Nội dung của công tác quản lý hoạt động khởi nghiệp cho sinh viê nở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên ở các trường đại học thuộc đại học thái nguyên (Trang 44 - 49)

1.3.1 .Đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên

1.4. Nội dung của công tác quản lý hoạt động khởi nghiệp cho sinh viê nở

các trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên

- Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên, sinh viên về tầm quan trọng hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên: Việc nâng cao nhận thức cũng

như thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho cán bộ, giảng viên và sinh viên và cho học sinh, sinh viên trong thời gian công tác và học tập tại các nhà trường là điều vơ cùng quan trọng trong việc hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp. Trong giai đoạn đầu tiên, nhà trường mà cụ thể là giảng viên và các đơn vị hỗ trợ đóng vai trị là những người truyền cảm hứng, cung cấp thơng tin, giới thiệu những thành cơng, điển hình, kinh nghiệm, hỗ trợ phát triển đội nhóm thơng qua thúc đẩy hợp tác liên ngành trong sinh viên. Các trường Đại học cần quan tâm hơn đến việc hỗ trợ nâng cao nhận thức, năng lực người học về vấn đề việc làm, khởi nghiệp; trang bị cho bản thân còn thiếu kiến thức, kỹ năng từ khâu hình thành và hồn thiện ý tưởng, lập kế hoạch, quản lý dự án, kinh doanh... đến khâu hồn thiện và thương mại hóa sản phẩm.

- Hỗ trợ và đào tạo khởi nghiệp cho cán bộ, giảng viên và sinh viên: Việc

hỗ trợ và đào tạo những hoạt động khởi nghiệp cho cán bộ, giảng viên và sinh viên là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình sinh viên đang học tập tại trường. Việc hình thành các đội ngũ làm cơng tác tư vấn, tổ chức các khóa đào tạo, nâng cao trình độ; Biên soạn và ban hành các bộ tài liệu cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên, đào tạo cán bộ tư vấn hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp, đào tạo giáo viên hướng nghiệp; Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo trong nhà trường theo hướng lồng ghép nội dung, thời lượng các môn học khởi nghiệp, các kỹ năng khởi nghiệp vào chương trình chính khóa hoặc ngoại khóa một cách phù hợp; Tăng cường giao lưu, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm quốc tế cho học sinh, sinh viên và đội ngũ cán bộ tư vấn hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các nhà trường tổ chức các hoạt động thực tập, trải nghiệm tại doanh nghiệp tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên được tiếp xúc với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tạo môi trường hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp:Việc tạo môi trường hỗ trợ

cho sinh viên khởi nghiệp là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Nếu chỉ có chủ trương và chính sách cũng chưa đủ, muốn khởi nghiệp sáng tạo đi vào thực chất vấn đề đặt ra là sinh viên phải thực sự có tư duy khởi nghiệp, bởi chỉ có tư duy khởi nghiệp tốt mới tạo ra được những ý tưởng, dự án mang tính đột phá, thiết thực và khả thi. Nếu có dự án tốt tự khắc sẽ có nhà đầu tư, có kinh phí triển khai. Do đó rất cần đến mơi trường hỗ trợ khởi nghiệp đủ mạnh, Tạo một không gian khởi nghiệp chuyên nghiệp, đa dạng về lĩnh vực khởi nghiệp, khơng gói gọn trong các chuyên ngành mà nhà trường đào tạo như hiện nay. Tích cực gắn kết với doanh nghiệp, tìm kiếm những nhà đầu tư thiên thần để có thể giúp cho hoạt động khởi nghiệp ngay khi còn đang học tại trường của các em được thuận lợi, có điều kiện va chạm sớm, học hỏi sớm những kinh nghiệm. Bên cạnh đó cần xây dựng chương trình phối hợp với doanh nghiệp nhằm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm tại doanh nghiệp, xây dựng dự án khởi nghiệp theo

yêu cầu, đặt hàng của doanh nghiệp nhằm tạo môi trường, động lực, khuyến khích HSSV. Song song với đó cần tổ chức cuộc thi “HSSV với ý tưởng khởi nghiệp” hàng năm tạo sân chơi thiết thực đối với HSSV hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp.

