Các hoạt động trong phân khu phục hồi sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quản lý rừng bền vững tại vườn quốc gia tam đảo (Trang 85 - 87)

- Thực hiện bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên.

- Trồng phục hồi rừng bằng các loài cây bản địa, cây có nguồn gen quý để nâng cao độ che phủ của rừng, tăng tính đa dạng sinh học.

- Tận dụng những khu vực không có rừng xen kẽ trong phân khu để tạo các đồng cỏ tự nhiên làm nguồn thức ăn và là môi trường sống cho một số loài động vật.

- Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập; hoạt động tuần tra quan trọng và thực hiện luật pháp; khách tham quan có thể quan sát động vật hoang dã và các hệ sinh thái ở một số khu vực nhất định có sự giám sát của Vườn quốc gia.

- Chỉ được lập các tuyến đường bộ phù hợp nhưng tối đa không vượt quá quy mô đường cấp IV miền núi, trạm quan sát cảnh quan, lều trú chân, biển chỉ dẫn, đường cáp trên không, đường cáp ngầm dưới mặt đất để bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, kết hợp phục vụ các hoạt động dịch vụ du lịch.

- Các hoạt động phục vụ mục đích bảo tồn hệ sinh thái và sinh cảnh (như khôi phục hoặc tái sinh sinh cảnh, chăn thả hoặc cắt tỉa phục vụ bảo tồn, thúc đẩy sinh cảnh) chỉ được thực hiện khi có sự chấp thuận của Vườn quốc gia.

- Khu vực có thể được sử dụng để thả lại các loài nhằm mục đích tái tạo hoặc tăng số lượng (được kiểm soát nghiêm ngặt) do Vườn quốc gia quy định. Hoạt động sử dụng bền vững trong phân khu phục hồi sinh thái được thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản cần thiết cho việc bảo vệ, nghiên cứu, bảo đảm an toàn và khả năng tiếp cận của khách du lịch phải sử dụng vật liệu tự nhiên sẵn có hoặc ít tác động đến hệ sinh thái và cảnh quan;

- Nghiêm cấm các hoạt động sau đây:

+ Khai thác, săn bắn... trừ trường hợp thu lượm mẫu phục vụ mục đích nghiên cứu do những người được cơ quan quản lý ủy quyền trong một phạm vi nhất định;

+ Cắm trại, nghỉ qua đêm ở một số địa bàn nhất định theo quy định của Vườn quốc gia;

+ Đốt lửa ngoài những địa điểm nhất định do Vườn quốc gia quy định; + Xây dựng và thay đổi thô bạo cảnh quan trừ cơ sở hạ tầng cơ bản cần thiết cho việc bảo vệ, nghiên cứu, bảo đảm an toàn và khả năng tiếp cận của khách du lịch;

+ Các hoạt động khác có ảnh hưởng đến phân khu phục hồi sinh thái bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quản lý rừng bền vững tại vườn quốc gia tam đảo (Trang 85 - 87)