Quản lý hoạt động khởi nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên ở các trường đại học thuộc đại học thái nguyên (Trang 28 - 29)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Quản lý hoạt động khởi nghiệp

Sự phát triển nhanh chóng của các hoạt động khởi nghiệp, tạo thành hệ sinh thái khởi nghiệp đã yêu cầu cần phải có một phương pháp quản lý hoạt động khởi nghiệp cụ thể và phù hợp. Quản lý hoạt động khởi nghiệp đòi hỏi phải có sự đồng bộ giữa các cấp quản lý trong việc ban hành các văn bản và cách thực

hiện quản lý.

Giai đoạn phát triển kinh tế của Việt Nam khoảng 10 năm qua đã chứng kiến sự hình thành và phát triển rất năng động của phong trào khởi nghiệp. Có nhiều nhân tố dẫn đến khởi nghiệp như là một lực lượng mới của nền kinh tế. Trong đó có thể kể đến khả năng sáng tạo, tinh thần kinh doanh của người Việt; sự phát triển gia tốc của thị trường khi Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập trung bình; sự thất bại của hình thái “Nhà nước kinh doanh” thông qua các doanh nghiệp, tập đoàn sở hữu Nhà nước; sự bùng nổ của công nghệ và sử dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin; Việt Nam bước vào thời kỳ "dân số vàng"; sự tham gia của các quỹ đầu tư và các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp... Cũng như các vấn đề khác trong xã hội. Khởi nghiệp cũng là hoạt động đặt ra yêu cầu có sự quản lý phân tầng rõ ràng mạch lạc. Song hiện nay, do hoạt động khởi nghiệp còn khá mới mẻ, lĩnh vực khởi nghiệp lại không có giới hạn ngành nghề nên chưa có một hệ thống văn bản quy chuẩn nào quy định cụ thể về khởi nghiệp. Vẫn còn sự chồng chéo trong cách phân cấp quản lý, và nhầm lẫn giữa khởi nghiệp, lập nghiệp thông thường và khởi nghiệp theo hướng đổi mới sáng tạo.

Dựa trên khái niệm quản lý và thực tế về hoạt động khởi nghiệp, cũng như quản lý hoạt động khởi nghiệp hiện nay tác giả đưa ra khái niệm “Quản lý khởi nghiệp” “Quản lý hoạt động khởi nghiệp là một quá trình các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương tác động đến đối tượng khởi nghiệp (bao gồm tất cả các vấn đề liên qua đến khởi nghiệp như: người khởi nghiệp, vốn, cơ sở vật chất, quy trình,…) nhằm phát triển bền vững hệ sinh thái khởi nghiệp.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên ở các trường đại học thuộc đại học thái nguyên (Trang 28 - 29)