Hoạt động huy động vốn và cho vay khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn002 (Trang 48)

Hoạt động huy động vốn từ khách hàng

Hoạt động huy động vốn từ khách hàng của SCB tƣơng đối tốt và có tốc độ tăng trƣởng khá là ổn định qua các năm, thƣờng ở mức trên 50% tổng vốn. Mặc dù chịu tác động của khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, nhƣng vốn huy động từ khách hàng của SCB năm 2009 và 2010 vẫn tăng và chiếm tỷ trọng 65-66% trong tổng vốn. Khả năng huy động vốn và kiểm soát nguồn vốn tốt cũng là một yếu tố quan trọng hỗ trợ SCB quản lý thanh khoản trong tình hình kinh tế, tài chính bất ổn trong nƣớc và thế giới hiện nay.

Biểu đồ 2.3: Kết quả huy động vốn và cho vay đối với khách hàng giai đoạn 2008-2012 (đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên SCB 2008-2012)

Cho vay khách hàng

Sử dụng vốn của SCB tăng trƣởng khả quan về khối lƣợng và số lƣợng khách hàng. Số lƣợng khách hàng tăng bình quân 40%/năm và tăng trƣởng dƣ nợ khách hàng thƣờng đạt mức trên 35-40%, chỉ có năm 2010, cho vay khách hàng của Ngân hàng là tăng 22% so với năm trƣớc.

Tuy nhiên, khi xem xét tổng hợp giữa hai chỉ tiêu “Huy động vốn từ khách hàng” và “Cho vay khách hàng” thấy rằng, mặc dù vốn huy động tăng trƣởng đều

nhƣng không đủ để cho vay đối với khách hàng. Nhƣ vậy, để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, ngân hàng phải sử dụng các nguồn vốn khác ví dụ huy động từ các tổ chức tín dụng khác, phát hành giấy tờ có giá…

Tỷ lệ nợ xấu

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Nợ xấu 0,57% 1,28% 11,40% 7,20% 7,20%

Bảng 2.3: Tỉ lệ nợ xấu của SCB giai đoạn 2008-2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên SCB 2008-2012)

Chất lƣợng tín dụng của SCB không tốt dần theo thời gian, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ năm 2008 và năm 2009 dƣới 3%, giữ ở mức an toàn chấp nhận đƣợc. Nhƣng tới năm 2010, một năm mà kinh tế cũng khó khăn, nợ xấu của SCB tăng rất cao, chiếm 11,4% trong tổng dƣ nợ. Chứng tỏ, thời gian này, rủi ro tín dụng của ngân hàng cao, đây cũng chính là nguyên nhân tác động xấu tới khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Sang năm 2011, tình hình dƣ nợ xấu đƣợc cải thiện hơn nhƣng vẫn ở mức cao là 7,2%, trên mức cho phép là 3%. Nợ xấu tuy đã giảm nhƣng vẫn rất cao và rủi ro tín dụng của ngân hàng vẫn nghiêm trọng. Đến năm 2012, tình trạng này vẫn không thay đổi tích cực hơn, tỷ lệ nợ xấu vẫn là 7,2%.

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI SCB 2.2.1. Những quy định về quản trị thanh khoản

2.2.1.1. Quy định của NHNN

Tại Điều 93 Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã quy định: “…Tổ chức tín dụng phải xây dựng và ban hành các quy định nội bộ đối với hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng, bảo đảm có cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro gắn với từng quy trình nghiệp vụ kinh doanh, phƣơng án xử lý những trƣờng hợp khẩn cấp…… Quy định về quản lý thanh khoản, trong đó có thủ tục và các giới hạn quản lý thanh khoản;….”.

nƣớc nêu rõ tại “Mục 3: Tỷ lệ về khả năng chi trả” của thông tƣ số 13/2010/TT- NHNN. Nội dung chính của mục này đó là yêu cầu tổ chức tín dụng phải tăng cƣờng việc quản trị thanh khoản bằng nhiều phƣơng pháp: thành lập một bộ phận quản lý tài sản “Nợ”, tài sản “Có” (từ cấp phòng hoặc tƣơng đƣơng trở lên), để theo dõi và quản lý khả năng chi trả hàng ngày; xây dựng và ban hành quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả đối với Đồng Việt Nam, đồng Euro, đồng Bảng Anh và đồng đô la Mỹ. Tổ chức tín dụng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nƣớc về Quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả và các nội dung sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả trong thời hạn 5 ngày sau khi đƣợc ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung; cũng nhƣ ngay sau khi phát sinh rủi ro về khả năng chi trả, khả năng thanh khoản và các biện pháp xử lý.

