Các bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn002 (Trang 38)

Qua việc nghiên cứu cách thức các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn trên thế giới thực hiện quản trị RRTK, chúng ta có thể rút ra một số bài học hữu ích cho các NHTM ở Việt Nam nói chung và SCB nói riêng.

Thứ nhất, vai trò của một bộ máy quản quản trị RRTK hợp lý và hiệu quả là vô cùng quan trọng. Trách nhiệm quản trị RRTK phải đƣợc san sẻ từ Hội đồng quản trị đến toàn nhân viên trong hệ thống thông qua một loạt các ủy ban, bộ phận chuyên biệt và có quan hệ mật thiết với nhau. Sự hình thành và phát triển của Hội đồng quản lý rủi ro, Hội đồng quản lý tài sản – nợ và Hội đồng kiểm soát là điều kiện tiên quyết cho một cấu trúc quản lý hợp chuẩn. Trong quản trị RRTK, các cơ quan trên, cùng với khối Nguồn vốn phải thực hiện đúng và đầy đủ vai trò đã đƣợc đề ra.

Thứ hai là sự cần thiết của một khung quản trị RRTK toàn diện với hệ thống chính sách đồng bộ và phát triển. Khung quản trị RRTK và hệ thống chính sách là xƣơng sống trong hoạt động quản trị RRTK, do đó, khung chính sách cần đƣợc soạn thảo, xem xét và phê chuẩn trên cơ sở đảm bảo các yếu tố nhận biết rủi ro, đo lƣờng, giám sát và đối phó với rủi ro, đặc biệt là sự cần thiết của kế hoạch tài trợ dự phòng để đảm bảo nguồn vốn trong điều kiện căng thẳng thanh khoản. Việc xem xét và sửa đổi định kì các chính sách và quy trình theo yêu cầu của thị trƣờng cũng nhƣ của bản thân NH là rất cần thiết.

Thứ ba, công tác báo cáo, kiểm tra giám sát thƣờng xuyên, định kì là không thể thiếu. Việc kiểm tra giám sát định kì không chỉ nhanh chóng cho biết tình hình thanh khoản của ngân hàng để đƣa ra các biện pháp đối phó nếu cần mà còn đảm bảo tính hiệu quả của các chính sách, khung quản lý, việc tuân thủ các hạn mức, khẩu vị rủi ro từ đó có các biện pháp sửa đổi cần thiết.

Thứ tƣ, việc tuân thủ các thông lệ quốc tế và trong nƣớc là điều tối quan trọng, cần tích cực và năng động trong việc áp dụng các thông lệ mới và cần thiết.

Thứ năm, sử dụng các công cụ đo lƣờng và theo dõi RRTK, đặc biệt là thang đáo hạn, và các thử nghiệm kiểm tra khả năng chi trả một cách linh hoạt và sát thực tế. Đo lƣờng RRTK tốt tạo điều kiện cho ngân hàng kịp thời có các biện pháp chống đỡ . Các thử nghiệm khả năng chi trả tạo điều kiện cho ngân hàng đánh giá khả năng chống đỡ của NH trong nhiều kịch bản để từ đó lên kế hoạch phòng bị cho các kịch bản này.

Thứ sáu, chuyển từ phƣơng pháp chống đỡ truyền thống là quản lý tài sản sang kết hợp quản lý nợ thông qua tiếp cận thị trƣờng tiền tệ để vay vốn tức thời khi cần.

Thứ bảy, hệ thống giám sát, báo cáo đƣợc hỗ trợ rất nhiều từ các công nghệ kĩ thuật, phần mềm tiên tiến để tăng tốc độ xử lý và khả năng chia sẻ thông tin một cách hiệu quả và nhanh nhất, giúp xóa bỏ đƣợc các giới hạn về không gian và thời gian.

