MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn002 (Trang 77)

3.2.1. Về phía Chính phủ

3.2.1.1. Xây dựng một Ngân hàng nhà nước độc lập và đủ mạnh

Trong đề án phát triển Ngân hàng Nhà nƣớc, Chính phủ chƣa nêu rõ mô hình Ngân hàng Nhà nƣớc sẽ theo mô hình nào: trực thuộc Chính phủ hay độc lập với Chính phủ. Tuy nhiên, cho dù áp dụng mô hình nào đi nữa, vấn đề then chốt là phải nâng cao vị thế và tính độc lập của Ngân hàng Nhà nƣớc với Chính phủ. Có nhƣ vậy Ngân hàng Nhà nƣớc mới có thể đƣa ra các quyết định điều hành chính sách tiền tệ một cách nhanh chóng, nhằm tác động đến nền kinh tế một cách kịp thời và mang lại hiệu quả cao.

3.2.1.2. Hoàn thiện hệ thống luật pháp đáp ứng yêu cầu hội nhập

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý nói chung và hệ thống hành lang pháp lý về hoạt động ngân hàng nói riêng là cần thiết và cấp bách. Trong thời gian tới, cần tập trung triển khai xây dựng Luật Ngân hàng Nhà nƣớc, Luật các tổ chức tín dụng, Luật giám sát hoạt động ngân hàng và Luật bảo hiểm tiền gửi; rà soát, sửa đổi hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực ngân hàng đảm bảo phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.Việc hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm xây dựng hệ thống ngân hàng thƣơng mại lành mạnh, minh bạch,

vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự kiểm soát hợp lý của Chính phủ. Muốnvậy, cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình ngân hàng: thƣơng mại, đầu tƣ, chính sách, phát triển để tránh những đặc điểm riêng có của loại hình ngân hàng này trở thành lợi thế cạnh tranh không công bằng với loại hình ngân hàng khác. Trong dự thảo Luật bảo hiểm tiền gửi, cần nghiên cứu nâng mức bảo hiểm tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng. Bởi lẽ, việc nâng mức tiền gửi đƣợc bảo hiểm làm cho ngƣời gửi tiền yên tâm hơn, tránh tình trạng rút tiền hàng loạt. Điều này sẽ giúp các ngân hàng thƣơng mại ổn định đƣợc nguồn tiền gửi.

3.2.1.3. Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước

Sự chi phối của sở hữu nhà nƣớc trong các ngân hàng là không tƣơng thích với một hệ thống ngân hàng có sự cạnh tranh cao. Một hệ thống ngân hàng hiệu quả cần có mức độ cạnh tranh cao; dovậy, nếu có sở hữu nhà nƣớc thì ngân hàng này phải có khả năng hoạt động nhƣ một pháp nhân độc lập.

Thực tế ở Việt Nam cho thấy, sự chi phối của các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc trong hệ thống ngân hàng là khá lớn. Điều này đƣợc xem là một điểm yếu của hệ thống ngân hàng Việt Nam không còn sự lựa chọn nào khác là phải tiến hành cổ phần hoá các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc để tăng năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng này. Một điểm cần lƣu ý ở đây là, việc cổ phần hoá các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc phải thay đổi đƣợc cách thức quản trị ngân hàng, tránh tình trạng “bình mới rƣợu cũ”. Cùng với tiến trình hội nhập và các cam kết quốc tế, có thể giảm dần tỷ lệ nắm giữ vốn cổ phần của nhà nƣớc trong các ngân hàng này sau khi cổ phần hoá.

3.2.2. Về phía Ngân hàng Nhà nƣớc

3.2.2.1. Thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt

Ngân hàng nhà nƣớc vẫn cần hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ. Đối với các NHTM lớn, có nhiều giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn thì việc hỗ trợ thanh khoản sẽ thông qua nghiệp vụ thị trƣờng mở tại Ngân hàng Nhà nƣớc. Đối với các NHTM nhỏ không đủ giấy tờ có giá hoặc không có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng mở thì Ngân hàng Nhà nƣớc hỗ trợ

thông qua công cụ tái cấp vốn. Việc hỗ trợ này của Ngân hàng Nhà nƣớc là rất ngắn hạn và các NHTM phải đƣợc yêu cầu điều chỉnh lại cơ cấu nguồn và sử dụng nguồn cho phù hợp, hạn chế thấp nhất rủi ro thanh khoản.

