Nhân sự và tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn002 (Trang 51)

SCB tiếp tục cam kết tạo ra giá trị gia tăng cho các cổ đông thông qua việc phát triển hoạt động kinh doanh, đồng thời duy trì rủi ro ở mức chấp nhận. Ngoài ra, Ngân hàng đã xây dựng khung hệ thống quản lý rủi ro bao gồm cơ cấu tổ chức,

các quy định nội bộ nhằm quản lý rủi ro ở mọi phạm vi từ khoản mục đến danh mục và các loại hình kinh doanh, các loại rủi ro tín dụng, thị trƣờng và hoạt động… phù hợp với hệ thống mạng lƣới trải rộng cả nƣớc.

Cơ cấu tổ chức liên quan đến quản lý rủi ro đã đƣợc Ngân hàng xây dựng và xem xét nhằm điều chỉnh kịp thời và thƣờng xuyên, bao gồm:

- Các Ủy ban liên quan đến quản lý rủi ro nhƣ Ủy ban Quản lý rủi ro, Ủy ban Kiểm toán, Hội đồng Tín dụng cấp cao… trực thuộc Hội đồng Quản trị;

- Ủy ban Tín dụng, Ủy ban Quản lý tài sản nợ - có (ALCO), Phòng Quản lý rủi ro, Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ… trực thuộc Ban Điều hành

- Các cấp quản lý, kiểm soát viên, bộ phận kiểm soát độc lập… trực thuộc các đơn vị kinh doanh trực tiếp cùng các chốt kiểm soát trong từng quy trình tác nghiệp.

Môi trƣờng kinh doanh của Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng và chịu ảnh hƣởng của thị trƣờng thế giới với nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức về rủi ro. Hệ thống quản lý rủi ro thị trƣờng đã đƣợc Ngân hàng quan tâm xây dựng và dần hoàn thiện hơn, nhằm đảm bảo phòng chống các rủi ro trong kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, cũng nhƣ các rủi ro về lãi suất, thanh khoản.

- SCB thành lập Ủy ban Quản lý tài sản nợ - có (ALCO) nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn. Trên cơ sở phân tích tình hình tài chính và dự báo bối cảnh chung, Ủy ban ALCO sẽ đề xuất về cấu trúc nguồn vốn, cơ cấu sử dụng vốn cùng với các chính sách khách hàng trong từ thời kỳ nhằm đạt đƣợc mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.

- Các đơn vị kinh doanh ngoại hối (FX), giao dịch tiền gửi (MM) đƣợc tổ chức theo mô hình Front - Middle - Back và duy trì hệ thống kiểm soát giao dịch, đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro xảy ra;

- Ngân hàng thiết lập hệ thống hạn mức giao dịch rất cụ thể đối với các Đơn vị tại Chi nhánh, Hội sở trên cơ sở khả năng, kinh nghiệm và chất lƣợng tín dụng thực tế. Bên cạnh đó, hệ thống báo cáo, quản lý danh mục kinh doanh và đầu tƣ, tính toán mức thiệt hại tối đa (VAR) cũng đƣợc áp dụng…

2.2.2.2. Các phương pháp và quy trình thực hiện quản trị rủi ro thanh khoản

Để quản trị rủi ro thanh khoản, SCB thực hiện hai phƣơng pháp là phân tích thanh khoản tĩnh và phân tích thanh khoản động.

Phƣơng pháp phân tích tĩnh chính là sự kết hợp giữa phƣơng pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn, phƣơng pháp tiếp cận cấu trúc vốn và phƣơng pháp tiếp cận các chỉ số. Phƣơng pháp này sử dụng số liệu trên bảng cân đối tài sản nợ - tài sản có để tính toán các chỉ số thanh khoản, từ đó, đƣa ra hạn mức hợp lý.

Phƣơng pháp phân tích động chính là dự đoán cung-cầu thanh khoản, từ đó dự báo độ lệch thanh khoản. Phƣơng pháp phân tích động bao gồm các bƣớc sau:

- Lập báo cáo cung cầu thanh khoản: Phòng quản trị nguồn vốn xây dựng báo cáo cung cầu thanh khoản bằng cách phân bổ dữ liệu gốc luồng tiền vào, luồng tiền ra đến hạn vào các dải kỳ hạn: 1 ngày, 7 ngày, 8 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.

