Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn002 (Trang 67)

Các nguyên nhân khách quan:

Một là, hệ thống pháp lý cho hoạt động ngân hàng chƣa đầy đủ và chƣa đồng bộ.

Mặc dù hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện nay là khá đồ sộ nhƣng khung pháp luật cho hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động NHTM nói riêng còn bị đánh giá là thiếu và yếu, nhiều khi chồng chéo và khó hiểu.

Năm 2008, đối diện với khủng hoảng tài chính toàn cầu, NHNN đã ban hành và thay đổi liên tục các công cụ điều hànhChính sách tiền tệ từ định hƣớng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2008 chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm. Đi cùng với quá trình này là tần suất điều chỉnh các công cụ điều hành chƣa từng có của Ngân hàng Nhà nƣớc, tập trung ở các lãi suất chủ chốt, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và biên độ tỷ giá. Tính chung cả năm, Ngân hàng Nhà nƣớc đã 3 lần tăng và 5 lần giảm lãi suất cơ bản. Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu cũng có tần suất điều chỉnh tƣơng ứng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có 1 lần tăng trong tháng 2, 4 lần giảm trong 3 tháng cuối năm (2 lần giảm đối với dự trữ bằng ngoại tệ). Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc có 5 lần điều chỉnh (3 lần tăng, 2 lần giảm).

Một công cụ đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc sử dụng đến, cũng là một sự kiện nổi bật trong năm 2008, là đợt phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc (17/3). Đi cùng với kế hoạch này, nhà điều hành đã 2 lần điều chỉnh lãi suất cho tín phiếu, 1 lần tăng từ 7,8% lên 13%, tháng 12 giảm xuống còn 4,5%..

Lần đầu tiên kể từ 1/12/2005, lãi suất cơ bản đƣợc điều chỉnh tăng, từ 8,25% lên 8,75% vào 1/2/2008. Đặc biệt, trong lần điều chỉnh ngày 19/5 (lên 12%), lãi suất cơ bản đƣợc trả lại đúng chức năng của nó, trở thành một cơ sở để xác định hành lang pháp lý cho lãi suất cho vay của các ngân hàng thƣơng mại, thay vì xơ cứng và mờ nhạt trƣớc đó.

Lãi suất huy động và cho vay biến động chƣa từng có. Chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm của Ngân hàng Nhà nƣớc gắn liền với sự căng thẳng về thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại. Lãi suất huy động VND có kỳ biến động mạnh nhất từ trƣớc tới nay. Cuộc chạy đua bùng phát trong tháng 5 và tạo những đỉnh điểm nóng sốt trong tháng 6. Trên thị trƣờng liên ngân hàng, lãi suất ghi nhận

kỷ lục “treo” tới 43%/năm; nhiều thành viên đồng loạt đẩy mức huy động trong dân cƣ lên tới trên 19%/năm, cá biệt có trƣờng hợp áp tới 20%/năm.

Năm 2009, chính sách tiền tệ tƣơng đối ổn định, nhƣng sang năm 2010 là năm với những thay đổi pháp lý quan trọng, nhiều biến động trên thị trƣờng, nhiều khó khăn đối với cả ngân hàng lẫn doanh nghiệp. Nhƣng đây cũng là năm ghi nhận có những kết quả đạt đƣợc theo hƣớng hoàn thiện khung pháp lý, sự phát triển về quy mô của hệ thống.

