Vai trò của hoạt động khởi nghiệp trong trường Đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên ở các trường đại học thuộc đại học thái nguyên (Trang 35)

1.3.1 .Đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên

1.3.3. Vai trò của hoạt động khởi nghiệp trong trường Đại học

Trước sự phát triển nhanh của xã hội, việc gia tăng được số lượng các doanh nghiệp trong nền kinh tế ln là mối bận tâm chính của chính phủ, các nhà hoạch định chính sách và các học giả với hai lý do. Một là, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế; hai là, giảm thất nghiệp, đặc biệt với sinh viên mới ra trường tại các nước đang phát triển. Muốn thực hiện điều đó cần xác định rằng lứa tuổi thanh niên từ 18 đến 36 thường mạo hiểm, ít sợ rủi ro, mong muốn làm giàu, nhạy bén với các cơ hội kinh doanh, có ý định khởi nghiệp và thực hiện khởi nghiệp ở mức cao. Trong đó sinh viên là đối tượng tham gia nhiều nhất trong hoạt động khởi nghiệp, từ đó cho thấy hoạt động khởi nghiệp trong các trường đại học có vai trị hết sức quan trọng.

Từ thực tế cho thấy nhận thức khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam có một số khác biệt nhất định. Tại nhiều quốc gia phát triển, khởi nghiệp dựa trên nền tảng của sự sáng tạo, phát triển định hướng cá nhân và xu hướng thường là độc đáo và mới lạ. Trong khi đó, nhận thức tại Việt Nam lại có phần nghiêng về tạo việc làm, tăng thu nhập và xem như là một lựa chọn nghề nghiệp, khởi nghiệp để tránh thất nghiệp. Mặc dù nhận thức về khởi nghiệp ở độ tuổi 18-36 là khá cao, nhưng ý định khởi nghiệp lại không tương xứng. Nhận thức khởi nghiệp của sinh viên có ảnh hưởng rất lớn đến ý định và cuối cùng đến hành vi khởi nghiệp thực sự của họ.

Vậy, làm sao để có thể định hướng hoạt động khởi nghiệp hiệu quả. Trong một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học nhằm kiểm định vai trò của nhận thức khởi nghiệp đến ý định và hành vi khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam, tập trung chủ yếu vào việc thông qua việc khảo sát sinh viên năm cuối các trường Đại học tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, với 3 đóng góp mới: kiểm định vai trị của yếu tố nhận thức khi có ý tưởng khởi nghiệp (nhận thức khả thi và nhận thức mong muốn) đến ý định (mục tiêu, hành động) và hành vi khởi nghiệp; kiểm định những tác động đến ý tưởng khởi nghiệp ban đầu của

yếu tố ý định mục tiêu đến ý định hành động; đánh giá mức độ tác động của ý định khởi nghiệp (mục tiêu và hành động) đến hành vi khởi nghiệp.

Trên thế giới, các Trường đại học được thừa nhận rộng rãi là một thành phần hỗ trợ không thể thiếu của hệ sinh thái khởi nghiệp.Đại học, với sứ mạng truyền thống là đào tạo và nghiên cứu, là nguồn cung doanh nhân khởi nghiệp và công nghệ cho các dự án khởi nghiệp trong nhiều lĩnh vực. Để nâng cao nguồn cung “doanh nhân khởi nghiệp”, các trường đại học đưa các chương trình đào tạo khởi nghiệp vào các chương trình đào tạo và thậm chí là thành lập chương trình đào tạo bậc cao học về khởi nghiệp định hướng theo nhu cầu thị trường. Ngoài ra, một số đại học, đặc biệt là các đại học kỹ thuật, cơng nghệ cịn tham gia trực tiếp hơn trong việc thương mại hóa cơng nghệ thơng qua việc thành lập các doanh nghiệp spin-off.

