Giải pháp về phối hợp vớicác bên liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quản lý rừng bền vững tại vườn quốc gia tam đảo (Trang 93 - 94)

- VQG Tam Đảo phát huy các mối quan hệ mật thiết với cộng đồng địa phương như hỗ trợ tích cực đối với việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương thông qua các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, du lịch sinh thái (như giao khoán bảo vệ rừng, tạo điều kiện để người dân tham gia vào các dịch vụ du lịch) và các hoạt động xã hội khác nhằm giải quyết việc làm, tạo thu nhập, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư địa phương. Tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả của kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng, đẩy mạnh vai trò của cộng đồng dân cư tại địa phương, giải quyết các mâu thuẫn còn tồn tại. Tận dụng những kiến thức bản địa và kinh nghiệm của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát rừng;khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào quản lý rừng.

- Nâng cao nhận thức và năng lực quản lý cho các cấp chính quyền cơ sở, đặc biệt là cấp xã nhằm giúp các cán bộ chính quyền các cấp, những người ra quyết định về chính sách, qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhận thức rõ hơn về vai trò và tầm quan trọng của tài nguyên rừng để các quyết định ban hành phải phù hợp với khả năng có hạn của các hệ sinh thái và không đối lập với quyền lợi sống còn của cộng đồng.

- Phối hợp với các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các trường đại học, các viện nghiên cứu có liên quan xây dựng và thực hiện chương trình, dự án khoa học và công nghệ, tổ chức các đợt thăm quan học tập trong và ngoài nước cho cán bộ làm công tác quản lý và cán bộ chuyên môn của Vườn quốc gia, tranh thủ các nguồn đầu tư hợp tác quốc tế.

- Triển khai công tác hỗ trợ cho các thôn bản vùng đệm theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020.

- Phối hợp với các xã tổ chức tuyên truyền giáo dục bảo vệ rừng, phổ biến về ý nghĩa, lợi ích, nội quy bảo vệ rừng tại Vườn quốc gia tới từng thôn xóm kết hợp với vận động nhân dân, tuyên truyền sâu rộng tới người dân để cùng có trách nhiệm tham gia bảo vệ và phục hồi rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quản lý rừng bền vững tại vườn quốc gia tam đảo (Trang 93 - 94)