Phân khu phục hồi sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quản lý rừng bền vững tại vườn quốc gia tam đảo (Trang 80 - 83)

- Tổng diện tích 14.478,3 ha, chiếm 44,2% nằm bao quanh và ở phía dưới của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt thuộc địa bàn các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Thái Nguyên.

- Các trạng thái rừng tự nhiên trong phân khu này đã bị tác động khá mạnh đang trong giai đoạn phục hồi, còn giữ được một số đặc trưng tự nhiên; các loài động thực vật đặc hữu quý hiếm không nhiều, không tập trung.

- Phân khu được quản lý, bảo vệ và tổ chức các hoạt động nhằm phục hồi hệ sinh thái, đa dạng sinh học và nguồn lợi tự nhiên mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng. Một số diện tích trong khu vực này có thể sẽ được bổ sung cho phân khu bảo vệ nghiêm ngặt trong tương lai.

- Phân khu phục hồi sinh thái được thiết lập phải phù hợp với nhiệm vụ phục hồi và phát triển các hệ sinh thái rừng, bảo vệ môi trường, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội để thực hiện chức năng bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia.

Bảng 4.13. Đặc trƣng cơ bản phân khu phục hồi sinh thái TT Dấu hiệu

xem xét Đặc trƣng cơ bản Điểm nhấn

1 Vị trí

Nằm phía dưới của phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt đến ranh giới VQG

2 Quy mô Diện tích: 14.478,3 ha

3 Đặc trưng Thảm thực vật rừng bị phá vỡ, đang trong giai đoạn phục hồi

Động thực vật rừng có nguy cơ bị xâm hại 4 Nhiệm vụ chính Phục hồi và phát triển bền vững. Quản lý, BV phục hồi rừng.

- Đặc trưng chung: Các trạng thái rừng tự nhiên trong phân khu này đã bị tác động, đang trong giai đoạn phục hồi, còn giữ được một số đặc trưng tự nhiên; các loài động thực vật đặc hữu, quý, hiếm không nhiều, không tập trung.

- Bảo tồn các cá thể và quần thể loài có tầm quan trọng đối với công tác bảo tồn nhằm mục đích đảm bảo việc bảo vệ các loài động thực vật quan trọng và các quần thể của chúng trong khu vực và sinh cảnh của chúng, đặc biệt những loài có thể bị xáo trộn ít hoặc không thường xuyên cần thúc đẩy việc bảo vệ ở mức độ cao đối với đa dạng sinh học của khu vực không cần thiết đưa vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.

- Cho phép quản lý chủ động phục vụ công tác bảo tồn như: Phục hồi và tái sinh các hệ sinh thái bị xuống cấp hoặc bị tổn hại có giá trị bảo tồn tiềm năng; Tạo sinh cảnh (ví dụ tạo nên những hệ sinh thái rừng trồng bằng loài cây bản địa gần giống với hệ sinh thái tự nhiên trước đây); Quản lý hoặc loại trừ các loài ngoại lai xâm hại; Kiểm soát sinh cảnh nhằm đảm bảo tính phù hợp đối với các loài nguy cấp quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng; tái tạo hoặc thả lại các loài bản địa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quản lý rừng bền vững tại vườn quốc gia tam đảo (Trang 80 - 83)