Hình 1.1: Các bên liên quan trong hệ sinh thái khởi nghiệp

Trường đại học, một chủ thể quan trọng của khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo sẽ phát huy được mạnh mẽ thế mạnh và thực thi sứ mệnh của mình hiệu quả khi ở tầm vĩ mơ, các nhà quản lý nhìn nhận ra vấn đề đổi mới sáng tạo và cơ chế chính sách cho đổi mới sáng tạo ở trường đại học là nhân tố sống còn cho phát

triển một xã hội đổi mới sáng tạo và chủ động sáng tạo giá trị. Khi đó, bản thân các trường chủ động nâng cao nội lực thông qua quyết tâm thay đổi, đặt đổi mới sáng tạo vào nhiệm vụ trọng tâm để tự đổi mới chính mình và xác định kỳ vọng đầu ra một cách rõ ràng minh bạch, bằng chiến lược hợp tác mạnh mẽ và hiệu quả với khu vực tư nhân và thị trường.

Theo mơ hình khởi nghiệp ĐMST của Founder Institute, trường đại học đóng vai trị quan trọng trong cả ba giai đoạn chính: Hình thành ý tưởng; phát triển sản phẩm và tăng trưởng. Trong giai đoạn đầu tiên, nhà trường mà cụ thể là giảng viên và các đơn vị hỗ trợ đóng vai trị là những người truyền cảm hứng, cung cấp thông tin, giới thiệu những thành công, điển hình, kinh nghiệm, hỗ trợ phát triển đội nhóm thơng qua thúc đẩy hợp tác liên ngành trong sinh viên. Khi doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ, nhà trường cung cấp những kiến thức cần thiết về kinh doanh như luật pháp, thuế, kế toán cho đến những hỗ trợ về nơi làm việc cho các nhà sáng lập doanh nghiệp. Đối với giai đoạn thứ ba khi hệ sinh thái có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển tốt, trường đại học cần đóng vai trị tiên phong cung cấp những tài năng kinh doanh, nguồn lực chất lượng tốt với tư duy, kỹ năng và trải nghiệm hữu ích để doanh nghiệp tăng trưởng bền vững. Như vậy, trường đại học vừa trang bị cho người học những kỹ năng, kiến thức và trải nghiệm để sẵn sàng khởi nghiệp khi có hướng đi ĐMST thực sự vừa thực thi tốt vai trị của mình trong cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Để có thể khởi nghiệp, sinh viên cần được trang bị rất nhiều nền tảng kiến thức khởi nghiệp có liên quan như kiến thức về thị trường sản phẩm/dịch vụ, bán hàng và marketing, đối thủ cạnh tranh, công nghệ, nguồn nhân lực, luật pháp đặc biệt là tài chính. Nếu sinh viên có ý tưởng, kiên trì, tìm được thị trường cho sản phẩm/dịch vụ của mình nhưng thiếu vốn thì tất cả vẫn chỉ là ý tưởng trên giấy. Vì vậy, nếu khơng có hoặc ít vốn để khởi nghiệp thì sinh viên có thể huy động vốn bên ngoài nếu muốn khởi nghiệp.

Sinh viên thường chỉ được dạy làm ra nhiều tiền thay vì được dạy về gia tăng giá trị cho thị trường. Mục đích tối thượng của khởi nghiệp là phá vỡ thị

trường bằng việc đem tới giá trị cho nhiều người và đồng thời tạo ra việc làm mới, thị trường mới, và ngành công nghiệp mới. Các trường đại học tại Việt Nam chưa có hoạt động tạo mơi trường để sinh viên có thể trao đổi các ý tưởng và học hỏi từ người khác, rất khó tìm ra người hỗ trợ giỏi, phần lớn sinh viên đều tự làm việc độc lập. Vì vậy, các trường đại học bên cạnh dạy về tài chính, kinh tế và quản trị thì phải dạy cho sinh viên về tâm lý để có thể đối phó với những thất bại và chấp nhận rủi ro, tạo ra môi trường cho sinh viên thảo luận về các ý tưởng của họ với các doanh nhân thành cơng, từ đó hiện thực hóa ý tưởng và tiến tới khởi nghiệp. Khởi nghiệp là phải hành động khơng phải trên giấy.