- Xây dựng các chính sách hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên các trường Đại học thuộc Đại học Thái Ngun: Ngồi những chính sách đã

được Chính phủ, Bộ ngành đã ban hành tổ chức thực hiện thì các cơ sở giáo dục Đại học cần chủ động bố trí kinh phí từ các nguồn thu hợp pháp của cơ sở (bao gồm nguồn chi thường xuyên, nguồn nghiên cứu khoa học học sinh, sinh viên, nguồn xã hội hóa...) vào nguồn vốn dành cho hoạt động khởi nghiệp của cơ sở và hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp. Các trường Đại học chủ động tổ chức các hoạt động tìm kiếm nguồn kinh phí, kết nối, thu hút đầu tư từ các cá nhân, tổ chức đối với các dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên. Đặc biệt cần xây dựng Quỹ hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp tại các nhà trường từ nguồn kinh phí vận động xã hội hóa. Tăng cường phối hợp ký kết thỏa thuận hợp tác phối hợp với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư để đồng hành tổ chức các hoạt động khởi nghiệp, hỗ trợ nguồn vốn đầu tư các dự án, ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên.

Mặt khác, phải tổ chức các hoạt động nghiên cứu, hội nghị, hội thảo rà soát, phát hiện khoảng trống chính sách nhằm đề xuất, sửa đổi hoặc ban hành chính sách về hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong tình hình mới.

Phối hợp với các bộ, ngành liên quan, đề xuất sửa đổi bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy định về cơ chế, chính sách về hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp; chính sách đối với nhà giáo, người làm công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp theo quy định.

1.4.1. Lập kế hoạch hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên ở trường Đại học

Lập kế hoạch đó là sự thống kê những cơng việc cụ thể cho một thời gian nhất định. Đó là trình tự những nội dung hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động được bố trí sắp xếp theo thứ tự thời gian. Phải nắm bắt được thông tin căn

cứ xây dựng kế hoạch, các điều kiện nội lực và ngoại lực, tìm phương pháp và biện pháp thực hiện, lựa chọn phương án tối ưu.

Hiệu trưởng trường Đại học hoặc cán bộ quản lý khi lập kế hoạch quản lý các hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên phải dựa trên các văn bản quy định của Chính phủ, của Bộ ngành và các điều kiện của nhà trường và tình hình của sinh viên. Khi xây dựng kế hoạch Hiệu trưởng trường Đại học cần tiến hành các bước sau:

- Xác định mục đích và mục tiêu của các hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên.

- Xác định các hoạt động cơ bản về nội dung khởi nghiệp trong sinh viên; thứ tự đầu mục công việc cần triển khai để tiến hành thực hiện cho từng hoạt động khởi nghiệp trong sinh viên.

- Xác định, phân công nhân sự để tổ chức thực hiện các nội dung về hoạt động khởi nghiệp đã đề ra.

- Xác định thời gian tổ chức thực hiện, thời gian hoàn thành từng nội dung hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên.

- Xác định nguồn kinh phí thực hiện, nguồn chủ động, nguồn xã hội hóa. - Quy định chế độ báo cáo, giai đoạn, công văn, chỉ thị….

1.4.2. Tổ chức thực hiện hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên trường đại học

Tổ chức thực hiện kế hoạch là đảm bảo các điều kiện nhằm thực hiện cho được các hoạt động khởi nghiệp của sinh viên theo đúng tiến trình đã đặt ra. Các điều kiện đảm bảo ở đây bao gồm các nguồn lực: Nguồn nhân lực tham gia thực hiện, nguồn lực tài chính và nguồn lực khác.

Để tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên, Hiệu trưởng nhà trường cần tiến hành các công việc sau:

- Ban hành kế hoạch, công văn, chỉ thị thực hiện cho từng lĩnh vực trong kế hoạch.

- Tuyên truyền, giáo dục, quảng bá để cán bộ, giảng viên, HSSV hiểu rõ về tầm quan trọng của hoạt động khởi nghiệp của sinh viên.