Bên cạnh đó, cuối mỗi ngày, tổ chức tín dụng phải xác định và có các biện pháp để đảm bảo các tỷ lệ về khả năng chi trả cho ngày hôm sau nhƣ sau:

(1) Tỷ lệ tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản “Có” thanh toán ngay và tổng Nợ phải trả.

(2) Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tổng tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau đối với đồng Việt Nam, đồng Euro, đồng Bảng Anh và đồng đô la Mỹ (bao gồm đồng đô la Mỹ và các ngoại tệ khác còn lại đƣợc quy đổi sang đô la Mỹ theo tỷ giá liên ngân hàng cuối mỗi ngày).

Tổ chức tín dụng phải xây dựng bảng theo dõi, quản lý kỳ hạn thanh toán của tài sản “Có” và kỳ hạn phải trả của tài sản “Nợ” của từng ngày trong khoảng thời gian 30 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau để hỗ trợ cho việc quản lý khả năng chi trả.

Trên cơ sở đó, trƣờng hợp cuối mỗi ngày không đảm bảo các tỷ lệ quy định, tổ chức tín dụng phải có các biện pháp xử lý, đồng thời báo cáo ngay Ngân hàng Nhà nƣớc về các biện pháp xử lý. Nếu tiếp tục gặp khó khăn hoặc có rủi ro về khả năng chi trả, ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản, tổ chức tín dụng phải báo cáo ngay Ngân hàng Nhà nƣớc. Ngân hàng Nhà nƣớc đƣợc áp dụng các biện pháp cần

thiết để xử lý đối với tổ chức tín dụng gặp khó khăn và có rủi ro về khả năng chi trả, khả năng thanh khoản.

Thông tƣ 15/2009/TT-NHNN “Quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với Tổ chức tín dụng”: Thông tƣ 15 đƣợc NHNN ban hành ngày 10/08/2009, trong đó quy định các NHTM chỉ đƣợc sử dụng tối đa 30% vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn (so với quy định cũ tại QĐ 457 là 40%). Quy định này ra đời buộc các NHTM phải cơ cấu lại danh mục tài sản Nợ - tài sản Có cho phù hợp, đảm bảo an toàn thanh khoản.

2.2.1.2. Quy định của SCB

Từ năm 2008, sau cuộc khủng hoảng tài chính, ngân hàng trên thế giới, SCB đã thay đổi mục tiêu hoạt động từ “Hiệu quả - An toàn” thành “An toàn - Hiệu quả”, đặc biệt là trong quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng.

Hệ thống văn bản quản trị của SCB đƣợc xây dựng trên cơ sở dự báo trƣớc rủi ro, đƣợc điều chỉnh liên tục, phù hợp với thực tế. Điển hình là chính sách quản lý tài sản nợ - có, văn bản ở cấp độ cao nhất trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản, do HĐQT Ngân hàng ban hành. Chính sách quản lý rủi ro thanh khoản của SCB cũng đƣợc ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu của NHNN và yêu cầu quản lý thanh khoản của SCB, giúp Ngân hàng định hƣớng quản trị rủi ro cũng nhƣ chủ động kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, giảm thiểu tối đa rủi ro từ các hoạt động trong thanh toán và chi trả. Hay chính sách quản lý nợ, quy định tất cả các biện pháp quản lý nợ và cơ chế xử lý đối với từng khoản nợ cụ thể, nhằm định hƣớng và hỗ trợ cho nhân sự thực hiện vận dụng đƣợc các phƣơng án xử lý nợ hiện nay.

2.2.2. Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản tại SCB

2.2.2.1. Nhân sự và tổ chức

SCB tiếp tục cam kết tạo ra giá trị gia tăng cho các cổ đông thông qua việc phát triển hoạt động kinh doanh, đồng thời duy trì rủi ro ở mức chấp nhận. Ngoài ra, Ngân hàng đã xây dựng khung hệ thống quản lý rủi ro bao gồm cơ cấu tổ chức,

các quy định nội bộ nhằm quản lý rủi ro ở mọi phạm vi từ khoản mục đến danh mục và các loại hình kinh doanh, các loại rủi ro tín dụng, thị trƣờng và hoạt động… phù hợp với hệ thống mạng lƣới trải rộng cả nƣớc.