Ngày 20/5/2010, Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành Thông tƣ số 13 quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Đây là văn bản đáng chú ý nhất trong những điều chỉnh chính sách năm 2010 của nhà điều hành, ảnh hƣởng sâu rộng đến hoạt động của các ngân hàng, thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng - đặc biệt là giới đầu tƣ. Thông tƣ này có độ trễ hơn 4 tháng để hiệu lực (từ 1/10/2010), nhƣng phải đến đầu tháng 8 những tranh luận, phản ánh mới bắt đầu “bùng nổ”. Thủ tƣớng Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nƣớc rà soát và sửa đổi. Sát ngày hiệu lực, cơ quan ban hành mới chính thức có Thông tƣ 19 với một số điểm điều chỉnh và vẫn giữ nguyên thời điểm hiệu lực của Thông tƣ 13. Về cơ bản, những quy định của Thông tƣ 13 đƣợc xây dựng theo hƣớng nâng cao hơn các tiêu chuẩn an toàn, siết chặt hơn việc sử dụng các nguồn vốn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Cũng trong năm 2010, tại kỳ họp thứ 7, khóa 12, Quốc hội chính thức thông qua hai bộ luật quan trọng: Luật Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Luật Ngân hàng Nhà nƣớc 2010 đã có nhiều điểm sửa đổi theo hƣớng xác định rõ hơn vị trí của Ngân hàng Nhà nƣớc; điều chỉnh nhiều nội dung trong lĩnh vực hoạt động của cơ quan này nhƣ về lãi suất, kế toán, dự trữ ngoại hối, kiểm toán nội bộ… Nhiều nội dung mới của luật đã đi sâu quy định rõ về thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia, cụ thể hóa vai trò, vị trí của các cơ quan nhà nƣớc trong việc quyết định và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Luật Các tổ chức tín dụng 2010 cũng có nhiều điểm mới, quy định cụ thể

hơn, mở rộng phạm vi điều chỉnh về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các tổ chức tín dụng. Hai bộ luật này bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2011.

Nhƣ vậy, tuy đã có nhiều nỗ lực trong việc sửa đổi, bổ sung và ban hành các quy định mới, đặc biệt phải kể đến luật các TCTD và luật NHNN đƣợc chính phủ phê duyệt năm 2010 và thông tƣ 13/2010-NHNN và thông tƣ 19/2010-NHNN về các tỷ lệ an toàn tối thiểu mới cho các TCTD hƣớng tới chuẩn quốc tế Basel II, song thực tế hành làng pháp lý chƣa hoàn chỉnh, chƣa đồng bộ và chƣa chuẩn với các thông lệ quốc tế đã làm tăng tính rủi ro của nền kinh tế và trong hoạt động của các NHTM cũng nhƣ đối với SCB.

Hai là, ảnh hƣởng của nền kinh tế vĩ mô

Trong những năm gần đây nền kinh tế có nhƣng biến động xấu, lạm phát tăng cao, tăng trƣởng tín dụng quá nóng vào năm 2007, dẫn đến căng thẳng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng, bất ổn trong nền kinh tế năm 2008, sự leo thang của chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất và giá USD đã ảnh hƣởng tới hành vi tiêu dùng và tiết kiệm của dân chúng khiến hoạt động huy động và cho vay gặp nhiều khó khăn, dòng tiền vào cũng nhƣ dòng tiền ra bị hạn chế và bất ổn gây khó khăn trong việc theo dõi và dự đoán trạng thái dòng tiền. Bên cạnh đó, các NHTM còn phải đối mặt với sự thay đổi chóng mặt của các công cụ điều hành của NHNN.

Năm 2010, lạm phát tăng cao (11,75%), nhập siêu cả năm là 12,37 tỉ đô la Mỹ, giá vàng tăng mạnh và cao hơn giá vàng thế giới, tiền đồng mất giá hơn 9,68%, chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trƣờng tự do quá rộng (có lúc là 2.000 đồng/đô la Mỹ) là những bất ổn vĩ mô tác động mạnh đến đời sống ngƣời dân, doanh nghiệp và cả nền kinh tế nói chung trong năm. Theo các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân của tình trạng này đến từ chính sách tiền tệ nới lỏng, chính sách tài khóa mở rộng và sâu xa hơn là do mô hình tăng trƣởng dựa vào đầu tƣ nhƣng kém hiệu quả.

Năm 2011, lạm phát tăng (18%) lại một lần nữa gây ảnh hƣởng lớn tới nền kinh tế và tới hoạt động của các NHTM, đặc biệt là trong quản lý thanh khoản tại các NHTM trong đó có SCB. Đứng trƣớc khó khăn của khủng hoảng kinh tế, hơn

50.000 doanh nghiệp Việt Nam phá sản, đồng thời, thị trƣờng bất động sản đóng băng, các khoản cho vay doanh nghiệp và cho vay đầu tƣ bất động sản trƣớc đây của các NHTM đứng trƣớc nguy cơ không thu hồi lại đƣợc.