Kết luận chƣơng 1

Chƣơng 1 đã giới thiệu chung về thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động của NHTM. Qua đó có thể thấy tính thanh khoản của một ngân hàng đƣợc tạo lập bởi tính thanh khoản của tài sản mà ngân hàng đó nắm giữ và tính thanh khoản của nguồn. Ngân hàng phải thƣờng xuyên đối phó với tình trạng thâm hụt thanh khoản hoặc thặng dƣ thanh khoản và bản chất của quản trị rủi ro thanh khoản không đơn thuần là để thỏa mãn nhu cầu thanh khoản, mà nó còn là nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh của Ngân hàng. Nhƣ vậy, thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản là vấn đề thƣờng xuyên, then chốt quyết định đến sự tồn tại của các ngân hàng. Về lý thuyết, nội dung quản trị rủi ro thanh khoản bao gồm có ba chiến lƣợc và bốn phƣơng pháp chủ yếu. Tùy vào đặc điểm về phạm vi, quy mô hoạt động, năng lực quản lý và môi trƣờng kinh tế vĩ mô mà ngân hàng lựa chọn chiến lƣợc, phƣơng pháp quản trị thanh khoản tƣơng ứng. Các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đều mong muốn nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả, an toàn trong hoạt động, nhất là trong điều kiện hội nhập hiện nay, vì vậy vấn đề thanh khoản, quản trị rủi ro thanh khoản càng không thể xem nhẹ.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI SCB

2.1. TỔNG QUAN VỀ SCB 2.1.1. Giới thiệu về SCB

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn

Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn Tên tiếng Anh: Saigon Commercial Bank

Tên thƣơng hiệu: SCB

Hội sở chính: 927 Trần Hƣng Đạo, Quận 5, Tp. HCM

Vốn điều lệ: Kể từ ngày 01/01/2012, vốn điều lệ của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn (hợp nhất) là 10.583.801.040.000 đồng (mƣời ngàn năm trăm tám mƣơi ba tỷ đồng tám trăm lẻ một triệu không trăm bốn chục ngàn).

Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP- NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012. Đây là bƣớc ngoặt trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi về quy mô tổng tài sản lớn hơn, phát triển vƣợt bậc về công nghệ, mạng lƣới chi nhánh phát triển rộng khắp cả nƣớc và trình độ chuyên môn vƣợt bậc của tập thể CBNV.

Lịch sử các Ngân hàng thành viên trƣớc khi hợp nhất:  Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn

Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN

Tên tiếng Anh: SAIGON COMMERCIAL BANK (SCB)

Tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô đƣợc thành lập năm 1992 theo Giấy phép hoạt động số 00018/NH-GP ngày 06/06/1992 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nƣớc Việt Nam và giấy phép thành lập số 308/GP-UB ngày 26/06/1992 của

UBND TP.HCM cấp, đến ngày 08/04/2003, chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Ngân hàng TMCP Sài Gòn là một trong những Ngân hàng TMCP hoạt động có hiệu quả trong hệ thống tài chính Việt nam. Cụ thể, từ 27/12/2010 Vốn điều lệ đạt 4.184.795.040.000 VNĐ; đến 30/09/2011 tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Sài Gòn đạt 77.985 tỷ đồng, tăng gần 30% so với đầu năm. Mạng lƣới hoạt động gồm 132 điểm giao dịch trải suốt từ Nam ra Bắc.

Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Việt Nam Tín Nghĩa

Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM TÍN NGHĨA

Tên tiếng Anh: VIETNAM TIN NGHIA COMMERCIAL JOINT STOCK BANK (VIETNAM TIN NGHIA BANK)

Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa tiền thân là Ngân hàng TMCP Tân Việt đƣợc thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0164/NH–GP ngày 22 tháng 08 năm 1992 do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cấp. Ngày 18/01/2006, Ngân hàng TMCP Tân Việt đƣợc đổi tên thành Ngân hàng TMCP Thái Bình Dƣơng theo Quyết định số 75/QĐ-NHNN. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2008, một lần nữa vào tháng 01/2009 Ngân hàng TMCP Thái Bình Dƣơng đã đƣợc đổi tên thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa theo Quyết định số 162/QĐ- NHNN nhằm cơ cấu lại tổ chức và phát triển theo kịp xu thế mới.

Tính đến cuối tháng 9/2011, TinNghiaBank có Vốn điều lệ đạt 3.399.000.000 VNĐ; tổng tài sản đạt 58.939 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2010, vƣợt 7.16% kế hoạch. Mạng lƣới hoạt động gồm 83 điểm giao dịch từ Nam ra Bắc.

Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Đệ Nhất

Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐỆ NHẤT

Tên tiếng Anh: FIRST JOINT STOCK BANK (FICOMBANK)

Ngân hàng TMCP Đệ nhất đƣợc thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0033/NH–GP ngày 27 tháng 04 năm 1993 do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cấp và giấy phép thành lập số 534/GP-UB do Uỷ ban nhân dân TP .HCM cấp ngày 13 tháng 5 năm 1993. Trong bối cảnh hoạt động theo khung pháp lý cho ngân hàng

thƣơng mại tại Việt Nam, ngày 02/8/1993 Ngân hàng TMCP Đệ Nhất đã chính thức khai trƣơng và đi vào hoạt động.