Cơ cấu tổ chức liên quan đến quản lý rủi ro đã đƣợc Ngân hàng xây dựng và xem xét nhằm điều chỉnh kịp thời và thƣờng xuyên, bao gồm:

- Các Ủy ban liên quan đến quản lý rủi ro nhƣ Ủy ban Quản lý rủi ro, Ủy ban Kiểm toán, Hội đồng Tín dụng cấp cao… trực thuộc Hội đồng Quản trị;

- Ủy ban Tín dụng, Ủy ban Quản lý tài sản nợ - có (ALCO), Phòng Quản lý rủi ro, Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ… trực thuộc Ban Điều hành

- Các cấp quản lý, kiểm soát viên, bộ phận kiểm soát độc lập… trực thuộc các đơn vị kinh doanh trực tiếp cùng các chốt kiểm soát trong từng quy trình tác nghiệp.

Môi trƣờng kinh doanh của Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng và chịu ảnh hƣởng của thị trƣờng thế giới với nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức về rủi ro. Hệ thống quản lý rủi ro thị trƣờng đã đƣợc Ngân hàng quan tâm xây dựng và dần hoàn thiện hơn, nhằm đảm bảo phòng chống các rủi ro trong kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, cũng nhƣ các rủi ro về lãi suất, thanh khoản.

- SCB thành lập Ủy ban Quản lý tài sản nợ - có (ALCO) nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn. Trên cơ sở phân tích tình hình tài chính và dự báo bối cảnh chung, Ủy ban ALCO sẽ đề xuất về cấu trúc nguồn vốn, cơ cấu sử dụng vốn cùng với các chính sách khách hàng trong từ thời kỳ nhằm đạt đƣợc mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.

- Các đơn vị kinh doanh ngoại hối (FX), giao dịch tiền gửi (MM) đƣợc tổ chức theo mô hình Front - Middle - Back và duy trì hệ thống kiểm soát giao dịch, đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro xảy ra;

- Ngân hàng thiết lập hệ thống hạn mức giao dịch rất cụ thể đối với các Đơn vị tại Chi nhánh, Hội sở trên cơ sở khả năng, kinh nghiệm và chất lƣợng tín dụng thực tế. Bên cạnh đó, hệ thống báo cáo, quản lý danh mục kinh doanh và đầu tƣ, tính toán mức thiệt hại tối đa (VAR) cũng đƣợc áp dụng…

2.2.2.2. Các phương pháp và quy trình thực hiện quản trị rủi ro thanh khoản

Để quản trị rủi ro thanh khoản, SCB thực hiện hai phƣơng pháp là phân tích thanh khoản tĩnh và phân tích thanh khoản động.

Phƣơng pháp phân tích tĩnh chính là sự kết hợp giữa phƣơng pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn, phƣơng pháp tiếp cận cấu trúc vốn và phƣơng pháp tiếp cận các chỉ số. Phƣơng pháp này sử dụng số liệu trên bảng cân đối tài sản nợ - tài sản có để tính toán các chỉ số thanh khoản, từ đó, đƣa ra hạn mức hợp lý.

Phƣơng pháp phân tích động chính là dự đoán cung-cầu thanh khoản, từ đó dự báo độ lệch thanh khoản. Phƣơng pháp phân tích động bao gồm các bƣớc sau:

- Lập báo cáo cung cầu thanh khoản: Phòng quản trị nguồn vốn xây dựng báo cáo cung cầu thanh khoản bằng cách phân bổ dữ liệu gốc luồng tiền vào, luồng tiền ra đến hạn vào các dải kỳ hạn: 1 ngày, 7 ngày, 8 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.

- Phân tích mô phỏng thanh khoản: Hàng tuần, Phòng quản trị nguồn vốn phối hợp với Phòng hỗ trợ ALCO thiết lập các kịch bản trong tƣơng lai dựa trên các giả định với xác suất xảy ra tối thiểu 5%. Các giả định nêu trong kịch bản bao gồm:

+ Giả định thay đổi lãi suất.

+ Giả định thay đổi môi trƣờng kinh tế vĩ mô (lạm phát, tăng trƣởng, chu kỳ kinh tế…) và môi trƣờng vi mô (cạnh tranh của các TCTD khác, uy tín…).

Với mỗi kịch bản, cần dự báo các yếu tố sau: + Kế hoạch cho vay mới.

+ Khả năng huy động tiền gửi mới từ các tổ chức, cá nhân. + Khả năng huy động vốn mới từ phát hành giấy tờ có giá. + Khả năng vay cầm cố, chiết khấu của Ngân hàng nhà nƣớc.

+ Khả năng huy động thêm tiền gửi, vay các Tổ chức tín dụng khác.

+ Khả năng thực hiện hợp đồng repo (bán chứng khoán có cam kết mua lại). + Khả năng chuyển các tài sản khác (tài sản cố định, vốn liên doanh, cổ phần…) thành tiền mặt.