- Phân tích mô phỏng thanh khoản: Hàng tuần, Phòng quản trị nguồn vốn phối hợp với Phòng hỗ trợ ALCO thiết lập các kịch bản trong tƣơng lai dựa trên các giả định với xác suất xảy ra tối thiểu 5%. Các giả định nêu trong kịch bản bao gồm:

+ Giả định thay đổi lãi suất.

+ Giả định thay đổi môi trƣờng kinh tế vĩ mô (lạm phát, tăng trƣởng, chu kỳ kinh tế…) và môi trƣờng vi mô (cạnh tranh của các TCTD khác, uy tín…).

Với mỗi kịch bản, cần dự báo các yếu tố sau: + Kế hoạch cho vay mới.

+ Khả năng huy động tiền gửi mới từ các tổ chức, cá nhân. + Khả năng huy động vốn mới từ phát hành giấy tờ có giá. + Khả năng vay cầm cố, chiết khấu của Ngân hàng nhà nƣớc.

+ Khả năng huy động thêm tiền gửi, vay các Tổ chức tín dụng khác.

+ Khả năng thực hiện hợp đồng repo (bán chứng khoán có cam kết mua lại). + Khả năng chuyển các tài sản khác (tài sản cố định, vốn liên doanh, cổ phần…) thành tiền mặt.

- Phân tích khả năng thanh khoản: theo từng kịch bản, phòng quản trị nguồn vốn xây dựng lại báo cáo luồng tiền vào, luồng tiền ra; xác định trạng thái thanh khoản để dự đoán thanh khoản trong thời gian tới dƣ thừa hay thiếu hụt.

Trên cơ sở kết quả của 2 phƣơng pháp nêu trên, phòng quản trị nguồn vốn sẽ quyết định các biện pháp xử lý thích ứng.

Phƣơng pháp phân tích động mới đƣợc SCB áp dụng trong thời gian gần đây. Để áp dụng hiệu quả hơn đối với phƣơng pháp này, SCB đang triển khai Hệ thống tính toán tổn thất dự kiến để tính toán xác suất xảy ra rủi ro thanh khoản của từng tình huống, đo lƣờng rủi ro theo mô hình Basel II. Từ việc tính toán trên, SCB có thể ƣớc lƣợng “Nhu cầu thanh khoản dự tính” mà trạng thái thanh khoản của từng tình huống có thể mang lại cho Ngân hàng.

2.2.3. Đo lƣờng rủi ro thanh khoản tại SCB

2.2.3.1. Theo phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn

Xét về tổng vốn huy động và tổng cho vay của SCB có thể thấy tổng vốn huy động tăng và tƣơng đối ổn định qua các năm, tuy tổng cho vay cũng tăng nhƣng lƣợng tăng vốn huy động đƣợc luôn luôn lớn hơn mức tăng tín dụng, độ lệch giữa cung và cầu thanh khoản dƣơng và tƣơng đối ổn định trong những năm qua là dấu hiệu về khả năng đảm bảo thanh khoản tốt của ngân hàng.

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Vốn huy động 34.983 40.254 50.171 92.224 124.590 Sử dụng vốn 24.554 35.107 41.574 61.171 90.535 Độ lệch thanh khoản 10.428 5.147 8.597 31.053 34.055

Bảng 2.4: Tình hình sử dụng vốn và vốn huy động của SCB giai đoạn 2008- 2012 (đơn vị: tỷ đồng) - (Nguồn: Báo cáo thường niên SCB 2008-2012)

Tín dụng của SCB thƣờng ở khoảng 70-80% so với huy động, trong giai đoạn 2008-2012, chỉ năm 2011, tín dụng bằng 66% so với vốn huy động. Nhƣ vậy theo phƣơng pháp tiếp cận vốn và sử dụng vốn, độ lệch thanh khoản nói chung luôn dƣơng và đang có xu hƣớng tăng lên cao, ngân hàng nên sử dụng phần chênh

lệch này đầu tƣ vào các cơ hội sinh lời để củng cố sự tăng trƣởng của lợi nhuận.