- Hình thành các đội ngũ làm cơng tác tư vấn, tổ chức các khóa đào tạo, nâng cao trình độ; Biên soạn và ban hành các bộ tài liệu cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên, đào tạo cán bộ tư vấn hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp, đào tạo giáo viên hướng nghiệp

- Xây dựng chương trình phối hợp với doanh nghiệp nhằm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm tại doanh nghiệp, xây dựng dự án khởi nghiệp theo yêu cầu, đặt hàng của doanh nghiệp.

- Tạo một không gian khởi nghiệp chuyên nghiệp, đa dạng về lĩnh vực khởi nghiệp, khơng gói gọn trong các chuyên ngành mà nhà trường đào tạo như hiện nay.

- Tổ chức các hoạt động tìm kiếm nguồn kinh phí, kết nối, thu hút đầu tư từ các cá nhân, tổ chức đối với các dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên

- Tổ chức lấy ý kiến đóng góp, phản ánh về những vấn đề liên quan đến hoạt động khởi nghiệp của sinh viên.

1.4.3. Chỉ đạo triển khai hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên trường đại học

Hiệu trưởng trường Đại học chỉ đạo thực hiện hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên có vai trị hết sức quan trọng trong việc quyết định tiến độ thực hiện của từng nội dung trong kế hoạch đã đề ra. Cụ thể lãnh đạo trường Đại học cần phải tiến hành các nội dung sau:

- Chỉ đạo là phải thực hiện thường xuyên, đôn đốc kịp thời, chỉ rõ những vấn đề phát sinh hoặc chưa rõ ràng mà chỉ có vai trị lãnh chỉ đạo mới đủ chức năng để giải quyết.

- Chỉ đạo điều chỉnh về các nội dung, tiến độ thực hiên, hình thức hoạt động phù hợp nhất đối với hoạt động khởi nghiệp của sinh viên.

- Điều tiết, chỉ đạo các lực lượng có liên quan, các tổ chức chính trị, cộng đồng xã hội để thực hiện cho được các hoạt động khởi nghiệp của sinh viên.

- Động viên, khuyến khích các tổ chức cá nhân tham gia các hoạt động khởi nghiệp của sinh viên.

- Chỉ đạo tổng kết các nội dung đã thực hiện liên quan về hoạt động khởi nghiệp của sinh viên.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên ở các trường đại học viên ở các trường đại học

Mục tiêu của kiểm tra, đánh giá là để kiểm nghiệm các hoạt động đã thực hiện như thế nào về hoạt động khởi nghiệp của sinh viên. Hiệu trưởng trường Đại học bên cạnh xây dựng các chuẩn đánh giá tổ chức thực hiện các hoạt động khởi nghiệp của sinh viên thì cần phải đưa ra các nội dung đánh giá một cách có định lượng. Nội dung đánh giá phải thể hiện tính khoa học, chính xác, khách quan, cơng bằng, khơng những vậy cịn phải thể hiện được mức độ hài lòng của đối tượng được đánh giá cũng như mục đích của việc đánh giá.

Kiểm tra đánh giá nhằm thực hiện sự điều chỉnh kịp thời và hợp lý, từ đó ngăn chặn và xử lý những sai sót có thể sảy ra trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động khởi nghiệp của sinh viên.

Việc thu thập các thông tin từ nhiều kênh khác nhau giúp cho người quản lý nhìn rõ được bức tranh tổng thể của việc thực hiện kế hoạch trong thực tiễn, từ đó đưa ra các quyết định quản lý nhằm điều chỉnh và định hướng thực hiện đảm bảo những mục tiêu hay sửa chữa những sai sót nhằm đạt được những hiệu quả cao nhất.

Các bước kiểm tra, đánh giá:

- Xác định mục đích kiểm tra, đánh giá, nội dung đánh giá;

- Thu thập thơng tin; Phân tích, đánh giá; Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá.

- Khen thưởng, xử lý vi phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên ở các trường đại học thuộc đại học thái nguyên (Trang 44 - 49)