- Phân tích khả năng thanh khoản: theo từng kịch bản, phòng quản trị nguồn vốn xây dựng lại báo cáo luồng tiền vào, luồng tiền ra; xác định trạng thái thanh khoản để dự đoán thanh khoản trong thời gian tới dƣ thừa hay thiếu hụt.

Trên cơ sở kết quả của 2 phƣơng pháp nêu trên, phòng quản trị nguồn vốn sẽ quyết định các biện pháp xử lý thích ứng.

Phƣơng pháp phân tích động mới đƣợc SCB áp dụng trong thời gian gần đây. Để áp dụng hiệu quả hơn đối với phƣơng pháp này, SCB đang triển khai Hệ thống tính toán tổn thất dự kiến để tính toán xác suất xảy ra rủi ro thanh khoản của từng tình huống, đo lƣờng rủi ro theo mô hình Basel II. Từ việc tính toán trên, SCB có thể ƣớc lƣợng “Nhu cầu thanh khoản dự tính” mà trạng thái thanh khoản của từng tình huống có thể mang lại cho Ngân hàng.

2.2.3. Đo lƣờng rủi ro thanh khoản tại SCB

2.2.3.1. Theo phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn

Xét về tổng vốn huy động và tổng cho vay của SCB có thể thấy tổng vốn huy động tăng và tƣơng đối ổn định qua các năm, tuy tổng cho vay cũng tăng nhƣng lƣợng tăng vốn huy động đƣợc luôn luôn lớn hơn mức tăng tín dụng, độ lệch giữa cung và cầu thanh khoản dƣơng và tƣơng đối ổn định trong những năm qua là dấu hiệu về khả năng đảm bảo thanh khoản tốt của ngân hàng.

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Vốn huy động 34.983 40.254 50.171 92.224 124.590 Sử dụng vốn 24.554 35.107 41.574 61.171 90.535 Độ lệch thanh khoản 10.428 5.147 8.597 31.053 34.055

Bảng 2.4: Tình hình sử dụng vốn và vốn huy động của SCB giai đoạn 2008- 2012 (đơn vị: tỷ đồng) - (Nguồn: Báo cáo thường niên SCB 2008-2012)

Tín dụng của SCB thƣờng ở khoảng 70-80% so với huy động, trong giai đoạn 2008-2012, chỉ năm 2011, tín dụng bằng 66% so với vốn huy động. Nhƣ vậy theo phƣơng pháp tiếp cận vốn và sử dụng vốn, độ lệch thanh khoản nói chung luôn dƣơng và đang có xu hƣớng tăng lên cao, ngân hàng nên sử dụng phần chênh

lệch này đầu tƣ vào các cơ hội sinh lời để củng cố sự tăng trƣởng của lợi nhuận.

Biểu đồ 2.4: Diễn biến độ lệch thanh khoản theo phƣơng pháp tiếp cận vốn và sử dụng vốn tại SCB giai đoạn 2008-2012 (đơn vị %) - (Nguồn: Báo cáo

thường niên SCB 2008-2012)

Biểu đồ 2.5: Tăng trƣởng vốn huy động và tăng trƣởng sử dụng vốn tại SCB giai đoạn 2008-2012 (đơn vị %)

Tốc độ tăng trƣởng sử dụng vốn của SCB không ổn định và biến động không cùng chiều với tăng trƣởng vốn huy động. năm 2009 và năm 2012, tăng trƣởng sử dụng vốn cao (trên 40%) và cao hơn tốc độ tăng trƣởng vốn huy động.

Nhƣ vậy, biến động của huy động vốn và sử dụng vốn không tƣơng xứng với nhau. Năm 2009, sử dụng vốn tăng nhanh hơn huy động, năm 2010 và 2011, sử dụng vốn tăng chậm hơn huy động, năm 2012, sử dụng vốn lại tăng nhanh hơn huy động.

2.2.3.2. Theo phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn

Cấu trúc vốn huy động

Nguồn cung vốn huy động chủ yếu của ngân hàng vẫn là tiền gửi của khách hàng, chiếm khoảng 50-65% trong tổng vốn huy động. Lƣợng tiền gửi của khách hàng không ngừng gia tăng qua các năm, giữ vai trò quyết định trong ổn định dòng vốn hoạt động kinh doanh của SCB.

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Vay NHNN 29 - 359 9.426 13.953

Tiền gửi, vay TCTD 6.550 9.867 10.754 21.725 26.075 Tiền gửi Khách hàng 19.470 26.541 32.617 46.878 68.913

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn002 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)