Phương pháp xử lý số liệu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quản lý rừng bền vững tại vườn quốc gia tam đảo (Trang 37)

Sau khi thu thập các tài liệu để phục vụ cho đề tài, tác giả đã sử dụng phần mềm MapInfor để biên tập các loại bản đồ và sử dụng phần mềm Exel và SPSS để xử lý và phân tích số liệu.

Chƣơng 3

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm tự nhiên.

3.1.1. Vị trí địa lý

Vườn quốc gia Tam Đảo nằm trọn trong dãy núi Tam Đảo, có chiều dài trên 80 km, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, trên địa bàn của 23 xã của 4 huyện, thuộc 3 tỉnh là Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Rừng Tam Đảo là kho tài nguyên quý giá, nơi lưu giữ đa dạng sinh học cao với 1.247 loài thực vật, và khoảng 1.299 loài động vật, côn trùng, là nơi phục hồi, lưu giữ các nguồn gen phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, học tập; có tọa độ địa lý như sau:

+ Từ 210 21' đến 210 42'' vĩ độ Bắc; + Từ 1050 23' đến 1050 44' kinh độ Đông. - Địa giới hành chính:

+ Phía đông giáp huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên;

+ Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc;

+ Phía Tây giáp 2 huyện Bình Xuyên và Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; + Phía Bắc giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Vườn quốc gia Tam Đảo có vị trí địa lý thuận lợi, cách thủ đô Hà Nội 75 km về phía Tây Bắc, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng núi trung du Bắc Bộ và nằm trong vùng đông dân, trình độ dân trí cao; có hệ thống giao thông phát triển gồm đường bộ, đường sắt, đường hàng không rất thuận lợi cho kết nối giữa Vườn quốc gia Tam Đảo với các địa phương trong nước và quốc tế nên Vườn quốc gia Tam Đảo có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái.

3.1.2. Địa hình, địa thế

Khu vực Vườn quốc gia Tam Đảo có kiểu địa hình là đồi, núi thấp và núi trung bình, thuộc cánh cung sông Chảy, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông

Nam (cánh cung này có phần đuôi chụm lại ở Tam Đảo), gồm trên 20 đỉnh núi có độ cao trên 1.000 m. Đỉnh cao nhất là Tam Đảo Bắc là ranh giới giữa 3 tỉnh với độ cao 1.592 m so với mực nước biển. Các đỉnh núi ở Tam Đảo khá nhọn, được nối với nhau bằng những đường dông gầy và đổ xuống vùng đồng bằng sông Hồng.

Dãy núi Tam Đảo là khối núi khá độc lập lại nằm chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi nên địa hình bị chia cắt mạnh do các dông núi phụ với các khe suối chạy từ trên đỉnh các dông cao và các đỉnh núi Tam Đảo Bắc, Thiên Thị (1.390 m), Thạch Bàn (1.442 m), Phủ Nghĩa (1.381m) đổ xuống. Sự chia cắt còn do trong khu vực này xen kẽ một số đỉnh núi cao trên 1.000 m khá đơn lẻ như đỉnh Mỏ Quạ, đỉnh Tháp truyền hình... và một số nơi có vách núi đá dựng đứng. Do độ chênh cao lớn nên khu vực Vườn quốc gia Tam Đảo có độ dốc trung bình 25- 350, nhiều nơi có độ dốc cao >350

.

Như vậy, địa hình Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc loại vùng đồi, núi thấp và núi trung bình, mức độ chia cắt phức tạp, tạo nên sự đa dạng về hệ động, thực vật và là điều kiện bảo đảm cho sự tồn tại của các cánh rừng đến ngày nay ít bị phá huỷ. Tuy nhiên, địa hình hiểm trở cũng gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng trong việc tuần tra, kiểm tra, đánh giá các nguồn tài nguyên rừng.

3.1.3. Địa chất, đất đai

3.1.3.1. Địa chất

Tam Đảo được xem là dãy núi trẻ, quá trình bào mòn địa chất tự nhiên còn chưa lâu. Nền địa chất có lịch sử nguồn gốc kiến tạo thuộc kỷ Triat và chịu ảnh hưởng nhiều của hoạt động tạo sơn Indexin.

Khu vực Vườn quốc gia Tam Đảo, có đá mẹ thuộc hai nhóm chính là đá macma axit và đá biến chất với các loại chính như Riolite, Daxit, Granit... đôi chỗ còn lẫn Phiến thạch sét, Sa thạch, Diệp Thạch. Thành phần khoáng trong đá có nhiều Thạch anh, Muscovic nên đá trơ, khó phong hoá triệt để. Sự đa dạng về đá mẹ và quá trình phong hoá phức tạp đã tạo ra nhiều loại đất khác nhau.

