Những kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn002 (Trang 65 - 66)

Kết quả của công tác quản trị rủi ro thanh khoản của SCB nhìn chung chƣa tốt nhƣng vẫn trong tầm kiểm soát.

Thứ nhất, SCB đã xây dựng đƣợc một bộ máy quản trị rủi ro nói chung và quản trị RRTK nói riêng với đầy đủ các cơ quan, đặc biệt là sự tham gia của cả ủy ban quản trị rủi ro và ủy ban ALCO. Năm 2011, SCB chính thức hoàn tất Quy chế tổ chức hoạt động của bộ máy tham mƣu giúp việc bao gồm cả ủy ban ALCO. Sự ra đời của Ủy ban ALCO là một trong những yếu tố quan trọng nhằm tăng cƣờng khả năng quản lý rủi ro thanh khoản, và hƣớng hoạt động này theo đúng chuẩn quốc tế.

Thứ hai, SCB đã triển khai đƣợc cơ chế mua bán vốn (FTP) giữa các chi nhánh với Hội sở. Đây cũng là cơ chế đƣợc sử dụng nhiều và là một công cụ hữu dụng góp phần quản trị RRTK trên thế giới. Bằng cách mua và bán vốn với Hội sở theo đúng các quy định và hạn mức theo chính sách của ngân hàng, các chi nhánh sẽ không còn tình trạng thừa hay thiếu thanh khoản. Ngoài ra bộ máy quản lý đƣợc thanh giảm, gọn nhẹ hơn và có thể tránh đƣợc sự phân tán trong chiến lƣợc quản trị RRTK. So với việc các chi nhánh vừa kinh doanh vừa lo đảm bảo khả năng chi trả gây ra sự phân tán trong chiến lƣợc làm giảm tính hiệu quả của cả hoạt động kinh doanh lẫn công tác đảm bảo thanh khoản, việc chuyển RRTK về quản lý ở Hội sở mang lại tính đồng nhất đem lại kết quả khả quan hơn. Hơn nữa, việc chuyên môn hóa và tập trung hóa quản trị RRTK ở hội sở còn giúp ngân hàng có điều kiện tốt hơn để nghiên cứu, đề xuất các chính sách, quy trình hợp lý hơn cũng nhƣ có điều kiện thuận tiện hơn trong điều hành, quản lý và giám sát RRTK.

Thứ ba, SCB chủ động thực hiện các quy định của NHNN và chính phủ để đảm bảo tính an toàn của ngân hàng nói chung và thanh khoản nói riêng.

Thứ tƣ, trong công tác đo lƣờng và theo dõi RRTK, SCB đã sử dụng phƣơng pháp phân tích thanh khoản động, dự vào mô hình dự đoán cung-cầu thanh

khoản để dự báo độ lệch thanh khoản theo các kịch bản, phƣơng pháp này đƣợc SCB bắt đầu áp dụng từ cuối năm 2010, giúp quản trị rủi ro thanh khoản chủ động hơn, đối phó kịp thời với tình huống xấu có thể xảy ra.

Thứ năm, SCB có lợi thế về huy động vốn từ dân cƣ tƣơng đối ổn định. Ngoài ra, SCB đã thiết lập đƣợc mối quan hệ và tên tuổi tốt hơn trên thị trƣờng LNH tạo điều kiện cho ngân hàng có thể vay vốn trên thị trƣờng này dễ dàng và nhanh chóng hơn nếu cần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn002 (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)