8. Cấu trúc của luận văn
1.4. Nội dung của công tác quản lý hoạt động khởi nghiệp cho sinh viê nở
- Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên, sinh viên về tầm quan trọng hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên: Việc nâng cao nhận thức cũng như thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho cán bộ, giảng viên và sinh viên và cho học sinh, sinh viên trong thời gian công tác và học tập tại các nhà trường là điều vô cùng quan trọng trong việc hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp. Trong giai đoạn đầu tiên, nhà trường mà cụ thể là giảng viên và các đơn vị hỗ trợ đóng vai trò là những người truyền cảm hứng, cung cấp thông tin, giới thiệu những thành công, điển hình, kinh nghiệm, hỗ trợ phát triển đội nhóm thông qua thúc đẩy hợp tác liên ngành trong sinh viên. Các trường Đại học cần quan tâm hơn đến việc hỗ trợ nâng cao nhận thức, năng lực người học về vấn đề việc làm, khởi nghiệp; trang bị cho bản thân còn thiếu kiến thức, kỹ năng từ khâu hình thành và hoàn thiện ý tưởng, lập kế hoạch, quản lý dự án, kinh doanh... đến khâu hoàn thiện và thương mại hóa sản phẩm.
- Hỗ trợvà đào tạo khởi nghiệp cho cán bộ, giảng viên và sinh viên: Việc hỗ trợ và đào tạo những hoạt động khởi nghiệp cho cán bộ, giảng viên và sinh viên là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình sinh viên đang học tập tại trường. Việc hình thành các đội ngũ làm công tác tư vấn, tổ chức các khóa đào tạo, nâng cao trình độ; Biên soạn và ban hành các bộ tài liệu cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên, đào tạo cán bộ tư vấn hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp, đào tạo giáo viên hướng nghiệp; Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo trong nhà trường theo hướng lồng ghép nội dung, thời lượng các môn học khởi nghiệp, các kỹ năng khởi nghiệp vào chương trình chính khóa hoặc ngoại khóa một cách phù hợp; Tăng cường giao lưu, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm quốc tế cho học sinh, sinh viên và đội ngũ cán bộ tư vấn hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các nhà trường tổ chức các hoạt động thực tập, trải nghiệm tại doanh nghiệp tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên được tiếp xúc với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tạo môi trường hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp:Việc tạo môi trường hỗ trợ cho sinh viên khởi nghiệp là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Nếu chỉ có chủ trương và chính sách cũng chưa đủ, muốn khởi nghiệp sáng tạo đi vào thực chất vấn đề đặt ra là sinh viên phải thực sự có tư duy khởi nghiệp, bởi chỉ có tư duy khởi nghiệp tốt mới tạo ra được những ý tưởng, dự án mang tính đột phá, thiết thực và khả thi. Nếu có dự án tốt tự khắc sẽ có nhà đầu tư, có kinh phí triển khai. Do đó rất cần đến môi trường hỗ trợ khởi nghiệp đủ mạnh, Tạo một không gian khởi nghiệp chuyên nghiệp, đa dạng về lĩnh vực khởi nghiệp, không gói gọn trong các chuyên ngành mà nhà trường đào tạo như hiện nay. Tích cực gắn kết với doanh nghiệp, tìm kiếm những nhà đầu tư thiên thần để có thể giúp cho hoạt động khởi nghiệp ngay khi còn đang học tại trường của các em được thuận lợi, có điều kiện va chạm sớm, học hỏi sớm những kinh nghiệm. Bên cạnh đó cần xây dựng chương trình phối hợp với doanh nghiệp nhằm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm tại doanh nghiệp, xây dựng dự án khởi nghiệp theo
yêu cầu, đặt hàng của doanh nghiệp nhằm tạo môi trường, động lực, khuyến khích HSSV. Song song với đó cần tổ chức cuộc thi “HSSV với ý tưởng khởi nghiệp” hàng năm tạo sân chơi thiết thực đối với HSSV hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp.
- Xây dựng các chính sách hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên các trường Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên: Ngoài những chính sách đã được Chính phủ, Bộ ngành đã ban hành tổ chức thực hiện thì các cơ sở giáo dục Đại học cần chủ động bố trí kinh phí từ các nguồn thu hợp pháp của cơ sở (bao gồm nguồn chi thường xuyên, nguồn nghiên cứu khoa học học sinh, sinh viên, nguồn xã hội hóa...) vào nguồn vốn dành cho hoạt động khởi nghiệp của cơ sở và hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp. Các trường Đại học chủ động tổ chức các hoạt động tìm kiếm nguồn kinh phí, kết nối, thu hút đầu tư từ các cá nhân, tổ chức đối với các dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên. Đặc biệt cần xây dựng Quỹ hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp tại các nhà trường từ nguồn kinh phí vận động xã hội hóa. Tăng cường phối hợp ký kết thỏa thuận hợp tác phối hợp với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư để đồng hành tổ chức các hoạt động khởi nghiệp, hỗ trợ nguồn vốn đầu tư các dự án, ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên.
Mặt khác, phải tổ chức các hoạt động nghiên cứu, hội nghị, hội thảo rà soát, phát hiện khoảng trống chính sách nhằm đề xuất, sửa đổi hoặc ban hành chính sách về hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong tình hình mới.
Phối hợp với các bộ, ngành liên quan, đề xuất sửa đổi bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy định về cơ chế, chính sách về hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp; chính sách đối với nhà giáo, người làm công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp theo quy định.