3.1.3.2. Đất đai

Do điều kiện tự nhiên và quá trình phân hoá, trong khu vực Vườn quốc gia Tam Đảo hình thành 4 loại đất chủ yếu như sau:

- Đất Feralit mùn vàng nhạt trên núi cao phát triển trên đá Axit Rionit, Daxít, đá Biến chất như Diệp thạch, Phiến thạch và Sa thạch; diện tích khoảng 9.000 ha chiếm 27,3% diện tích; phân bố ở độ cao từ 700 m đến 1.592 m; thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình.

- Đất Feralit màu vàng đỏ phát triển trên đá Axit hoặc đá Biến chất, diện tích 9.292 ha chiếm 28,2%; phân bố ở độ cao từ 100 m đến 700 m; thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ.

- Đất Feralit màu đỏ vàng phát triển trên đá Phiến thạch sét, Phiến thạch mica, Sa thạch; có diện tích 13.259 ha lớn nhất, chiếm 40,3%; thường ở độ cao 100 - 700 m; thành phần cơ giới nhẹ.

- Đất Feralit màu xám biến đổi do trồng lúa và đất dốc tụ lại, phân bố ở chân núi hay sườn núi gần các bản làng; diện tích 8.991 ha, chiếm 17,8%; thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ.

Nhìn chung đất trong khu vực là đất cát pha tới sét nhẹ, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, kết cấu viên nhỏ, tơi xốp và độ ẩm cao, độ mùn từ trung bình đến khá, còn tính chất đất rừng rất thuận lợi cho quá trình phát triển và phục hồi rừng. Những nơi có rừng còn nhiều cây lớn, tầng mùn bán phân giải dày tới 50- 60cm, những nơi mất rừng đất dễ bị rửa trôi, khô cứng khi thiếu nước.

3.1.4. Khí hậu, thủy văn

3.1.4.1. Khí hậu

Vườn quốc gia Tam Đảo nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông và phân ra mùa mưa, mùa khô khá rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 - 10, mưa tập trung vào các tháng 7 và 8 trong năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với đặc trưng giá lạnh và có sương mù.

Lượng mưa bình quân năm 1.603 mm ở sườn Tây và 2.630 mm ở vùng cao và sườn đông trên 700 m và số ngày mưa trung bình trong năm 160 - 170 ngày.

Nhiệt độ bình quân năm 180C ở độ cao trên 700 m và 230C ở chân núi, nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 41,30C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 0,20C. Độ ẩm tương đối bình quân năm trong khu vực từ 80% tới 87% và tổng số giờ nắng bình quân năm 1.400 giờ. Bình quân có 140 ngày có sương mù trong năm ở độ cao trên 700 m, ở chân núi số ngày có sương mù ít hơn nhiều. Bình quân 2 - 3 ngày có sương muối trong năm nhưng đôi khi kéo dài 3 - 5 ngày. Gió thịnh hành là gió mùa đông bắc (mùa khô) và gió mùa đông nam (mùa mưa). Cường độ gió nhẹ khoảng 2,5m/s, vào các tháng 4 - 6 trong năm đôi khi gió Tây khô nóng xuất hiện. Gió bão và mưa đá cũng xuất hiện, gây thiệt hại đến diện tích rừng của Vườn và quá trình sản xuất, kinh doanh của người dân địa phương sinh sống quanh khu vực Vườn.

3.1.4.2. Thuỷvăn

Trong khu vực Vườn quốc gia Tam Đảo không có sông lớn nhưng đáng chú ý có 2 hệ thống sông nhỏ, đón nước từ dãy Tam Đảo đổ về là sông Công và sông Phó Đáy. Hệ thống sông Công ở phía đông và hệ thống sông Phó Đáy ở phía Tây. Các sông chính kể trên có nước quanh năm, lưu lượng nước nhiều, chảy mạnh về mùa mưa còn mùa đông nước rất ít. Mật độ suối trung bình 2km/100 ha nhưng vào mùa mưa thường gây ra lũ quét, lũ ống, lở sạt đất do khu vực có độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh và nền đá Sa Thạch, Diệp Thạch.

Ngoài hệ thống sông suối trong khu vực còn có một số hồ chứa nước như hồ Xạ Hương, hồ Làng Hà, hồ Thanh Lanh nằm kề cận Vườn quốc gia Tam Đảo có ảnh hưởng tích cực đến công tác bảo tồn và phát triển bền vững Vườn.

