Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quản lý rừng bền vững tại vườn quốc gia tam đảo (Trang 97)

- Phối hợp với ngành giáo dục các địa phương đưa ,học sinh, sinh viên đến thăm quan học tập tại Vườn cử cán bộ của Trung tâm Giáo dục môi trường và dịch vụ hướng dẫn và diễn giải môi trường, tìm hiểu về Vườn quốc gia Tam Đảo, tìm hiểu thiên nhiên, trải nghiệm một số hoạt động tại Vườn thực vật của Vườn.

- Đầu tư nâng cao năng lực phát triển sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi và trồng rừng, chăm sóc rừng trồng vùng đệm, chế biến nông lâm sản của vùng;

- Hỗ trợ vật liệu xây dựng các công trình công cộng: Nước sạch, thông tin liên lạc, nhà văn hóa, đường giao thông nông thôn.

- Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích với người dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, sử dụng có hiệu quả giá trị tài nguyên và trong hoạt động du lịch cộng đồng.

- Tạo việc làm thông qua các Dự án, giải quyết các vấn đề xã hội, đa dạng hóa các sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.

- Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch tại VQG Tam đảo, khai thác các giá trị văn hoá, lịch sử, truyền thuyết để xây dựng kịch bản cho các tour du lịch với các loại hình và thời gian khác nhau để phục vụ cho mọiđối tượng khách du lịch, làm phong phú đa dạng các sản phẩm DLST của VQG Tam Đảo. Bên cạnh đó, Vườn cần phát triển nhiều loại dịch vụ du lịch để thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách du lịch. Mở thêm các tuyến du lịch nhân văn, du lịch văn hóa vào các bản làng người: Kinh, Sán Dìu, Dao.

- Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin về du lịch, về tiềm năng và con người Tam Đảo cho khách du lịch ở những đầu mối giao thông quan trọng, tiến tới kết hợp mở văn phòng đại diện du lịch tại các thị trường trọng điểm.

4.6. Tổ chức thực hiện phƣơng án quản lý rừng bền vững:

- Xây dựng kế hoạch phân công, chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị trực thuộc VQG đáp ứng chức năng quản lý bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng theo phương án quản lý rừng bền vững được cấp thẩm quyền phê duyệt, phối hợp với chính quyền địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng địa phương trong các hoạt động sản xuất lâm nghiệp thông qua các hợp đồng kinh tế.

- Thực hiện công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng; bảo tồn, cứu hộ, phát huy các giá trị đặc biệt về thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan; nghiên cứu khoa học; cung ứng dịch vụ môi trường rừng và dịch vụ du lịch sinh thái. - Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, các giải pháp lâm sinh nhằm xúc tiến tái sinh, khai thác kinh doanh sản phẩm lâm sản ngoài gỗ, thực hiện cho thuê dịch vụ môi trường rừng, dịch vụ du lịch sinh thái theo hướng tinh chế nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Tổng cục Lâm Nghiệp là đơn vị cấp trên có chức năng quản lý chung, điều phối, kiểm tra giám sát các hoạt động của Vườn, hổ trợ đào tạo nguồn nhân lực, cập nhật các quy định của pháp luật. Xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp thúc đẩy hoạt động quản lý rừng bền vững, định ra cơ chế để xác định thu nhập của VQG và nghĩa vụ của VQG đối với Nhà nước trong việc cho thuê dịch vụ môi trường rừng và du lịch sinh thái.

- Ban Giám đốc gồm 01 giám đốc và 03 phó giám đốc có trách nhiệm phân chia quản lý điều hành chung toàn bộ hoạt động của VQG từ quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy, giao khoán, xây dựng cơ bản, lâm sinh đến các hoạt động du lịch sinh thái, cho thuê dịch vụ môi trường rừng.

- Phòng Tổ chức, Hành chính: 08 người nhiệm vụ tham mưu về công tác nhân sự, quản lý cán bộ công nhân viên, công tác hành chính, tổng hợp, lái xe và bảo vệ cơ quan.