Biểu đồ 2.4: Diễn biến độ lệch thanh khoản theo phƣơng pháp tiếp cận vốn và sử dụng vốn tại SCB giai đoạn 2008-2012 (đơn vị %) - (Nguồn: Báo cáo

thường niên SCB 2008-2012)

Biểu đồ 2.5: Tăng trƣởng vốn huy động và tăng trƣởng sử dụng vốn tại SCB giai đoạn 2008-2012 (đơn vị %)

Tốc độ tăng trƣởng sử dụng vốn của SCB không ổn định và biến động không cùng chiều với tăng trƣởng vốn huy động. năm 2009 và năm 2012, tăng trƣởng sử dụng vốn cao (trên 40%) và cao hơn tốc độ tăng trƣởng vốn huy động.

Nhƣ vậy, biến động của huy động vốn và sử dụng vốn không tƣơng xứng với nhau. Năm 2009, sử dụng vốn tăng nhanh hơn huy động, năm 2010 và 2011, sử dụng vốn tăng chậm hơn huy động, năm 2012, sử dụng vốn lại tăng nhanh hơn huy động.

2.2.3.2. Theo phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn

Cấu trúc vốn huy động

Nguồn cung vốn huy động chủ yếu của ngân hàng vẫn là tiền gửi của khách hàng, chiếm khoảng 50-65% trong tổng vốn huy động. Lƣợng tiền gửi của khách hàng không ngừng gia tăng qua các năm, giữ vai trò quyết định trong ổn định dòng vốn hoạt động kinh doanh của SCB.

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Vay NHNN 29 - 359 9.426 13.953

Tiền gửi, vay TCTD 6.550 9.867 10.754 21.725 26.075 Tiền gửi Khách hàng 19.470 26.541 32.617 46.878 68.913

Vốn tài trợ, ủy thác, ĐTCV 110 144 123 91 8

Phát hành GTCG 8.824 3.701 6.317 14.104 15.640

Bảng 2.5: Cấu trúc vốn huy động tại SCB giai đoạn 2008-2012 (đv: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên SCB 2008-2012)

Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng cơ cấu vốn huy động tại SCB giai đoạn 2008-2012 (đơn vị %) - (Nguồn: Báo cáo thường niên SCB 2008-2012)

Nhìn vào biểu đồ 2.6, bên cạnh nguồn tiền gửi từ khách hàng, nguồn tiền gửi, vay các tổ chức tín dụng không ngừng gia tăng, luôn chiếm tỷ trọng khoảng 18-25% vốn huy động. Vay từ NHNN trong năm 2008-2010 không đáng kể nhƣng sang năm 2011 và 2012, vay NHNN chiếm 10-11% vốn huy động. Nhƣ vậy càng ngày, SCB càng phụ thuộc vào huy động vốn của thị trƣờng thứ 2.

Nguồn từ phát hành giấy tờ có giá năm 2008 chiếm tỷ trọng rất lớn, đây cũng là năm SCB hoạt động rất hiệu quả, nhƣng sang năm 2009, phát hành giấy tờ có giá giảm mạnh, nhƣờng cho nguồn tiền gửi thế chỗ.

Càng về cuối giai đoạn, tức là năm 2011 và 2012, tỷ trọng tiền gửi khách hàng giảm đi, SCB bắt đầu phải phụ thuộc vào sự trợ giúp của NHNN và các tổ chức tín dụng khác để huy động vốn.

Cấu trúc tiền gửi theo khách hàng:

Nguồn tiền gửi khách hàng tại SCB có cấu trúc khá chênh lệch giữa các tổ chức kinh tế và các cá nhân, nhƣng rất ổn định. Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế thông thƣờng chỉ bằng 1/3 so với vốn huy động từ các cá nhân.

Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng tiền gửi theo nhóm khách hàng tại SCB giai đoạn 2008- 2012 (đơn vị %) - (Nguồn: Báo cáo thường niên SCB 2008-2012)

Nguồn tiền gửi của khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn, thƣờng trên 80%, và tập trung chủ yếu ở loại hình tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán có

kỳ hạn. Do vậy, tuy đây là nhóm khách hàng khó quản lý, có độ biến động cao trong việc xác định nhu cầu về rút vốn, nhƣng Ngân hàng vẫn có thể quản lý thanh khoản trong tầm kiểm soát thông qua việc tính toán đƣợc kỳ hạn rút tiền của khách hàng.

Cơ cấu tiền gửi theo loại hình tiền gửi:

Biểu đồ 2.8: Tỷ trọng tiền gửi theo loại hình tiền gửi tại SCB giai đoạn 2008- 2012 (đơn vị %) - (Nguồn: Báo cáo thường niên SCB 2008-2012)

Cơ cấu tiền gửi theo loại hình tiền gửi thay đổi không nhiều trong giai đoạn từ 2008-2012, với vốn tiền gửi không kỳ hạn, loại tiền gửi đƣợc xem là có khả năng bị rút khỏi ngân hàng cao chỉ chiếm 5-7% trong tổng vốn huy động, vốn tiền gửi không kỳ hạn này chủ yếu thuộc về các khách hàng là tổ chức kinh tế, nhằm mục đích không dùng tiền mặt, lƣợng tiền này ít bị rút khỏi ngân hàng nên khả năng gặp rủi ro thanh khoản của SCB đƣợc giảm thiểu. Tiền gửi có kỳ hạn chiếm đa số, trên 90% trong vốn huy động.

Nhƣ vậy, nhìn chung, cơ cấu vốn huy động của SCB ngày càng đƣợc đa dạng hóa và chuyển dịch theo hƣớng mở rộng huy động từ nhiều nguồn khác, đặc biệt là khai thác thị trƣờng liên ngân hàng, nhƣng vẫn lấy nguồn vốn tiền gửi là cơ sở chính, chiếm đa số trong tổng vốn huy động. Lƣợng tiền gửi khách hàng này cũng đƣợc SCB phát triển theo hƣớng đa dạng nhƣng ổn định về đối tƣợng khách hàng lẫn loại hình tiền gửi, tạo ra một cơ sở vốn tiền gửi khá ổn định. Cơ cấu vốn

nhƣ vậy giúp SCB hạ thấp rủi ro thanh khoản trong những năm qua, tuy nhiên việc tăng sự phụ thuộc vào thị trƣờng liên ngân hàng gần đây, nếu không có những giới hạn cụ thể, sẽ là nguy cơ tiềm ẩn rủi ro về thiếu vốn huy động khi thị trƣờng này gặp vấn đề.

2.2.3.3. Theo phương pháp tiếp cận các chỉ số

Trong phƣơng pháp tiếp cận này, một số các chỉ số thanh khoản của SCB sẽ đƣợc so sánh theo năm và so sánh với các ngân hàng có cùng quy mô về tổng tài sản nhƣ Sacombank và Eximbank…

Các chỉ tiêu phải tuân thủ theo quy định của NHNN

Chỉ tiêu Quy định 2008 2009 2010 2011 2012 Vốn điều lệ (tỷ đồng) Tối thiểu 1000 (năm 2008) 3000 (năm 2010) 2.181 3.625 4.185 10.584 10.584 Tỉ lệ an toàn vốn (CAR) Tối thiểu 8% (trƣớc 2010) 9,91% 11,54% 10,32% 8,21% 9,11% 9% (từ 2010)

Khả năng chi trả Tối thiểu bằng 1 trong 7 ngày tới

0,74 1,64 1,73 0,93 0,87

Tỉ lệ cho vay trung dài hạn từ vốn ngắn hạn

Tối đa 40% (trƣớc 2009)

30% (sau 2009)

12% 26% 28% 25% 27%

Bảng 2.6: Các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động của SCB giai đoạn 2008-2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo Tổng Giám đốc SCB 2008-2012)

Về vốn điều lệ, trƣớc năm 2011, SCB là một trong những ngân hàng có quy mô nhỏ, sau năm 2011, với sự sáp nhập ba ngân hàng, SCB trở thành ngân hàng có quy mô trung bình trong hệ thống NHTM Việt Nam, luôn bảo đảm số vốn trên mức quy định.