3.1.5.Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp

Theo kết quả điều tra bổ sung hiện trạng rừng và sử dụng đất của Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Đông Bắc bộ năm 2018, tổng diện tích tự nhiên Vườn quốc gia Tam Đảo là 32.877,3 ha; cụ thể tại bảng sau:

Bảng 3.1 Hiện trạng các loại đất loại rừng Vƣờn quốc gia Tam Đảo Đơn vị tính: ha TT Loại đất loại rừng Cộng Phân theo tỉnh Vĩnh Phúc Tuyên Quang Thái Nguyên Tổng cộng 32.877,3 15.270,7 6.160,0 11.446,6

I. Đất nông nghiệp (Lâm nghiệp) 32.724,4 15.137,3 6.157,4 11.429,7 1 Đất có rừng 32.071,6 14.894,3 6.005,2 11.172,1 1.1 Rừng tự nhiên 26.052,2 10.751,8 5.034,2 10.266,2

1.2 Rừng trồng 6.019,4 4.142,5 971,0 906,0

2 Đất chưa có rừng 556,8 223,4 126,3 207,2

3 Đất có cây nông nghiệp 96,0 19,7 25,9 50,5

II. Đất phi nông nghiệp 152,9 133,4 2,6 16,9

1 Đất sử dụng mục đích công cộng 11,2 10,9 0,0 0,3 2 Đất sông, suối và mặt nước

chuyên dùng 22,3 10,9 2,0 9,5

3 Đất khác 119,4 111,6 0,6 7,2

(Nguồn: VQG Tam Đảo)

Từ kết quả bảng trên cho thấy tổng diện tích đất có rừng 32.071,6 ha; gồm 26.052,2 ha rừng tự nhiên và 6.019,4 ha rừng trồng; diện tích đất chưa có rừng 556,8 ha; đất nông nghiệp có 96 ha; đất phi nông nghiệp là 152,9 ha.

3.2. Tình hình kinh tế xã hội

3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động

3.2.1.1. Dân số, dân tộc

Khu vực Vườn quốc gia Tam Đảo và vùng đệm (gọi là Khu vực Tam Đảo) nằm trên địa phận 23 xã, thị trấn thuộc 4 huyện, thị xã của 3 tỉnh: Vĩnh

Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Theo số liệu thống kê năm 2018 tổng số dân trong khu vực là 174.412 người thuộc 47.366 hộ gia đình. Trên địa bàn có 8 dân tộc cùng sinh sống gồm: Kinh, Sán Dìu, Sán Chỉ, Dao, Tày, Nùng, Cao lan, Hoa và Ngái; Trong đó Người Kinh chiếm 63%, các dân tộc khác chiếm 37%; nam chiếm 48,27 %, nữ chiếm 51,73 %. Tỉ lệ tăng dân số trung bình toàn vùng đệm là 1,10 %.

3.2.1.2. Lao động

Lực lượng lao động trong độ tuổi từ 18 - 60 tuổi khoảng 106.221 người, chiếm khoảng 61 % tổng dân sô toàn khu vực. Các xã trong khu vực Tam Đảo có qui mô dân số trẻ, lực lượng lao động có xu hướng tăng nhưng trình độ lao động còn thấp, số học sinh trung học phổ thông ở các xãthấp (học sinh tiểu học chiếm 60%, Trung học cơ sở chiếm 35% và trung học phổ thông là 5%). Lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp chiếm trên 80 % dân số.

Bảng 3.2. Hiện trạng dân số và lao động các xã vùng đệm

TT Huyện, Xã Diện tích (ha) Số thôn, bản Số hộ gia đình

Số nhân khẩu Số lao động Mật

độ (ng/ km2 Tổng số Nữ Tổng số Nữ I Sơn Dƣơng 15,443 79 8,048 31,473 14,62 20,877 10,715 204 1 Ninh Lai 2,475 20 2,098 8,494 4,224 5,161 2,41 290 2 Thiện Kế 3,1 15 1,591 6,583 3,21 4,07 2,1 212 3 Hợp Hòa 3,868 12 1,799 7,286 3,608 5,512 2,756 188 4 Kháng Nhật 2,821 15 1,018 3,509 1,754 2,655 1,625 124 5 Hợp Thành 3,178 17 1,542 5,601 1,824 3,479 1,824 176 II Bình Xuyên 4,572 10 1,982 7,086 3,658 3,987 2,106 155 1 Trung Mỹ 4,572 10 1,982 7,086 3,658 3,987 2,106 155