Sau quãng thời gian tăng trƣởng tín dụng nóng năm 2010, hàng loạt các NHTM lộ rõ điểm yếu kém trong đó có SCB, khả năng thanh khoản kém dần và phải có sự hỗ trợ của NHNN.

Sang năm 2012, lạm phát đã giảm xuống còn 6,8%, tăng trƣởng khá ổn định, nhƣng sự ổn định này chƣa bền vững và vẫn đang ẩn chứa nguy cơ tái lạm phát cao do nhiều vấn đề, đặc biệt là tái cấu trúc kinh tế và chuyển đổi mô hình kinh tế. Tình trạng hàng tồn kho và nợ xấu vẫn đang là vấn đề bức xúc đối với toàn nền kinh tế và đối với hoạt động tính dụng và quản lý thanh khoản của các NHTM.

Ba là, nguyên nhân từ phía các ngân hàng khác

Hiện nay tính liên kết hệ thống giữa các NHTM còn yếu, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh, đẩy lãi suất lên cao tạo khe hở cho khách hàng gửi tiền “làm giá, tăng lãi suất” hoặc rút tiền chuyển sang các NHTM khác, làm suy yếu khả năng chống đỡ thiếu hụt thanh khoản của hệ thống. Trong năm qua các NHTM liên tục chạy đua tăng lãi suất, lặp lại tình hình lãi suất năm 2008. Để cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng, nhiều ngân hàng bất chấp rủi ro, đƣa ra các hình thức khuyến mại, thƣởng để huy động với lãi suất cao hơn, có trƣờng hợp không thèm quan tâm tới đồng thuận lãi suất ở mức 14% mà tăng lên tới 17-18% tạo nên một lƣợng vốn không an toàn và không hiệu quả.

Bốn là, nguyên nhân từ phía khách hàng

Trong điều kiện thông tin bất cân xứng, lại chƣa minh bạch, với kiến thức tài chính không chuyên sâu, dân cƣ thƣờng có xu hƣớng hành động theo phong trào và có những phản ứng thái quá nhƣ rút tiền ra khỏi ngân hàng này và chuyển sang ngân hàng khác, rút tiền để mua vàng, mua đô la Mỹ để tích trữ… trƣớc những thông tin xấu làm tăng sự bất ổn của thị trƣờng. Điều này cũng là dễ hiểu, nhƣng lại gây ra rủi ro lớn về biến động dòng tiền, gây khó khăn cho các NHTM nói chung và cho SCB nói riêng.

Các nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, SCB chƣa có sự quan tâm và đầu tƣ đúng mức cho quản trị rủi ro thanh khoản.

Tình hình chung hiện nay trong hệ thống ngân hàng là quản trị RRTK cũng nhƣ quản trị rủi ro thị trƣờng và rủi ro hoạt động, tuy đã đƣợc triển khai nhƣng còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Hầu hết các nguồn lực mới chỉ chú trọng vào vận hành và phát triển hệ thống quản lý rủi ro tín dụng. Điều này bắt nguồn từ nhận thức của các cấp lãnh đạo, còn đánh giá tầm quan trọng của rủi ro thanh khoản chƣa cao và chƣa gắn kết đƣợc rủi ro này với các rủi ro khác nhƣ rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng…, sau đó là đến quy trình quản trị RRTK trong ngân hàng còn thiếu dẫn đến việc thiếu ý thức và hiểu biết về khái niệm và quy trình quản trị RRTK trong nhân viên.

Thứ hai, trình độ cán bộ công nhân viên còn chƣa tƣơng xứng

RRTK và quản trị RRTK là những khái niệm tuy không mới nhƣng chỉ đƣợc quan tâm nghiên cứu chuyên sâu và đổi mới theo tình hình thế giới từ năm 2008, sau khủng hoảng tài chính. Việc tiếp cận các bài nghiên cứu, hƣớng dẫn và thông lệ mới trên thế giới này còn hạn chế đối với các nhân viên ngân hàng. Hơn nữa, một phần không nhỏ cán bộ công nhân viên của SCB có tuổi đời còn rất trẻ (38% dƣới 25 tuổi, 55% từ 26 đến 35, năm 2009), thiếu kinh nghiệm thực tế và kiến thức chuyên sâu (chỉ có 5% có trình độ trên đại học năm 2009) để có thể thực hiện quản trị rủi ro với hiệu quả tối đa, nhất là đối với một vấn đề khó nhƣ RRTK.

