Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn002 (Trang 66 - 67)

Thứ nhất, mô hình quản trị RRTK đã đƣợc đề ra nhƣng việc đƣa vào thực tế hoạt động còn chậm, và chƣa đƣợc quan tâm nhƣ rủi ro tín dụng. Các bộ phận liên quan vào quá trình quản trị RRTK còn chƣa phát huy đƣợc vai trò quan trọng của mình. Điều này thể hiện ở sự mờ nhạt của ALCO trong công tác này, thiếu hẳn các chính sách cụ thể hƣớng dẫn quản trị RRTK theo tình hình của SCB, cũng nhƣ thiếu khung quản trị rủi ro thanh khoản cho toàn ngân hàng. Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản của SCB chƣa đƣợc xây dựng hoàn chỉnh. Ngân hàng mới chỉ chú trọng vào bƣớc giám sát và xử lý rủi ro mà bỏ qua bƣớc nhận diện và cảnh báo sớm về nguy cơ xảy ra rủi ro thanh khoản cũng nhƣ xây dựng kế hoạch dự phòng. Vì vậy khi gặp khó khăn về thanh khoản ngân hàng sẽ lâm vào thế bị động và lúng túng trong việc tìm phƣơng án đối phó. Mặt khác, phƣơng pháp quản trị rủi ro của ngân hàng thiên về quản trị thanh khoản nợ. Các tài sản dự trữ chủ yếu là chứng khoán đầu tƣ với kỳ hạn tƣơng đối dài, SCB nắm giữ ít trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc hơn so với các NHTM cùng quy mô, do đó khi diễn biến thị trƣờng gặp chiều hƣớng xấu, thanh khoản của toàn hệ thống có nguy cơ gặp khó khăn nhƣ giai đoạn cuối năm 2011.

Thứ hai, vai trò cũng nhƣ chất lƣợng hoạt động của quản trị tài sản nợ - có nói chung và trong quản trị RRTK nói riêng còn yếu, mức độ chủ yếu mới ở trình độ phân tích thanh khoản theo các phƣơng pháp truyền thống kết hợp với phƣơng pháp hiện đại hơn đó là hệ thống tính toán tổn thất dự kiến để tính toán xác suất

xảy ra rủi ro thanh khoản của từng tình huống, đo lƣờng rủi ro theo mô hình Basel II. Đồng thời áp dụng cơ chế định giá chuyển vốn nội bộ, tuy nhiên thực hiện cơ chế này chƣa hiệu quả trong việc quản trị tài sản nợ - có, chƣa có sự liên kết giữa định giá vốn với chi phí, rủi ro và khả năng đáp ứng thanh khoản của SCB. Việc tìm kiếm, thu thập thông tin và dữ liệu cho việc phân tích và dự báo trong quy trình này cũng tồn tại nhƣ một thử thách đối với SCB.

Thứ ba, các biện pháp đối phó với RRTK của SCB còn thiếu định hƣớng. Các chiến lƣợc quản lý RRTK khi xảy ra của SCB còn mang tính tự phát. Việc đảm bảo khả năng tiếp cận dễ dàng các nguồn cung thanh khoản nhƣ SCB đã thực hiện chƣa thực sự tốt, việc sử dụng những nguồn này khi RRTK xảy ra nhƣ thế nào cho hợp lý nhất, an toàn nhất với chi phí thấp nhất trong từng tình huống căng thẳng khác nhau là chƣa đƣợc tính tới. SCB có xu hƣớng đầu tƣ tăng về tài sản ít thanh khoản nhƣ “Cho vay và cho thuê tài chính khách hàng” và phụ thuộc hơn vào thị trƣờng liên ngân hàng.

Thứ tƣ, SCB còn yếu trong công tác phân tích và dự báo thị trƣờng. Ngân hàng vẫn còn có tƣ tƣởng ỷ lại quá nhiều vào cơ chế hỗ trợ từ NHNN, mới chú tâm chấp hành nghiêm túc các tỷ lệ an toàn mà thiếu đi việc thƣờng xuyên nghiên cứu, dự báo sát các diễn biến của thị trƣờng để dự phòng vốn thanh khoản và điều chỉnh kịp thời, vì vậy còn bị động trƣớc những tác động thị trƣờng.

Thứ năm, SCB cũng nhƣ các NHTM đang rơi vào vòng xoáy tăng lãi suất trên thị trƣờng, tuy không phải do thanh khoản yếu mà thiên về yếu tố cạnh tranh, tuy vậy, việc hoạt động trong môi trƣờng thiếu lành mạnh này có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp đẩy SCB vào rủi ro thanh khoản trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn002 (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)