỡ, các phân tử này trở thành chất xúc tác đẩy mạnh tiến trình oxy hóa của mỡ.

Cứ nhìn khối thịt xay đổi sang màu xám ngoắt là biết ngay sự oxy hóa đang diễn tiến.

Khi thịt xay đƣợc chiên hay nƣớng thì các thành phần mỡ và chất đạm trong thịt biến thành các tạp chất mà theo nhiều nhà chuyên môn, có khả năng gây ung thƣ. Ngay cả khói mỡ cháy trong quá trình nƣớng thịt cũng có một số hóa chất độc hại, có nguy cơ gây ung thƣ, đƣợc gọi là polynuclear aromatic hydrocarbons (PAHs). Về khối lƣợng thì nên lƣu ý đến các cỡ hamburger khác nhau nhƣ: cỡ nhỏ, cỡ trung bình và cỡ lớn. Một cái cỡ nhỏ cung cấp khoảng 340 calori, cỡ trung bình khoảng 680 calori, và cỡ lớn thì cung cấp đến 920 calori kèm theo 57g chất béo! Bánh pizza

dụng món ăn này có nhiều điều cần lƣu ý.

Đây là món ăn có nguồn gốc ở thành phố Naples, nƣớc Ý. Pizza không những ngon, rẻ, tiện lợi mà lại còn có nhiều dinh dƣỡng, nếu ta biết giảm bớt một số gia vị phủ trên loại bánh này.

Nguyên liệu cơ bản của pizza là vỏ bánh (crust) có nhiều carbohydrat, vitamin B, thêm vào pho-mát với nhiều calci và chất đạm, nƣớc xốt cà chua, rau với nhiều vitamin C và A. Theo quy định chế biến hiện hành thì chất đạm phải chiếm ít nhất là 10% tổng số trọng lƣợng chiếc bánh. Các nhà sản xuất pizza đang vận động hủy bỏ quy định này để có thể giảm bớt thịt và tăng các gia vị khác, phù hợp hơn với sở thích của ngƣời tiêu thụ.

Nếu muốn tăng khẩu vị cũng nhƣ chất dinh dƣỡng, ta có thể lấy thêm thịt bò xay, thịt nguội, pho-mát, nƣớc xốt cay vị tiêu, xúc xích… Nhƣng chú ý là khi miếng bánh ngon hơn thì đồng thời cũng tăng thêm muối, chất béo và năng lƣợng. Tốt hơn là chỉ rắc thêm ít hành, ớt, nấm cho có nhiều vitamin C và chất xơ.

Bánh pizza đƣợc chế biến với khổ lớn, hình tròn có đƣờng kính chừng 30cm, khi ăn đƣợc cắt nhỏ thành nhiều phần. Trung bình, miếng nhỏ 1/8 của chiếc bánh pizza cỡ này sẽ cung cấp khoảng 185 calori, và một phần ăn chỉ cần từ 2 đến 3 miếng là đủ no.

Lợi điểm của bánh pizza là có thể gia giảm số calori tùy ý. Chẳng hạn nhƣ muốn ít calori thì chọn vỏ bánh mỏng, ít thịt, nhiều rau nhƣ nấm, cà tím, bông cải,

hành, cà chua… Nhƣng cũng có thể yêu cầu nhà hàng cho thêm một chén bơ nƣớc để chấm với vỏ bánh để tăng khẩu vị và cũng là tăng thêm một ít calori. Trung bình, bánh pizza chứa khoảng 15% chất đạm, 27% chất béo và 58%

Ăn chay

Từ “chay” của ta bắt nguồn từ chữ “trai” (齋) trong tiếng Hán, có nghĩa là giữ cho lòng dạ thanh tịnh để đạt đến một trạng thái tinh thần nào đó. Thƣờng thì khi có tâm nguyện gì lớn lao, hay muốn tập trung tinh thần vào một việc gì, ngƣời xƣa thƣờng luôn bắt đầu bằng cách “giữ gìn trai giới”.

Mỗi tôn giáo có thể hiểu về việc ăn chay theo cách hơi khác nhau. Chẳng hạn nhƣ, ăn chay theo Hồi giáo (nhƣ trong tháng chay Ramadan) khác với ăn chay theo Thiên chúa giáo, và cũng không giống với ăn chay theo Phật giáo.

Khái niệm ăn chay đƣợc đề cập đến trong chƣơng sách này đƣợc hiểu là “không ăn thịt, cá hoặc bất cứ thức ăn nào có nguồn gốc động vật”. Nhƣ vậy, ngƣời ăn chay chỉ ăn rau, trái, các loại hạt, củ… đƣợc thu hái từ thực vật. Tuy nhiên, cũng có một số ngƣời ăn chay chấp nhận dùng thêm trứng, sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa.

Ăn chay đã đƣợc thực hiện từ nhiều ngàn năm. Những năm gần đây phong trào không ăn thịt, chỉ ăn rau trái đƣợc nhiều ngƣời quan tâm đến, ngay cả các nhà nghiên cứu khoa học và giới y học. Và do có nhiều kết quả tích cực mang lại cho sức khỏe đã đƣợc chứng minh, nên việc ăn chay hiện đang đƣợc rất nhiều ngƣời áp dụng.

Một nghiên cứu về chế độ dinh dƣỡng ở Trung Hoa thấy rằng đa số dân chúng ở nông thôn ăn nhiều rau trái, ít thịt động vật, nhiều bột, nhiều chất xơ. Mức độ cholesterol trong máu của họ rất thấp, họ ít bị các bệnh tim, béo phì, tiểu đƣờng, loãng xƣơng…

Từ nhận xét đó, một nhà nghiên cứu về dinh dƣỡng và sức khỏe, bác sĩ Collin Campbell của trƣờng Đại học Cornell đã kết luận: “Nói về nguồn gốc, con ngƣời thuộc loại ăn rau trái. Do đó ta nên ăn nhiều loại thực phẩm rau trái, thực vật và giới hạn thực phẩm từ động vật để có sức khỏe tốt.”

Những lý do ăn chay

Ngƣời ăn chay có thể do nhiều động lực, lý do khác nhau. Nói chung, có thể kể ra những lý do phổ biến nhất nhƣ sau đây:

1. Ăn chay vì quan tâm đến môi trƣờng

Quan điểm của những ngƣời ăn chay vì quan tâm đến môi trƣờng có thể tóm tắt ở một số vấn đề chính là:

Một phần của tài liệu Dinh-Duong-Va-Suc-Khoe (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)