Ngƣời Mỹ gọi chế độ ăn uống này là “Mediterranean Diet”, để chỉ tập quán ăn uống đã có từ lâu đời của ngƣời dân các quốc gia ở ven biển Địa Trung Hải. Thực đơn trong chế độ ăn uống này đặc trƣng với phần lớn là rau cải, trái cây và đặc biệt là dầu ô-liu. Chế độ này đã có từ nhiều ngàn năm nay.
Các cuộc khảo cứu gần đây cho thấy là dân chúng ở ven biển Địa Trung Hải ít bị bệnh tim mạch hơn dân chúng ở các nơi khác. Sự kiện này khiến ngƣời ta để ý đến chế độ ăn uống truyền thống của họ.
Trọng tâm của thực đơn này là nhẹ về thịt, nặng về rau trái, nhƣng không nhẹ về chất béo. Tuy nhiên chất béo duy nhất đƣợc sử dụng là dầu của quả ô-liu. Đây là điểm khác biệt giữa chế độ Địa Trung Hải với chế độ ăn uống đƣợc khuyến cáo ở phƣơng Tây, trong đó các chất béo, kể cả dầu ô-liu, đều đƣợc khuyên là nên hạn chế tối đa.
Chế độ dinh dƣỡng Địa Trung Hải ngoài tác dụng tốt đối với các bệnh tim mạch, còn có khả năng ngăn chận cả bệnh ung thƣ nữa.
Tạp chí Health, số tháng 9 năm 1998 công bố kết quả một cuộc khảo cứu ở viện Đại học Sainte–Etienne (Pháp), với đối tƣợng nghiên cứu gồm 605 ngƣời cả nam lẫn nữ, từng bị bệnh tim, đƣợc chia làm hai nhóm với chế độ ăn uống theo hai thực đơn khác nhau. Nhóm thứ nhất ăn theo thực đơn phổ biến ở phƣơng Tây với nhiều thịt và bơ. Nhóm thứ hai ăn theo thực đơn của chế độ dinh dƣỡng Địa Trung Hải, với nhiều trái cây, rau cải, ngũ cốc, đậu, cá, dầu ô-liu và bơ thực vật làm bằng dầu canola.
Sau 4 năm, trong nhóm thứ nhất có 17 ngƣời bị ung thƣ, trong khi nhóm thứ hai chỉ có hai trƣờng hợp ung thƣ.
Chế độ dinh dƣỡng Địa Trung Hải dựa trên tập quán ăn uống lâu đời của dân chúng ở miền nam nƣớc Pháp, một phần nƣớc Ý, đảo Crete và Hy Lạp. Theo chế độ này, không phải tất cả chất béo đều bị xem là xấu. Thực vậy, trọng tâm việc chọn lựa không phải là loại bỏ một chất nào, mà phải biết chọn lựa một cách khôn ngoan loại chất béo nào nên dùng. Ở đây, hầu hết các chất béo trong thực đơn đều là chất béo dạng đơn chƣa bão hòa (monounsaturated fat) có trong dầu ô-liu và acid béo omega-3.
Omega-3 có nhiều trong dầu cá thu, cá hồi… và trong một vài loại hạt. Loại chất béo này có tác dụng làm giảm hàm lƣợng triglycerides trong máu, chống viêm, điều hòa nhịp tim… Còn chất béo dạng đơn chƣa bão hòa trong dầu ô-liu có thể làm giảm cholesterol và LDL (low-density lipoprotein) trong máu, giảm cao huyết áp, chống máu đóng cục, ngăn ngừa sự oxy hóa LDL, tăng sự nhạy cảm của cơ thể với insulin.
Ngoài đạm, carbohydrat và chất béo, các loại hạt có vỏ cứng còn có nhiều chất xơ, vitamin E, acid folic, kali, magnesium, nhƣng không có cholesterol.
Trong chế độ dinh dƣỡng Địa Trung Hải, các loại hạt có vỏ cứng đƣợc xếp cùng nhóm với rau, trái cây, đậu. Các loại hạt này có tác dụng làm giảm nguy cơ xảy ra cơn đột quỵ và bệnh động mạch tim, do chúng làm giảm hàm lƣợng cholesterol là LDL trong máu. Trong chế độ dinh dƣỡng này, pho-mát, sữa chua đều ít đƣợc dùng đến, cá và gà còn ít hơn, và thịt thì rất hiếm khi có mặt trong thực đơn.
Rƣợu vang đƣợc dùng khá điều độ. Đàn ông mỗi ngày khoảng 300ml rƣợu vang, đàn bà cũng dùng một nửa lƣợng rƣợu đó. Với mức độ này, rƣợu vang đƣợc tin là có thể giúp giảm thấp nguy cơ bệnh tim. Rƣợu vang đỏ có nhiều flavonoids, là chất ngăn sự oxy hóa LDL. Rƣợu vừa phải làm tăng HDL (high-density lipoprotein), chống tiểu cầu dính với nhau, giống nhƣ tác dụng của aspirin, có thể làm giảm nguy cơ tiểu đƣờng. Điều cần lƣu ý là sự thƣờng xuyên vận động phải đi đôi với chế độ ăn uống này.