Tính đến 30/09/2011, Ficombank có Vốn điều lệ đạt 3.000.000.000 VNĐ.Kết quả hoạt động kinh doanh đã “phá” chỉ tiêu về tổng tài sản khi đạt hơn 17.100 tỷ đồng, vƣợt 128% so kế hoạch. Mạng lƣới hoạt động gồm 26 điểm giao dịch tại TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số thành phố lớn.

Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, ngân hàng hợp nhất đã có ngay lợi thế mạnh trong lĩnh vực ngân hàng và nằm trong nhóm 5 ngân hàng cổ phần lớn nhất tại Việt Nam. Cụ thể: Vốn điều lệ đạt 10.584 tỷ đồng, Tổng tài sản ngân hàng đã đạt khoảng 154.000 tỷ đồng, Nguồn vốn huy động từ tổ chức tín dụng, kinh tế và dân cƣ của ngân hàng đạt hơn 110.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trƣớc thuế lũy kế đạt trên 1.300 tỷ đồng. Hiện hệ thống của ngân hàng tính trên tổng số lƣợng trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, và điểm giao dịch ƣớc khoảng 230 đơn vị trên cả nƣớc sẽ giúp khách hàng giao dịch một cách thuận lợi và tiết kiệm nhất.

Đến nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn là một trong những Ngân hàng TMCP hoạt động có hiệu quả trong hệ thống tài chính Việt Nam.Với các chính sách linh hoạt và các sản phẩm dịch vụ toàn diện, đáp ứng đƣợc yêu cầu đa dạng của khách hàng là cơ sở vững chắc để Ngân hàng TMCP Sài Gòn đạt đƣợc kết quả và hiệu quả kinh doanh ngày càng cao và luôn là ngƣời bạn đồng hành đáng tin cậy của các khách hàng, theo đúng phƣơng châm “Ngân hàng TMCP Sài Gòn luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng”.

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức

Hội đồng quản trị: Nhằm đảm bảo hiệu quả công tác quản trị trong hoạt động kinh doanh của SCB, tất cả các thành viên Hội đồng Quản trị đều giữ chế độ làm việc thƣờng trực tại ngân hàng, luôn đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả quản trị ngân hàng. Từ 2010, Hội đồng Quản trị cũng đã thành lập 03 Ủy ban chuyên trách để giúp Hội đồng Quản trị thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Ban tổng giám đốc: bao gồm 1 tổng giám đốc, 6 phó tổng giám đốc, là cơ quan chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động thƣờng nhật của SCB và triển khai các chiến lƣợc đã đƣợc đề ra.

Ban kiểm soát là cơ quan đại diện cổ đông có trách nhiệm kiểm tra giám sát hoạt động của các bộ phận khác.

Cơ cấu tổ chức của SCB đƣợc chia làm 11 khối với 36 phòng ban (Phụ lục

1: Cơ cấu tổ chức của SCB). Chức năng cơ bản của một số phòng ban trong các

khối:

Khối quản lý rủi ro: là cơ quan hỗ trợ Tổng giám đốc kiểm soát toàn bộ các rủi ro phát sinh trong hệ thống ngân hàng, tập trung vào 3 loại rủi ro bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng, rủi ro vận hành.

Khối vận hành:

- Phòng thanh toán: làm đầu mối xử lý các giao dịch thanh toán trong hệ thống, trong nƣớc và ngoài nƣớc.

- Phòng ngân quỹ: quản lý kho quỹ hội sở, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt.

Các khối Kinh doanh tổ chức chuyên sâu theo phân khúc khách hàng, thị trƣờng nhƣ khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân, thẻ và ngân hàng điện tử …

Các cơ quan Hỗ trợ kinh doanh là các phòng ban hoạt động hỗ trợ kinh doanh có nhiệm vụ xây dựng và duy trì các quy trình cung cấp sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đảm bảo phòng ngừa rủi ro và phát triển mạng lƣới hệ thống phân phối nhƣ phòng Marketing, phòng phát triển mạng lƣới, phòng tái thẩm định, phòng xử lý và thu hồi nợ ...

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB

2.1.2.1. Quy mô vốn và tài sản

Tổng tài sản có của SCB tăng khá cao từ năm 2008 đến 2009 từ 38.596 tỷ đồng lên 54.492 tỷ đồng, tƣơng đƣơng với 41%. Sự gia tăng này là do trong thời

kỳ này, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, SCB xây dựng chiến lƣợc gia tăng tài sản, ƣu tiên mục tiêu an toàn trong hoạt động.