Cụ thể, NHNN cần tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ theo hƣớng:

- Đối với nghiệp vụ thị trƣờng mở : cần đƣợc hoàn thiện và sử dụng nhƣ một công cụ chủ đạo trong việc điều tiết tiền tệ của NHNN theo hƣớng tăng số lƣợng các phiên giao dịch, mở rộng các loại giấy tờ có giá đƣợc thực hiện giao dịch, đa dạng hóa kỳ hạn giao dịch và khối lƣợng giao dịch. Hiện tại chỉ các loại giấy tờ có giá do Chính phủ, Kho bạc Nhà nƣớc phát hành mới đƣợc thực hiện OMO, trong khi số lƣợng chứng khoán, giấy tờ có giá mà các TCTD nắm giữ rất đa dạng. Với những giấy tờ có giá này, NHNN có thể để tỷ lệ chiết khấu cao hơn khi tham gia đấu thầu.

- Đối với công cụ tái cấp vốn: cần hoàn thiện để tạo ra khả năng cho các NHTM có thể tiếp cận nguồn tái cấp vốn của NHNN, sao cho NHNN thực hiện tốt chức năng là ngƣời cho vay cuối cùng.

- Đối với công cụ dự trữ bắt buộc: có thể theo hƣớng cho phép các TCTD đƣợc thực hiện một phần dự trữ bắt buộc bằng các giấy tờ có giá thay vì bằng tiền gửi tại NHNN nhƣ hiện nay để giảm bớt chi phí cho các NHTM và đồng thời cũng thúc đẩy nghiệp vụ thị trƣờng mở phát triển. Đồng thời NHNN có thể xem xét việc quy định tỷ lệ DTBB theo từng thời điểm trong năm (ví dụ tỷ lệ phải duy trì trong thời điểm cuối năm có thể cao hơn trong năm) hay chỉ áp dụng hình thức phạt kinh tế đối với các ngân hàng vi phạm…

- Bên cạnh đó NHNN cũng cần tiếp tục nghiên cứu gắn việc tự do hóa lãi suất với tự do hóa tỷ giá hối đoái để lãi suất và tỷ giá thực sự là tín hiệu phản ánh cung, cầu về vốn trên thị trƣờng.

Rõ ràng với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, việc hoàn thiện các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của chính sách này,thúc đẩy kinh tế tăng trƣởng cao và bền

vững là yêu cầu cấp bách hiện nay.

3.2.2.2. Kiểm soát việc thành lập và cơ cấu vốn trong các ngân hàng thương mại

Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng còn nhiều trở ngại bởi sở hữu chéo và lũng đoạn ngân hàng rất lớn và kéo dài. Hiện nay vẫn thiếu chế tài để xử lý các vấn đề sở hữu triệt để, trong khi đó công tác giám sát sở hữu ngân hàng chƣa hiệu quả. Do đó, bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống quản trị và hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, cần khoanh vùng để tiến hành điều tra toàn diện về cơ cấu sở hữu ngân hàng và có lộ trình xử lý dứt điểm tình trạng sở hữu chéo, sở hữu chi phối ngân hàng để xử lý; bổ sung Luật các TCTD về sở hữu và chế tài xử lý vi phạm; kiểm soát chặt chẽ tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp có liên quan đến góp vốn vào ngân hàng, có chế tài nghiêm về vi phạm trong lĩnh vực này.

Có ý kiến cho rằng, hiện nay có quá nhiều ngân hàng thƣơng mại hơn mức cần thiết tại Việt Nam do đó, để có đƣợc một hệ thống ngân hàng mạnh, nên sáp nhập hoặc hợp nhất các ngân hàng. Tuy nhiên việc có nhiều hay không nhiều số lƣợng ngân hàng thƣơng mại không phải là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của các ngân hàng, mà vấn đề là cần kiểm soát chặt chẽ hơn và nâng dần các tiêu chuẩn khi thành lập các ngân hàng mới. Làm sao cho các quy định, tiêu chuẩn này là thử thách đầu tiên và là thƣớc đo tƣơng đối chính xác về năng lực của các sáng lập viên của một ngân hàng thƣơng mại mới. Cần có những quy định chặt chẽ hơn về vốn điều lệ hay quy định về việc góp vốn thành lập ngân hàng của các tập đoàn kinh tế lớn. Trong tiến trình xây dựng hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam thực sự vững mạnh, cần đề ra quy chế, quy định đối với các ngân hàng không đáp đƣợc các tiêu chuẩn chung để có thể tính đến việc sáp nhập, mua lại những ngân hàng này.