2008 đến 2010 luôn trên mức cho phép. Năm 2009 và 2010, tỷ lệ này khá cao, lên tới 11,4% và 10,32% lớn hơn so với mức quy định tối thiểu là 8%. Năm 2011, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của SCB giảm và dƣới mức tối thiểu đƣợc quy định bởi NHNN là 9%. Nguyên nhân là do trong năm 2011, SCB tăng dƣ nợ cho vay và cho thuê tài chính – những tài sản Có có tính thanh khoản thấp và hệ số rủi ro cao, đồng thời vốn điều lệ của SCB tăng đột biến, tăng 153% so với năm 2010, do vậy tỷ lệ an toàn vốn tất yếu sẽ giảm. Sang năm 2012, tỷ lệ này đƣợc cải thiện, tăng lên 9,11%, tuy nhiên không tạo ra vùng đệm an toàn cho khả năng thanh toán của ngân hàng.

Khả năng chi trả trong 7 ngày tiếp theo của SCB chỉ giữ trên mức tối thiểu là 1 vào năm 2009 và 2010, còn lại là không đạt tiêu chuẩn của NHNN. Tuy nhiên, SCB vẫn duy trì khả năng thanh toán tức thời trong tầm kiểm soát, đồng thời tận dụng đƣợc vốn huy động đầu tƣ cho các tài sản sinh lời, nhƣng cần đề ra các biện pháp để khả năng này ở mức cao hơn và an toàn hơn.

Cơ cấu sử dụng vốn ngắn hạn của SCB khá an toàn, tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn luôn nhỏ hơn so với quy định của NHNN, đang có ổn định ở mức 25-27%.  Chỉ số trạng thái tiền mặt H3 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tiền mặt 163 402 1.709 2.386 3.181 TG tại TCTD 3.963 4.535 4.626 5.408 3.898 Tổng Tài sản có 32.269 46.544 57.338 102.499 147.010 Trạng thái tiền mặt SCB 0,128 0,106 0,110 0,076 0,048 Eximbank 0,36 0,243 0,28 0,261 0,252 Sacombank 0,176 0,227 0,224 0,185 0,113

Bảng 2.7: Chỉ số trạng thái tiền mặt tại SCB giai đoạn 2008-2012 (so sánh với Sacombank và Eximbank) (Nguồn: Báo cáo thường niên của SCB, Sacombank,

Qua các năm thì chỉ số ngân quỹ của SCB là ở mức thấp và có xu thế giảm đáng kể trong năm 2011 và 2012, điều này là do tiền gửi tại tổ chức tín dụng của SCB giảm, đồng thời tổng tài sản tăng mạnh vào năm 2011. So với hai ngân hàng thƣơng mại có quy mô vốn và tài sản tƣơng đƣơng nhƣ Sacombank và Eximbank, thì dự trữ thanh khoản của Ngân hàng là không tốt và vẫn đang có xu hƣớng giảm, điều này đồng nghĩa với nguy cơ rủi ro thanh khoản ngày một cao hơn. Trạng thái tiền mặt trên tổng tài sản của SCB thấp hơn các ngân hàng cùng quy mô, do vậy khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền và giải ngân các khoản vay tức thời của SCB không cao.

Chỉ số năng lực cho vay H4

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Dự nợ cho vay 21.249 27.206 32.244 48.798 75.792 Tổng tài sản có 32.269 46.544 57.338 102.499 147.010

Năng lực cho vay

SCB 0,659 0,585 0,562 0,476 0,516

Eximbank 0,44 0,586 0,553 0,598 0,514

Sacombank 0,526 0,544 0,549 0,549 0,595

Bảng 2.8: Chỉ số năng lực cho vay của SCB giai đoạn 2008-2012 (so sánh với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn002 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)