1.3.4. Các chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và đào tạo trong hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên

Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và các quốc gia đang phát triển như Việt Nam nói riêng đã và đang đưa ra các chương trình hỗ trợ, khuyến khích người dân tham gia khởi nghiệp từ đó khuyến khích thế hệ trẻ khởi nghiệp đặc biệt là sinh viên thơng qua các chính sách thúc đẩy thành lập doanh nghiệp với các hình thức mới, ngành nghề mới, trợ giúp khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ và đưa ra các đề án hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp với nhiều ưu đãi…

Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách quan trọng, trong đó gần đây là Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020, đặt mục tiêu tới năm 2020 Việt Nam có 1 triệu doanh nghiệp (hiện nay mới có trên 500.000 doanh nghiệp).

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/05/2016 về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” hướng tới cá nhân, nhóm cá nhân có dự án khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, cơng nghệ, mơ hình kinh doanh mới; doanh nghiệp khởi nghiệp có thời gian hoạt động không quá 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu; tổ chức cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất -

kỹ thuật, đầu tư, truyền thông cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hoạt động hiệu quả, đáp ứng các tiêu chí của Đề án.

Ngồi đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Chính phủ cịn nhiều các giải pháp, chính sách trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp khác và đã triển khai thường xuyên và rầm rộ các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và đổi mới sáng tạo như Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam - Phần Lan, Dự án đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ, Dự án xây dựng chính sách đổi mới và phát triển các cơ sở ươm tạo Doanh nghiệp...; và các sự kiện cho khởi nghiệp Techfest, Demoday, HatchFair, Venture Cup, StartupWeekend, Startup Fair Danang…

Tuy nhiên, các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp cịn thiếu tính đồng bộ và hệ thống, vẫn cịn tồn tại sự xung đột. Quy mơ hỗ trợ doanh nghiệp cịn hạn hẹp, hiện chỉ mới tập trung vào hỗ trợ vườn ươm doanh nghiệp, bảo lãnh tín dụng, chính sách tư vấn về quản trị kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất. Hoạt động trợ giúp đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp đến nay vẫn chưa phát huy được tác dụng, còn chồng chéo và phân tán. Tỷ lệ doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng thấp do các quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp khởi nghiệp kém hiệu quả. Các cơ quan trung ương và địa phương còn thiếu những đánh giá cụ thể về hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp. Đồng thời, hệ thống triển khai các chương trình, chính sách trợ giúp doanh nghiệp khởi nghiệp chưa được kiện toàn từ Trung ương tới địa phương.

Nhìn chung, thuật ngữ khởi nghiệp cịn khá mới ở Việt Nam nên cho đến nay vẫn chưa có khung pháp lý quy định đầy đủ, cụ thể, trực tiếp và có tính hệ thống về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy vậy, trong thực tế cũng đã có chủ trương và một số quy định có liên quan về vườn ươm doanh nghiệp, doanh nghiệp nói chung, các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp… dưới dạng là một số điều khoản quy định nằm rải rác ở các Luật, Nghị định,… khác nhau như: Luật chuyển giao công

nghệ, Nghị định 99/2003/NĐ-CP ngày 28/8/1993 về ban hành quy chế khu công nghệ cao, Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quyết định số 53/2004/QĐ-TTg ngày 05/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ,…Cho đến nay, chỉ có Luật chuyển giao cơng nghệ số 80/2006/QH11 ngày 29/11/2006 là có những quy định cơ bản đối với các cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ (Điều 3, khoản 6) và hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ nhằm tạo ra và hồn thiện cơng nghệ có triển vọng ứng dụng thực tiễn và thương mại hóa, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp sử dụng cơng nghệ mới được tạo ra (Điều 3, khoản 19,20).