Thứ ba, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế

Áp dụng khoa học công nghệ và trang thiết bị tiên tiến vào hoạt động quản trị ngân hàng là một điều tất yếu. Tuy nhiên trên thực tế, cơ sở vật chất của SCB còn một số hạn chế, nhất là cơ sở dữ liệu còn thiếu, đƣờng truyền thông tin còn chậm, thậm chí đôi lúc còn bị tắc nghẽn, cũng ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động quản trị RRTK.

Kết luận chƣơng 2

Chƣơng 2 đã phân tích về thực trạng hoạt động kinh doanh nói chung và thực trạng quản lý thanh khoản nói riêng tại SCB. Ngoài ra, cũng thực hiện đánh giá trạng thái thanh khoản những năm gần đây của NH theo ba phƣơng pháp. Từ đó, đƣa ra những nhận xét về kết quả đạt đƣợc và những hạn chế tồn tại cùng nguyên nhân, cả về chủ quan và khách quan. Nhìn chung:

- Các chỉ số thanh khoản của Ngân hàng là không tốt, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro thanh khoản.

- Quản trị RRTK tại Ngân hàng đã đƣợc đề ra nhƣng việc đƣa vào thực tế hoạt động còn chậm, và chƣa đƣợc quan tâm nhƣ rủi ro tín dụng. Ngân hàng mới chỉ chú trọng vào bƣớc giám sát và xử lý rủi ro mà bỏ qua bƣớc nhận diện và cảnh báo sớm về nguy cơ xảy ra rủi ro thanh khoản cũng nhƣ xây dựng kế hoạch dự phòng. Vì vậy khi gặp khó khăn về thanh khoản ngân hàng sẽ lâm vào thế bị động và lúng túng trong việc tìm phƣơng án đối phó. Mặt khác, phƣơng pháp quản trị rủi ro của ngân hàng thiên về quản trị thanh khoản nợ. Các tài sản dự trữ chủ yếu là chứng khoán đầu tƣ với kỳ hạn tƣơng đối dài, SCB nắm giữ ít tài sản có tính thanh khoản cao nhƣ trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc. SCB có xu hƣớng đầu tƣ tăng về tài sản ít thanh khoản nhƣ “Cho vay và cho thuê tài chính khách hàng” và phụ thuộc nhiều vào thị trƣờng liên ngân hàng.

Đây chính là cơ sở để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng quản trị RRTK tại SCB trong thời gian tới.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG SCB TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG SCB 3.1.1. Định hƣớng phát triển của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

Đổi mới tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nƣớc để hình thành bộ máy tổ chức tinh gọn, chuyên nghiệp, có đủ nguồn lực, năng lực xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trƣờng dựa trên cơ sở công nghệ tiên tiến, thực hiện các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng trung ƣơng, hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế, thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo nền tảng phát triển Ngân hàng Nhà nƣớctrở thành ngân hàng trung ƣơng hiện đại, đạt trình độ tiên tiến của các ngân hàng trung ƣơng trong khu vực Châu Á.

Xây dựng và thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trƣởng kinh tế và thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Điều hành tiền tệ, lãi suất và tỷ giá hối đoái theo cơ chế thị trƣờng thông qua sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ gián tiếp. Ứng dụng công nghệ thông tin, mở rộng nhanh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng. Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam. Chính sách tiền tệ tạo điều kiện huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực tài chính. Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá để định hƣớng và khuyến khích công chúng tiết kiệm, đầu tƣ và phát triển sản xuất kinh doanh.

3.1.2. Định hƣớng phát triển các tổ chức tín dụng

Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Nhƣng hiện trạng các ngân hàng yếu kém phải tái cấu trúc đang có tình trạng sở hữu chéo rất phức tạp và là tảng đá ngán đƣờng trong việc nâng cao chất lƣợng hệ thống tín dụng thông qua tái cấu trúc. Do đó tái cấu trúc đồng thời phải

giảm thiểu và đi tới loại bỏ sở hữu chéo không đúng quy định của pháp luật đối với hệ thống tài chính.

Tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thƣơng mại trên cơ sở phân biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn002 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)