Khám lâm sàng:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của cận thị cao ở người trưởng thành và kết quả điều trị bằng phương pháp tán nhuyễn thể thủy tinh (Trang 35 - 37)

* Hỏi bệnh: Lý do đến khám bệnh, thời gian xuất hiện cận thị, tiền sử cận thị, đã điều trị hoặc can thiệp gì, tiền sử bệnh mắt khác và toàn thân...

* Khám mắt:

- Đo khúc xạ tự động bằng máy Refractor.

- Đo thị lực: Không kính và có kính (bao gồm cả thị lực nhìn xa và thị lực nhìn gần theo bảng thử thi lực thập phân đã đợc qui đổi và bảng thị lực nhìn gần Parinaud).

Kết quả thị lực đợc chia thành các mức độ (theo Tổ chức y tế thế giới):

Các mức độ thị lực nhìn xa Các mức độ thị lực nhìn gần

1m • Đếm ngón tay 1m - 3m • Thị lực 1/10 - < 3/10 (P9) • Đếm ngón tay 3m - < 1/10 • Thị lực 3/10 - < 5/10 (P7) • Thị lực 1/10 - < 3/10 • Thị lực 5/10 - < 7/10 (P5) • Thị lực 3/10 - < 5/10 • Thị lực ≥ 7/10 (≥ P5) • Thị lực 5/10 - < 7/10

Kết quả khúc xạ đợc chia làm các mức độ nh sau:

• Khúc xạ - 6D ữ < -10D

• Khúc xạ -10D ữ < -20D

• Khúc xạ ≥ - 20D

- Đo nhãn áp bằng nhãn áp kế Maclakov, quả cân 10g (nhãn áp bình thờng 15 - 24mmHg). Các trờng hợp nhãn áp cao trớc mổ sẽ loại khỏi diện nghiên cứu. Nhãn áp cũng đợc đo tại các thời điểm theo dõi sau mổ.

- Khám mắt bằng máy soi đáy mắt: Đánh giá tình trạng vận nhãn, có liệt hay hạn chế vận nhãn, có lác mắt hoặc rung giật nhãn cầu hay không, tình trạng dịch kính võng mạc…

- Khám mắt trên sinh hiển vi:

+ Kiểm tra độ trong của giác mạc trớc mổ, phát hiện những tổn thơng trên giác mạc nh sẹo giác mạc, viêm giác mạc biểu mô, viêm giác mạc nhu mô, thoái hóa giác mạc hình dải băng, loạn dỡng giác mạc, giác mạc chóp…

+ Kiểm tra tình trạng tiền phòng, đánh giá sơ bộ độ sâu tiền phòng, có dấu hiệu Tyndall, xuất tiết, xuất huyết, mủ tiền phòng hay không?

+ Nhận xét về tình trạng của mống mắt nh màu sắc, độ nâu xốp có thoái hóa hoặc tân mạch không, có bị rách hoặc đứt chân mống mắt do sang chấn không, đánh giá tình trạng của đồng tử, phản xạ đồng tử, tính chất của ánh đồng tử. ánh đồng tử trắng hoặc xám là bất thờng của TTT hoặc dịch kính võng mạc...

+ Khám TTT sau khi tra giãn đồng tử bằng Tropicamid 0.5% hoặc Mydriaticum 0.5%, cắt đèn khe để khám tình trạng TTT, độ cứng TTT, độ đục và hình thái đục TTT ...

3 6

• Đánh giá hình thái đục thể thủy tinh theo phân loại của Wiscosin: đục nhân, đục dới vỏ, đục cực sau, bao sau, đục hoàn toàn.

• Đánh giá độ cứng của thể thủy tinh theo phân loại của Lucio Buratto (1998): Độ cứng TTT ánh đồng tử Đục TTT Còn trong Hồng đều Không có Cứng độ I Hồng nhạt Không có Cứng độ II Màu vàng Vệt nhỏ Cứng độ III Màu xám TTT đục từng vùng nhỏ Cứng độ IV

Tối TTT đục nhiều, nâu sẫm

Cứng độ V

Tối TTT đục nhiều, màu đen

- Soi đáy mắt bằng kính Goldmann ba mặt gơng để kiểm tra:

• Tổn hại dịch kính: Đục dịch kính, xuất huyết dịch kính, Tyndall dịch kính, các thể chơi vơi trong buồng dịch kính, tổ chức hóa dịch kính, bong màng dịch kính sau...

• Võng mạc hậu cực: Đánh giá ánh hoàng điểm, các tổn thơng của hoàng điểm nh xuất huyết, xuất tiết, thoái hóa hoàng điểm tuổi già, thoái hóa Fuch, thoái hóa sắc tố võng mạc hoàng điểm, tân mạch hoàng điểm. Khám gai thị, lõm gai Glôcôm, gai thị biến dạng, teo sắc tố cạnh gai (liềm cận thị)...

• Khám võng mạc chu biên là rất quan trọng để xác định các hình thái thoái hóa bao gồm thoái hóa dạng bông tuyết, thoái hóa đá lát, các vết trắng không ấn, nhất là những thoái hóa cần điều trị dự phòng nh thoái hóa dạng bờ rào , thoái hóa dạng dạng bọt sên và đặc biệt các vết rách võng mạc nh lỗ teo, vết rách có nắp, vết rách hình móng ngựa, vết rách hình chữ U, vết rách vạt...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của cận thị cao ở người trưởng thành và kết quả điều trị bằng phương pháp tán nhuyễn thể thủy tinh (Trang 35 - 37)