- Phòng Kế hoạch, Tài chính: 06 người thực nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc trong lĩnh vực kế toán thống kê, lập kế hoạch, theo dõi ký kết

các hợp đồng kinh tế. Tổng hợp, phân tích hiệu quả sử dụng vốn, xây dựng các biện pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế: 05 người tham mưu cho Ban giám đốc trong lĩnh vự nghiên cứu khoa học, ứng dụng các công nghệ mới trong quản lý và sử dụng các nguồn tài nghiên rừng. Kết hợp tìm kiếm các nguồn lực từ quốc tế về vốn, đào tạo và hợp tác phát triển.

- Hạt Kiểm lâm: 64 người có nhiệm vụ chính là triển khai các kế hoạch bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng theo dõi nắm chắc diễn biến tài nguyên rừng và đất rừng; tổ chức, điều hành trạm kiểm lâm, tổ tuần tra QLBVR vàcác hộ nhận khoán bảo vệ rừng.

- Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ: 06 người nhiệm vụ chính là nâng cao nhận thức và năng lực cho các bên liên quan về các quyết định về chính sách, qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo các bên liên quan nhận thức rõ hơn về vai trò và tầm quan trọng của tài nguyên rừng để các quyết định ban hành phải phù hợp với khả năng có hạn của các hệ sinh thái và không đối lập với quyền lợi sống còn của cộng đồng.

4.6.2. Kiểm tra, giám sát thực hiện phương án.

Việc kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện, kết quả của phương án là rất quan trọng. Các hoạt động cần được tài liệu hóa, giám sát, đánh giáthực hiện gồm: Tài liệu hóa tất cả các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, công tác bảo tồn; về tài chính, về tham vấn cộng đồng để chứng minh cho việc quản lý rừng minh bạch và bền vững.

-Thực hiện báo cáo kết quả hoạt động hàng năm và cơ quan chuyên môn có thẩm quyền giám sát đánh giá. Sử dụng mẫu biểu số 1 và 2 trong Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT.

- Đánh giá tác động môi trường rừng hàng năm đối với các hoạt động tại các phân khu của VQG theo quy định của pháp luật.

- Tham vấn, đánh giá hàng năm với các bên liên quan và cộng đồng dân cư về các tác động của quản lý rừng đến xã hội, sinh kế.

Bảng 4.16. Kế hoạch giám sát các hoạt động QLBVR

TT Nội dung thực hiện

giám sát

Thời điểm giám sát (tháng trong năm)

Tần suất

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

1 Hoạt động vườn ươm x x x x x x x x x x x x 1 lần/ngày

2 Hoạt động trồng rừng x x x x x x Hằng ngày khi có

trồng rừng 3 Hoạt động chăm sóc rừng x x x x x x x x x x x x Hằng ngày khi có

chăm sóc 4 Thực hiện theo dõi, giám sát

động,thực vật, đa dạng sinh học x x x x x x x x x x x x 1 lần/tháng 5 Hoạt động bảo vệ rừng và PCCCR x x x x x x x x x x x x Hằng ngày 6 Giám sát tác động môi trường x x x x x x x x x x x x 1 lần/năm 7 Giám sát các hoạt động khắc

phục x x x x x x x x x x x x

Hằng ngày khi có hoạt động

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Đề tài Nghiên cứu xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững Vườn quốc gia Tam Đảo được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan và du lịch sinh thái.Trong đó đã xác định được mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững trong quá trình thực hiện phương án gồm:

- Về môi trường, bảo vệ toàn bộ diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có, phục hồi rừng tự nhiên và trồng rừng để duy trì và nâng cao chất lượng độ che phủ của rừng trên 95%.

- Về kinh tế, để tạo được nguồn tài chính bền vững từ các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, thuê môi trường rừng.