3.2.2.3. Hoàn thiện thị trường liên ngân hàng và xây dựng thị trường mua bán nợ hiệu quả

NHNN vẫn sử dụng thị trƣờng mở để điều hòa vốn, giải quyết thanh khoản cho các ngân hàng trong khi bản chất của thị trƣờng mở là để bơm tiền hoặc hút tiền để điều tiết lƣợng cung tiền trong nền kinh tế. Nhƣng thực tế hiện nay là tham

gia thị trƣờng mở đa số là các ngân hàng lớn, các ngân hàng lớn thắng đấu thầu trên thị trƣờng mở và trở lại cho vay các ngân hàng nhỏ với lãi suất chặt chém khi các ngân hàng nhỏ thiếu thanh khoản. Thực tế, các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam dƣờng nhƣ dựa nhiều vào việc vay mƣợn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Trong thời gian qua, một số ngân hàng thƣơng mại cổ phần có tỷ lệ đi vay trên thị trƣờng liên ngân hàng rất lớn, chiếm tới 50% hoặc cao hơn so với dƣ nợ cho vay. Do thị trƣờng tiền tệ biến động phức tạp bởi chịu ảnh hƣởng của chính sách tiền tệ thắt chặt, nên các ngân hàng này có nhiều thời điểm phải đi vay trên thị trƣờng liên ngân hàng với lãi suất trên 20%/năm, thậm chí tới 30%/năm và cá biệt tới 35%/năm. Do vậy không những khả năng thanh khoản bị đe doạ mà còn ảnh hƣởng đến kết quả lợi nhuận. Ở thái cực khác, một số ngân hàng có nguồn vốn khả dụng tƣơng đối, nhất là các ngân hàng mới thành lập, số vốn góp của các cổ đông tạm thời chƣa sử dụng cho mục đích khác, thay vì cho khách hàng thông thƣờng vay, đã cho vay trên thị trƣờng liên ngân hàng nhằm tìm kiếm chêch lệch lãi suất cao hơn. Nhƣ vậy, việc vay mƣợn vốn lẫn nhau giữa các ngân hàng thời gian qua với tỷ lệ và mức lãi suất cao nhƣ thế là không có lợi, gây mất an toàn cho cả hệ thống và chính bản thân các ngân hàng. Trong khi đó bản chất của thị trƣờng liên ngân hàng là nơi các tổ chức tín dụng có thể cho vay lẫn nhau để bù đắp sự thiếu hụt vốn tạm thời. Mục đích của vay trên thị trƣờng này là đáp ứng nhu cầu thanh khoản tạm thời, cân đối vốn trong ngắn hạn hay đáp ứng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nƣớc tại thời điểm đi vay. Vậy nên lãi suất trên thị trƣờng 2 thƣờng thấp hơn lãi suất vay trên thị trƣờng một. Do đó, NHNN phải xây dựng đƣợc thị trƣờng liên ngân hàng hoạt động hiệu quả, đúng với bản chất của nó để tạo tính thanh khoản tốt hơn cho hệ thống ngân hàng. Ví dụ nhƣ quy định trần khống chế lãi suất liên ngân hàng, khuyến khích và tạo điều kiện cho các ngân hàng nhỏ tham gia thị trƣờng mở.

Mặc dù Đề án thành lập Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) đã đƣợc phê duyệt và VAMC đã chính thức đi vào hoạt động với nguyên tắc lấy thu bù chi, không vì mục tiêu lợi nhuận, công khai, minh bạch và hạn chế

rủi ro, chi phí trong xử lý nợ xấu nhƣng hiện nay thị trƣờng mua bán nợ vẫn còn kém phát triển, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thiếu khung pháp lý để tham gia thị trƣờng một cách an toàn và nợ xấu tiềm tàng rất lớn từ các tập đoàn tƣ nhân và nhà nƣớc là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới rủi ro thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Do đó để thúc đẩy mạnh hơn thị trƣờng mua bán nợ cần giải tỏa những lo ngại của ngân hàng và doanh nghiệp khi bán nợ cho VAMC và phải có thêm nguồn lực tài chính ngoài trái phiếu đặc biệt để xử lý nợ xấu, chẳng hạn phát hành trái phiếu chính phủ hoặc bán tài sản nhà nƣớc (thoái vốn, bán DNNN, bất động sản...) để hỗ trợ vốn cho VAMC. Ngoài ra, cần có cơ chế cụ thể hơn về bảo lãnh tín dụng áp dụng cho VAMC với thủ tục đơn giản, hiệu quả để tái cơ cấu doanh nghiệp; cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục sang nhƣợng, chuyển đổi tài sản áp dụng đặc biệt cho VAMC; có chính sách khuyến khích thị trƣờng mua bán nợ, nhƣ chính sách thuế, chính sách sở hữu hoặc thuê tài sản đối với ngƣời nƣớc ngoài...