Năm 2010, tài sản của ngân hàng cũng tăng nhƣng tốc độ tăng giảm, chỉ tăng 10% so với năm 2009. Nhƣng sang năm 2011, tổng tài sản của SCB tăng đột biến lên 144.814 tỷ đồng, tƣơng ứng với 141% so với 2010, và tổng tài sản gần nhƣ không thay đổi đáng kể vào năm 2012. Năm 2011, tổng tài sản của ngân hàng tăng là do hai nguyên nhân chính: Thứ nhất, ngân hàng tăng dƣ nợ tín dụng; thứ

hai, quy mô tài sản cố định tăng lên.

Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012

Vốn điều lệ 2.181 3.625 4.185 10.584 10.584 Tài sản 38.596 54.492 60.183 144.814 149.206

Bảng 2.1: Quy mô vốn điều lệ và tài sản của SCB giai đoạn 2008-2012 (đvt: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên SCB, báo cáo tổng giám đốc 2008-2012)

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tăng trƣởng tài sản và vốn điều lệ tại SCB 2008-2012 (đơn vị %) (Nguồn: Báo cáo thường niên SCB 2008-2012)

Vốn điều lệ của SCB trong giai đoạn 2008-2012 biến động cùng chiều với tài sản. Năm 2009 tăng 66% so với năm 2008, vốn điều lệ lên 3.625 tỷ đồng. Năm

2010 tăng nhẹ, chỉ tăng 15% so với năm trƣớc. Nhƣng sang năm 2011, vốn điều lệ tăng rất cao, lên 10.584 tỷ đồng, tƣơng ứng với 153% so với năm 2010, và mức vốn điều lệ này đƣợc giữ nguyên sang năm 2012. Sự gia tăng đột biến này là do ngày 26/12/2011, NHNN đã ký quyết định sáp nhập ba NHTM đó là NHTMCP Sài Gòn, NHTM Việt Nam tín nghĩa và NHTMCP Đệ nhất.

2.1.2.2. Tình hình kết quả kinh doanh

Lợi nhuận của SCB có xu hƣớng giảm qua các năm. Năm 2008, lợi nhuận ở mức cao 646 tỷ đồng, nhƣng sang 2009 giảm xuống chỉ còn 423 tỷ tƣơng ứng với giảm 34%. Diễn biến lợi nhuận có chút khởi sắc khi tăng lên 447 tỷ đồng vào năm 2010 nhƣng ngay sau đó sang năm 2011 giảm 70% xuống chỉ còn 150 tỷ và lại tiếp tục giảm 49% ở mức 77 tỷ vào năm 2012.

Biểu đồ 2.2: LNST của SCB trong giai đoạn 2008-2012 (đv: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên SCB, báo cáo tổng giám đốc 2008-2012)

Nhƣ vậy, tình hình kinh doanh của SCB trong giai đoạn 2008-2012 không tốt. Lợi nhuận giảm mạnh, và có xu hƣớng sẽ giảm nữa trong thời gian tới nếu ngân hàng không có biện pháp tốt nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản có và tăng doanh số kinh doanh. Sự sụt giảm lợi nhuận vào các năm 2009, 2011 và 2012 là do

ảnh hƣởng chung của nền kinh tế có những biến cố bất lợi cho hoạt động của ngành ngân hàng cũng nhƣ các doanh nghiệp.

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 LNTT 646 423 447 150 77 ROA % 2,00 0,91 0,78 0,15 0,05 ROE % 23,77 11,72 10,19 1,91 0,68

Bảng 2.2: Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời tại SCB giai đoạn 2008-2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên SCB, báo cáo tổng giám đốc 2008-2012)

Với diễn biến tăng giảm tài sản, vốn và lợi nhuận nhƣ vậy, tỷ suất sinh lời tổng tài sản (ROA) của SCB thấp và giảm mạnh. Chỉ năm 2008, tỷ suất sinh lời tổng tài sản là 2%, xấp xỉ với tỷ suất sinh lời tổng tài sản của ngành. Nhƣng bắt đầu từ năm 2009, tỷ suất này giảm mạnh và luôn ở mức dƣới 1%, thậm chí năm 2011 và 2012 chỉ ở mức 0,15% và 0,05%. Những con số này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng không cao và càng ngày càng kém. Ngay cả sau khi sáp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn002 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)