- Về xã hội, phát triển các loại hình dịch vụ du lịch, hàng thủ công mỹ nghệ, tạo việc làm, tăng thu nhập và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Sử dụng hợp lý tiềm năng về đất đai; giải quyết tốt chính sách xóa đói giảm nghèo gắn với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Đã xác định diện tích rừng tại các phân khu chức năng cần phục hồi và bảo tồn để đảm bảo cho các hoạt động về kinh tế, xã hội, môi trường được hài hòa không bị chồng lấn lợi ích.

Xác định được các hoạt động quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển và sử dụng rừng tại các phân khu chức năng;

Đề ra các giải pháp thực hiện phương án quản lý rừng bền vững tại VQG Tam Đảo.

Đề tài cũng đã chỉ ra được hiện trạng quy hoạch tại VQG Tam Đảo vẫn chưa hợp lý về các phân khu chức năng, về DLST như:

- Một số vị trí, diện tích đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh, chuyển mục đích sử dụng rừng và đất rừng đặc dụng sang mục đích khác ở phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ hành chính, nhưng chưa được cập nhật vào quy hoạch của Vườn.

- Ngoài ra còn 349,6 ha diện tích trong quy hoạch của Vườn Quốc gia Tâm Đảo nhưng người dân đang canh tác từ lâu đời nay hoặc chưa được bàn giao để quản lý theo quy chế quản lý rừng đặc dụng... (trước đó đã được UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân bảo vệ, thời hạn sử dụng 50 năm từ trước khi thành lập Vườn).

2. Tồn tại

Do thời gian hạn chế cũng như thông tin chưa đầy đủ do vậy việc xác định chi tiết về các nguồn lực tài chính để triển khai trong quá trình thực hiện phương án quản lý rừng bền vững chưa được xác định cụ thể trong đề tài nghiên cứu

3. Kiến nghị

Đối với diện tích đất, rừng nằm trong ranh giới VQG nhưng đã được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định thu hồi và chuyển mục đích sử dụng, để xây dựng một số công trình và diện tích đất đã được chính quyền các cấp giao trước khi thành lập Vườn quốc gia Tam Đảo, trong thời gian tới, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều chỉnh ra khỏi ranh giới Vườn Quốc gia Tam Đảo, để thống nhất quản lý.

Điều chỉnh diện tích giữa các khu vực cho thuê môi trường rừng phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên thiên nhiên của Vườn quốc gia nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Tam Đảo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1.Phan Đăng An (2012), Hiện trạng chứng chỉ rừng thế giới, Diễn đàn gỗ

Việt Nam. http://furniturevietnam.com.

2.Ban quản lý rừng bền vững (2013), Báo cáo tư vấn về xây dựng chính sách

quản lý rừng bền vững và thúc đẩy cấp chứng chỉ rừng ở Việt Nam,Tổng

cục Lâm nghiệp.

3.Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (2006), Cẩm nang ngành Lâm nghiệp: Chương quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015), Quyết định số 2810/QĐ- BNN-TCLN ngày 16/7/2015 của Bộ NN&PTNT Phê duyệt kế hoạch hành động về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng giai đoạn 2015-2020.

5.Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (2016), Quyết định số 83/QĐ- BNN-TCLN ngày 12/1/2016 Phê duyệt Đề án thực hiện Quản lý rừng bền

vững và Chứng chỉ rừng giai đoạn 2016 - 2020.

6. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (2017), Quyết định số 4393/QĐ- BNN-TCLN ngày 30/10/2017 Phê duyệt Dự án Hỗ trợ nâng cao năng lực về

quản lý rừng bền vững và chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

7. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2006), Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Chương

Quản lý rừng bền vững và Chương Chứng chỉ rừng.

8.Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020

9.Chương trình Lâm nghiệp WWF (2004), Sách hướng dẫn Chứng chỉ nhóm

FSC về quản lý rừng, (Ngọc Thị Mến dịch).