3.2.2.4. Hoàn thiện các văn bản pháp quy, hướng dẫn cho thị trường tài chính phái sinh

Với sự phát triển và biến động của thị trƣờng tài chính tiền tệ nhƣ hiện nay những công cụ tài chính phái sinh nhƣ giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi tiền tệ, hợp đồng quyền chọn,…là những công cụ lựa chọn hữu hiệu nhất trong việc phòng chống rủi ro. Thị trƣờng REPO là công cụ khá hiệu quả trong việc tạo ra tính lỏng cao cho các chứng khoán nợ và cơ cấu tài sản Có nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên các công cụ tài chính này ở Việt Nam mới đang trong giai đoạn hình thành và còn ít. Do vậy trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là khi thị trƣờng này mới đang bƣớc đầu hình thành và đi vào vận hành ở Việt Nam, với vai trò là ngƣời điều hành chính sách tiền tệ, NHNN cần có các văn bản pháp quy, hƣớng dẫn nhằm đƣa thị trƣờng này nhanh chóng đi vào hoạt động và phát triển. Có nhƣ vậy các NHTM mới có điều kiện tham gia vào thị trƣờng này để phòng ngừa rủi ro cho mình và góp phần thúc đẩy các công cụ này phát triển thông qua việc cung cấp dịch vụ về các công cụ này cho khách hàng.

3.2.2.5. Tăng cường kiểm tra giám sát, đo lường rủi ro

Công tác giám sát từ xa hiện nay vẫn đƣợc chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc tại các tỉnh, thành phố thực hiện. Nhƣng tính xác thực của các báo cáo giám sát này để phục vụ cho công tác quản lý vĩ mô chƣa cao, chƣa phản ánh trung thực tình trạng hoạt động nói chung và tình trạng thanh khoản nói riêng của các ngân hàng. Nhằm tăng cƣờng hoạt động giám sát của ngân hàng trung ƣơng nhƣ cần phát triển hệ thống cảnh báo sớm, sử dụng dữ liệu hệ thống thanh toán để phân tích thanh khoản, xây dựng hệ thống chỉ số thanh khoản. Ban hành chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc và các TCTD, sửa đổi những biểu mẫu chƣa phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các báo cáo này trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về tiền tệ và hoạt động ngân hàng và chức năng ngân hàng trung ƣơng của Ngân hàng Nhà nƣớc.

3.2.3. Về phía SCB

3.2.3.1. Hoàn thiện bộ máy quản trị và nguồn nhân lực

Hiện tại phòng Quản trị Nguồn vốn của SCB thực hiện tất cả các công việc quản trị rủi ro thanh khoản tại SCB theo quy định của NHNN đảm bảo để Ngân hàng hoạt động an toàn. Về cơ bản công tác quản trị tại SCB thực hiện khá tốt; việc tập trung vốn tại Hội sở và thực hiện hiện điều tiếp vốn về các đơn vị khi có nhu cầu phần cũng nhƣ việc đăng ký nguồn chi trả… đã giúp phòng Quản trị Nguồn vốn dự báo đƣợc nhu cầu thanh khoản của SCB trong thời gian ngắn khá tốt. Tuy nhiên SCB mới chỉ dừng lại ở việc quản trị rủi ro thanh khoản trong ngắn hạn và chiến lƣợc quản trị rủi ro thanh khoản thiên về quản trị thanh khoản nợ. Khối lƣợng tài sản có tính thanh khoản cao mà ngân hàng nắm giữ (ngoại trừ tiền mặt, tiền gửi tại NHNN và TCTD khác) hầu nhƣ hạn chế. Vì vậy ngân hàng cần có cái nhìn dài hạn hơn trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản. Nhằm dự báo tốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn002 (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)