Luật này đã có những quy định khuyến khích và thúc đẩy hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, đẩy mạnh việc chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh (Điều 5, khoản 3), đồng thời quy trình thành lập Quỹ đổi mới cơng nghệ quốc gia nhằm thực hiện mục đích hỗ trợ ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ (Điều 39, khoản 1, điểm c). Nhà nước cũng khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ (Điều 47). Như vậy, có thể thấy, quy định về địa vị pháp lý của vườn ươm chưa được cụ thể hóa rõ ràng dựa theo các quy định trên và cũng mới chỉ tập trung chủ yếu đối với doanh nghiệp cơng nghệ.

Chính sách hỗ trợ về vốn, tín dụng

Nghị định 99/2003/NĐ-CP ngày 28/8/1993 về ban hành quy chế khu công nghệ cao cũng xác định vốn ngân sách nhà nước được bố trí cho xây dựng vườn ươm doanh nghiệp, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, công nghệ cao (Điều 9, khoản d). Đáng chú ý là việc quy định các quỹ đầu tư mạo hiểm được phép đầu tư vào các hoạt động ươm tạo công nghệ cao, đầu tư ý tưởng khởi nghiệp, các chương trình dành cho khởi nghiệp để người khởi nghiệp có thể thực hiện ý tưởng thành hiện thực và được hưởng lợi ích từ các hoạt động đầu tư. Đồng thời, Nhà nước cũng khuyến khích các quỹ đầu tư nước ngồi đang hoạt động tại Việt Nam và ở

nước ngoài tham gia hoạt động đầu tư mạo hiểm vào khu công nghệ cao, trung tâm khởi nghiệp, vườn ươm doanh nghiệp, chương trình hỗ trợ khởi nghiệp … và tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí ban đầu để hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm phát triển công nghệ cao và doanh nghiệp công nghệ cao trong nước (Điều 19).

Về hỗ trợ tín dụng, các nhà đầu tư có dự án đầu tư tại khu Cơng nghệ cao được xem xét cho vay tín dụng trung hạn, dài hạn với lãi suất ưu đãi, được bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quy định hiện hành và được hưởng ưu đãi của Nhà nước về tín dụng hỗ trợ xuất khẩu khi trực tiếp xuất khẩu sản phẩm (Quyết định số 53/2004/QĐ-TTg ngày 05/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách khuyến khích đối với các dự án đầu tư tại các khu Công nghệ cao).

Chính sách thuế, đất đai đối với hoạt động ươm tạo, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp

Về chính sách thuế, cơ sở ươm tạo cơng nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và các doanh nghiệp khởi nghiệp ở những cơ sở này sẽ được miễn thuế thu nhập trong 4 năm, được giảm 50% thuế thu nhập phải nộp trong 9 năm tiếp theo và được miễn thuế sử dụng đất (Khoản 8, Điều 44, Luật chuyển giao công nghệ). Các tổ chức, cá nhân ươm tạo doanh nghiệp tại vườn ươm doanh nghiệp nằm trong khu công nghệ cao được Ban quản lý khu công nghệ cao hỗ trợ 50% tiền thuê nhà, xưởng, cung cấp thơng tin miễn phí, được cung cấp các dịch vụ kinh doanh với điều kiện ưu đãi và được hỗ trợ để vay vốn tại các tổ chức tài chính và quỹ đầu tư (Khoản 2, Điều 20, Nghị định 99/2003/NĐ-CP ngày 28/8/1993). Theo Quyết định số 53/2004/QĐ-TTg ngày 5/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách khuyến khích đối với các dự án đầu tư tại các Khu công nghệ cao, thị nhà đầu tư có dự án đầu tư tại các Khu cơng nghệ cao được:

- Hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án;

và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo;

- Miễn, giảm thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao để bằng mức thuế phải nộp án dụng với người nước ngồi có cùng mức thu nhập;

- Chính sách một giá trong thuê đất trực tiếp từ Ban quản lý khu công nghệ cao;

- Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong thời hạn thuê đất, thuê lại đất tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên ở các trường đại học thuộc đại học thái nguyên (Trang 35)