10. Trần Văn Con (2007), Tiêu chí xã hội trong quản lý rừng bền vững ở Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

11. Phan Hoài Đức (1999), Báo cáo hội thảo tổ chức vùng ASEAN quản lý rừng bền vững, Kuala Lum pur.

12. Phạm Hoài Đức (1999), Báo cáohội thảo tổ chức vùng ASEAN quản lý rừng bền vững, Kuala Lum pur.

13. Nguyễn Tuấn Hưng (2013), Nghiên cứu đánh giá mô hình quản lý rừng bền vững Công ty Lâm nghiệp Đắc Tô, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn số 23/2013, trang 87-93.

14. Phạm Đức Lân và Lê Huy Cường (1998), Quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững lưu vực sông Sê San, hội thảo quốc gia về Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr 57.

15. Nguyễn Ngọc Lung (1998), "Hệ thống quản lý rừng và các chính sách

lâm nghiệp Việt Nam", hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững và

chứng chỉ rừng, nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội, tr 28-35.

16. Vũ Nhâm (2007), Quản lý rừng bền vững, Tập bài giảng cho cao học Lâm nghiệp và nghiên cứu sinh.

17. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ – TTg, ngày 5 tháng 2 năm 2007 của Thủ tướng chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020.

18. Thủ tướng Chính phủ (2018), Quyết định số 1288/QĐ – TTg, ngày 01 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng.

19. Tổ chức FSC (2001),Về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, tài liệu

hội thảo.

Tài liệu tiếng Anh

20. FSC Annual Report 2013 21. FSC Annual Report 2014 22. FSC Annual Report 2015

23. FSC Newsletter, 2005. Building Bridges towards Responsible Forestry.

https://ic.fsc.org/newsletter.

Criteria and Indicators for Sustainable Forest Management.CIFOR

Criteria and Indicators Toolbox Series. Cifor.cgiar.org.

25. Christopher Upton and Stephen Bass (1996), Discussion Paper on Forest Certification. Program on Forest Certification. Global Institute of

Sustainable Forestry. Yale School of Forestry and Environmental Studies. 26. Prabhu, R., (2011), Guidelines for Developing, Testing and Selecting

Criteria and Indicators for Sustainable Forest Management.CIFOR

Phụ lục 01.Bảng câu hỏi phỏng vấn công chức, viên chức và ngƣời lao động của Vƣờn quốc gia Tam Đảo

Họ và tên: Giới tính: Năm sinh: Dân tộc: ... Địa chỉ: Xã Huyện ... Tỉnh Trình độ văn hóa: ... Ngày điều tra: ./ ./20 . Người điều tra: ...

Câu 1: Anh (Chị) có được bố trí phòng làm việc và cung cấp đầy đủ các trang bị thiết bị để đảm bảo cho các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của mình không?

Có Không Lý do khác

Câu 2: Anh (Chị) có được chi trả lương, nâng lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của nhà nước không?

Có Không Lý do khác

Câu 3: Ngoài thời gian làm việc ở cơ quan, Anh (Chị) có tham gia các hoạt động kinh tế khác để tăng thêm thu nhập không ?

Có Không Lý do khác

Câu 4:Anh (Chị) có được các tổ chức chính trị, xã hội thường xuyên quan tâm không?

Có Không Lý do khác

Câu 5:Anh (Chị) có yêu thích công việc hiện tại của mình không? Có Không Lý do khác

Câu 6:Câu hỏi mở khác trong từng tình huống cụ thể khi phỏng vấn ? Có Không Lý do khác

Phụ lục 02.Bảng câu hỏi phỏng vấn các hộ gia đình sống xung quanh khu vực Vƣờn quốc gia Tam Đảo

Họ và tên: Giới tính: Năm sinh: Dân tộc:... Địa chỉ: Xã .. Huyện Tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quản lý rừng bền vững tại vườn quốc gia tam đảo (Trang 97)