Khí hậu, thủy văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quản lý rừng bền vững tại vườn quốc gia tam đảo (Trang 40 - 42)

3.1.4.1. Khí hậu

Vườn quốc gia Tam Đảo nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông và phân ra mùa mưa, mùa khô khá rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 - 10, mưa tập trung vào các tháng 7 và 8 trong năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với đặc trưng giá lạnh và có sương mù.

Lượng mưa bình quân năm 1.603 mm ở sườn Tây và 2.630 mm ở vùng cao và sườn đông trên 700 m và số ngày mưa trung bình trong năm 160 - 170 ngày.

Nhiệt độ bình quân năm 180C ở độ cao trên 700 m và 230C ở chân núi, nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 41,30C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 0,20C. Độ ẩm tương đối bình quân năm trong khu vực từ 80% tới 87% và tổng số giờ nắng bình quân năm 1.400 giờ. Bình quân có 140 ngày có sương mù trong năm ở độ cao trên 700 m, ở chân núi số ngày có sương mù ít hơn nhiều. Bình quân 2 - 3 ngày có sương muối trong năm nhưng đôi khi kéo dài 3 - 5 ngày. Gió thịnh hành là gió mùa đông bắc (mùa khô) và gió mùa đông nam (mùa mưa). Cường độ gió nhẹ khoảng 2,5m/s, vào các tháng 4 - 6 trong năm đôi khi gió Tây khô nóng xuất hiện. Gió bão và mưa đá cũng xuất hiện, gây thiệt hại đến diện tích rừng của Vườn và quá trình sản xuất, kinh doanh của người dân địa phương sinh sống quanh khu vực Vườn.

3.1.4.2. Thuỷvăn

Trong khu vực Vườn quốc gia Tam Đảo không có sông lớn nhưng đáng chú ý có 2 hệ thống sông nhỏ, đón nước từ dãy Tam Đảo đổ về là sông Công và sông Phó Đáy. Hệ thống sông Công ở phía đông và hệ thống sông Phó Đáy ở phía Tây. Các sông chính kể trên có nước quanh năm, lưu lượng nước nhiều, chảy mạnh về mùa mưa còn mùa đông nước rất ít. Mật độ suối trung bình 2km/100 ha nhưng vào mùa mưa thường gây ra lũ quét, lũ ống, lở sạt đất do khu vực có độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh và nền đá Sa Thạch, Diệp Thạch.

Ngoài hệ thống sông suối trong khu vực còn có một số hồ chứa nước như hồ Xạ Hương, hồ Làng Hà, hồ Thanh Lanh nằm kề cận Vườn quốc gia Tam Đảo có ảnh hưởng tích cực đến công tác bảo tồn và phát triển bền vững Vườn.

3.1.5.Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp

Theo kết quả điều tra bổ sung hiện trạng rừng và sử dụng đất của Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Đông Bắc bộ năm 2018, tổng diện tích tự nhiên Vườn quốc gia Tam Đảo là 32.877,3 ha; cụ thể tại bảng sau:

Bảng 3.1 Hiện trạng các loại đất loại rừng Vƣờn quốc gia Tam Đảo Đơn vị tính: ha TT Loại đất loại rừng Cộng Phân theo tỉnh Vĩnh Phúc Tuyên Quang Thái Nguyên Tổng cộng 32.877,3 15.270,7 6.160,0 11.446,6

I. Đất nông nghiệp (Lâm nghiệp) 32.724,4 15.137,3 6.157,4 11.429,7 1 Đất có rừng 32.071,6 14.894,3 6.005,2 11.172,1 1.1 Rừng tự nhiên 26.052,2 10.751,8 5.034,2 10.266,2

1.2 Rừng trồng 6.019,4 4.142,5 971,0 906,0

2 Đất chưa có rừng 556,8 223,4 126,3 207,2

3 Đất có cây nông nghiệp 96,0 19,7 25,9 50,5

II. Đất phi nông nghiệp 152,9 133,4 2,6 16,9

1 Đất sử dụng mục đích công cộng 11,2 10,9 0,0 0,3 2 Đất sông, suối và mặt nước

chuyên dùng 22,3 10,9 2,0 9,5

3 Đất khác 119,4 111,6 0,6 7,2

(Nguồn: VQG Tam Đảo)

Từ kết quả bảng trên cho thấy tổng diện tích đất có rừng 32.071,6 ha; gồm 26.052,2 ha rừng tự nhiên và 6.019,4 ha rừng trồng; diện tích đất chưa có rừng 556,8 ha; đất nông nghiệp có 96 ha; đất phi nông nghiệp là 152,9 ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quản lý rừng bền vững tại vườn quốc gia tam đảo (Trang 40 - 42)