Cách lựa chọn IOL trong phẫu thuật:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của cận thị cao ở người trưởng thành và kết quả điều trị bằng phương pháp tán nhuyễn thể thủy tinh (Trang 103 - 104)

- Kết quả chức năng:

4.3.5.2.Cách lựa chọn IOL trong phẫu thuật:

Chơng 4 Bàn luận

4.3.5.2.Cách lựa chọn IOL trong phẫu thuật:

*IOL chất liệu Polymethylmethacrylat (PMMA)

Nhờ các đặc tính quang học và sinh hóa của PMMA cho đến ngày nay vẫn là chất liệu tiêu chuẩn để sản xuất IOL. Tuy nhiên do tơng tác giữa vật liệu - mô, nên có sự lắng đọng tế bào trên bề mặt IOL. Thành phần chủ yếu của chất lắng đọng là đại thực bào, nguyên bào sợi và tế bào khổng lồ. Trên mống mắt và thể mi, xuất hiện các tế bào viêm đơn nhân ngay cả trong trờng hợp phẫu thuật đợc coi là thành công. Shah và Spalton sử dụng kính hiển vi phản gơng nghiên cứu quá trình lắng đọng tế bào trên IOL PMMA trong năm đầu tiên đặt IOL. Các tế bào tròn, nhỏ hoặc nguyên bào sợi chiếm chủ yếu trong những tuần đầu sau mổ (nhiều nhất vào 1 tháng). Các tế bào dạng biểu mô và tế bào khổng lồ, xuất hiện rất ít trong giai đoạn sớm, sẽ chiếm chủ yếu sau 3 tháng. Saika sử dụng kháng thể đơn dòng đã chứng minh rằng các tế bào lắng đọng trên bề mặt IOL có nguồn gốc trung bì, hoặc từ biểu mô thể thủy tinh.

Một tơng tác khác giữa PMMA và nội mô giác mạc là sự tiếp xúc giữa IOL và mặt sau giác mạc gây ra mất tế bào đáng kể. Tuy nhiên kỹ thuật mổ TTT tốt kèm theo chất nhầy làm giảm bớt việc mất tế bào nội mô. Quá trình viêm nhiễm sau mổ chống lại IOL cũng làm mất tế bào nội mô.

Các đặc điểm bề mặt IOL cũng ảnh hởng tới đục bao sau (PCO). Bệnh sinh của PCO tạo thành các hạt Elschnig, từ các tế bào biểu mô ở xích đạo TTT tăng sinh dọc theo bao sau. Xơ hoá bao sau bắt nguồn từ các tế bào biểu mô từ bao trớc hình lập phơng gây ra loạn sản dạng sợi. Các tế bào biểu mô TTT cần một giá đỡ để tăng sinh và do đó các đặc điểm bề mặt IOL ảnh hởng tới tỷ lệ

PCO sau mổ. Các IOL acrylic a nớc và kỵ nớc đều kém kết dính với tế bào biểu mô TTT hơn PMMA trên in vitro. Tuy nhiên, trên in vivo cha chứng minh đợc có mối liên hệ giữa đặc điểm bề mặt IOL với tỷ lệ PCO [129]. Trên mắt cận thị cao đợc đặt IOL bằng chất liệu này ngày nay sử dụng ít hơn so với chất liệu Acrylic kỵ nớc.

Các IOL acrylic kỵ nớc:

Loại IOL này ít khả năng gây viêm sau mổ hơn so với PMMA và silicon. Vì vậy, hiện nay chất liệu này đợc phổ biến rộng rãi nhất. Trên mắt cận thị cao loại IOL chất liệu acrylic kỵ nớc phù hợp hơn cả do ít bị lắng đọng tế bào viêm trên bề mặt IOL nên tỷ lệ đục bao sau, bao trớc ít hơn. Mặt khác, khả năng kết dính với mô của nhãn cầu tốt hơn các loại a nớc nên khả năng rơi vào buồng dịch kính sau điều trị laser bao sau không có, phản ứng gây viêm ít nên ổn định dịch kính, võng mạc tốt hơn [133].

Việc lựa chọn loại IOL đặt trong mắt cũng rất quan trọng do TTT ở những mắt cận thị cao thờng có chiều dày và đờng kính lớn hơn mắt chính thị và viễn thị [126], [130]. Vì vậy, sau khi lấy hết TTT, thể tích phần còn lại của bao TTT lớn, nếu đặt IOL có kích thớc nhỏ sẽ làm chùng và tạo ra các nếp gấp trên bao sau TTT, tạo điều kiện thuận lợi đục bao sau thứ phát. Một lý do nữa phải cân nhắc, đó là chiều dày của IOL công suất thấp rất mỏng khi kích thớc IOL nhỏ sẽ không đủ sức căng để ổn định dịch kính phía sau. Điều này có thể gây ra phù hoàng điểm dạng nang, ảnh hởng tới chất lợng thị lực sau mổ. Do đó chọn IOL đờng kính lớn, càng chữ C là tốt nhất để khắc phục các nhợc điểm nói trên. IOL đờng kính lớn còn tạo điều kiện thuận lợi cho những lần khám võng mạc chu biên sau mổ, cũng nh laser điều trị tổn thơng trên võng mạc chu biên. Càng chữ C sẽ làm căng bao sau tốt hơn có thể tránh đợc tình trạng nhăn bao sau, hạn chế đục bao sau TTT sau phẫu thuật, tăng cờng chất lợng thị lực sau mổ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của cận thị cao ở người trưởng thành và kết quả điều trị bằng phương pháp tán nhuyễn thể thủy tinh (Trang 103 - 104)