TT Huyện, Xã Diện tích (ha) Số thôn, bản Số hộ gia đình

Số nhân khẩu Số lao động Mật

độ (ng/ km2

Tổng số Nữ Tổng số Nữ

III Tam Đảo 21,649 84 19,626 70,881 35,118 40,523 21,827 327

2 Minh Quang 4,976 19 3,531 12,603 6,298 6,604 3,28 253 3 Hợp Châu 1 14 2,912 9,83 4,603 5,314 2,46 983 4 Hồ Sơn 1,804 8 2,023 7,446 3,713 4,15 2,531 413 5 TT Tam Đảo 215 2 260 744 315 250 120 346 6 Tam Quan 2,749 13 4,089 14,234 7,324 6,321 4,013 518 7 Đại Đình 3,455 15 2,963 10,665 5,05 6,81 3,609 309 8 Đạo Trù 7,45 13 3,848 15,359 7,815 11,074 5,814 206 IV Đại Từ 26,017 153 17,68 64,972 35,084 40,834 22,046 250 1 Yên Lãng 3,882 30 3,364 12,267 7,819 7,768 4,52 316 2 Phú Xuyên 2,35 18 2 7,455 3,828 4,686 2,592 317 3 La Bằng 2,232 10 1,079 4,048 1,996 2,631 1,297 181 4 Hoàng Nông 1,882 18 1,509 5,248 2,492 3,411 1,62 279 5 Khôi Kỳ 1,31 20 1,752 6,425 3,415 4,14 2,2 490 6 Mỹ Yên 3,4 25 1,599 6,34 3,52 4,087 2,185 186 7 Văn Yên 2,444 15 2,012 7,396 3,832 4,301 2,215 303 8 Ký Phú 1,835 10 2,094 7,695 3,925 4,687 2,832 419 9 Cát Nê 2,608 16 1,185 4,21 2,142 2,62 1,284 161 10 Quân Chu 4,075 19 1,086 3,888 2,115 2,503 1,301 95 Tổng cộng 67,681 326 47,336 174,412 88,48 106,221 56,694 258

3.2.2. Thực trạng về kinh tế, xã hội và cơ sở hạ tầng

- Về kinh tế: Theo Niên giám thống kê năm 2018, tỷ trọng sản xuất Nông lâm nghiệp và thuỷ sản Khu vực Tam Đảo: Chiếm tỷ trọng trên 60%; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và Xây dựng chiếm 25 - 30% và Dịch vụ, du lịch chiếm20 - 25%.

- Về giáo dục: Các xã vùng đệm VQG Tam Đảo đều có trường cấp I, II nên đã đáp ứng được việc học tập của học sinh bậc tiểu học và trung học cơ sở; bậc học trung học phổ thông các học sinh phải đi học xa hơn do các trường này đóng tại trung tâm các huyện hoặc tại những cụm xã trọng điểm có trường trung học phổ thông (cấp III).

- Về y tế: Các xã đều có Trạm y tế, có đủ đội ngũ y, bác sỹ, số giường bệnh, trang thiết bị, thuốc men phục vụ khám, chữa bệnh tại chỗ cho người dân. Tuy nhiên, việc khám, chữa bệnh tại các trạm y tế thường là tiêm phòng dịch và chữa các bệnh thông thường, những bệnh nặng người dân thường đi thẳng lên các tuyến trên.

- Về cơ sở hạ tầng:

+ Hệ thống đường bộ trong vùng đệm VQG Tam Đảo khá dày đặc. Hiện tại các tuyến Quốc lộ 2B, QL 2C, TL 35, TL302 (Vĩnh Phúc); QL 37, TL 204 (Thái Nguyên) là còn khá tốt. Một số tuyến đường dân sinh, liên xã còn là đường cấp phối, đi lại khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa, các loại hình giao thông khác như đường sắt, đường thủy ít phát triển;

+ Hầu hết các thôn, bản đều có điện lưới quốc gia phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Một số hộ có máy phát điện nước công suất nhỏ.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan và du lịch rừng, đa dạng sinh học, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan và du lịch sinh thái

4.1.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên.

- Vườn quốc gia Tam Đảo nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng sông Hồng và và trung du miền núi phía Bắc, nằm liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có vị trí thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế và dịch vụ. Khu vực Vườn quốc gia Tam Đảo có hệ thống giao thông như QL2, QL3; Các tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên; gần cảng hàng không quốc tế Nội Bài, đường xuyên Á (Nội Bài - Lao Cai) sẽ là những tiềm năng lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

- Đa dạng sinh học cao hội tụ của nhiều luồng thực vật nhiệt đới Đông nam châu Á, rừng á nhiệt đới Nam Trung Quốc và rừng Á nhiệt đới núi cao Đông Himalaya với 1.247 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 645 chi, 169 họ thực vật bậc cao có mạch; trong đó có 42 loài thực vật đặc hữu và 85 loài nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ, trong đó 16 loài bị đe doạ ở cấp quốc gia; 17 loài ở cấp độ thế giới.

- Có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, các di tích lịch sử, hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quản lý rừng bền vững tại vườn quốc gia tam đảo (Trang 37)