Đánh giá về du lịch sinh thái và di tích lịch sử văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quản lý rừng bền vững tại vườn quốc gia tam đảo (Trang 64 - 68)

Thương hiệu du lịch nghỉ mát (thường gọi trước kia) Tam Đảo được biết rộng rãi trên cả nước do khu du lịch này được người Pháp xây dựng thời Pháp. Sau ngày hòa bình lập lại ở đây cũng hình thành khu nghỉ dưỡng của cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và các khu nghỉ của chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là chuyên gia Liên Xô.

Hiện nay, khu du lịch Tam Đảo đã trở nên nổi tiếng không chỉ với du khách trong nước, mà còn cả đối với du khách nước ngoài đến thưởng ngoạn, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái.

VQG Tam Đảo với diện tích khá lớn phân bố trên độ cao 800 - 1000 m có khí hậu mát về mùa hè, không khí trong lành bậc nhất ở miền Bắc và diện

tích phơi phía mặt trời lặn rất lớn, tạo ra không khí khô thoáng; có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp là các khu rừng khá nguyên vẹn, các loài động thực vật quý hiếm và có nhiều hồ nước như hồ Xạ Hương, hồ Đại Lải, thác nước đẹp như Thác Bạc, Tam Đảo và thác Đát, Sơn Dương.

VQG Tam Đảo có hệ thống đền chùa như: Khu Danh thắng Tây Thiên (được xếp hạng cấp Quốc gia năm 1991) thờ Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu, thiền viện Trúc Lâm (4,5 ha), Am Gió Thang Mây.Vùng đệm VQG Tam Đảo là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc như Dao, Sán Dìu với các phong tục tập quán sinh hoạt, nghi lễ văn hóa đặc sắc như hát giao duyên, hát Soọng cô và ẩm thực đặc trưng, cùng các làng nghề thủ công truyền thống, tạo sức hấp dẫn thu hút du khách.

Tính đa dạng về tài nguyên du lịch, tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú (cảnh quan, khí hậu ,địa hình, sinh thái, các hồ lớn, sông suối, di tích lịch sử văn hóa; lễ hội, nghề truyền thống) VQG Tam Đảo hoàn toàn có cơ sở để phát triển những sản phẩm DLST không trùng lặp so với nhiều địa phương.

Theo số liệu thống kê của các ngành chức năng, lượng khách và doanh thu, số lượt du khách đến Tam Đảo tăng khá cao, đạt trên 15%/năm. Năm 2018 chỉ tính riêng huyện Tam Đảo đã đón gần 1,0 triệu khách du dịch, trong đó khách quốc tế chiếm gần 7% tổng số khách du lịch. Tuy nhiên, rất khó tách bạch phần khách tham gia tuor du lịch sinh thái, thời gian lưu lại trung bình khoảng 2 ngày.

Về cơ cấu khách du lịch, thị trường du lịch nội địa chủ yếu của khu vực Tam Đảo là Hà Nội (46%), các tỉnh Bắc bộ khác (20%), các địa phương càng xa càng chiếm tỷ trọng nhỏ. Đối với khách quốc tế, khách du lịch đến từ Đông Nam Á chiếm tỷ trọng lớn (58%), sau đó là thị trường Bắc Mỹ (17%) còn lại là các thị trường khác (25%).

Về mục đích khách du lịch, khoảng 50% khách đến Tam Đảo với mục đích nghỉ ngơi, thưởng ngoạn cảnh quan; 30% thuộc loại du lịch tâm linh, còn lại là du khách đến dự hội thảo (MICE), tập luyện thể dục thể thao . Riêng khách quốc tế chủ yếu là nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái (85%), thương mại (10%).

Bảng 4.8. Vị trí tiềm năng phát triển du lịch VQG Tam Đảo đến năm 2030

TT Địa điểm ĐVT Khối lƣợng

Tổng số ha 1.703.90

I Phân khu hành chính - Dịch vụ ha 1.033,90

1 Khu Hồ Xạ Hương - Lũng Chát Dơu ha 107,00

- Khu ven sân Golf - Hồ ha 59,00

- Lũng Chất Dậu - Suối Bạc ha 48,00

2 Khu Hồ Làng Hà - Rừng Lim ha 28,30

3 Khu Km 15 - 18 ha 100,60

4 Khu Chân đỉnh Rùng Rình ha 37,80

5 Khu Tây Thiên ha 300,10

- Đền thượng Tây thiên - 50,00

- Thác bạc - 100,00

- Đền Cậu - 50,00

- Thiền viện Trúc Lâm - 50,00

- Đền Thông - Sơn Đình - 50,10

6 Khu Lũng Vĩnh Ninh ha 50,00

7 Khu Tam Đảo II ha 300,50

8 Các khu khác ha 109,60

- Tây Trúc (Quân Chu-TN) ha 49,50

- Cửa Tử (Hoàng Nông-TN) - 30,00

- Thác đát (Hợp Hòa-TQ) - 30,10

II Phân khu phục hồi sinh thái ha 670,00

1 Khu Bến Tắm (đạo Trù) - 100,00

2 Khu Vĩnh Ninh (đạo Trù) ha 100,00

2 Khu Bản Long - Thác Thậm Thình (Minh

Quang) - 100,00

3 Khu Ven Hồ Thanh Lanh (Trung Mỹ) - 100,00

4 Khu Đá đen (Quân Chu - TN) ha 100,00

5 Khu ven Hồ Vai Miếu (Ký Phú - TN) ha 70,00

Tam Đảo có 45 cơ sở lưu trú với 850 phòng nghỉ, có thể đón trên 3.000 khách du lịch và 7 khách sạn được công nhận đạt tiêu chuẩn 2 sao trở lên theo quy chuẩn của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Đặc biệt giai đoạn vừa qua tại Tam Đảo đã khánh thành các công trình và các nhà hàng, khách sạn quan trọng như: Thiền viện Trúc Lâm, Cáp treo lên chùa Tây Thiên, sân golf Tam Đảo, khu resort Tam Đảo và một số đền, chùa.

Bên cạnh đó, Vườn quốc gia Tam Đảo đã bước đầu xây dựng được Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ; Trung tâm đã có một số hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch sinh thái và hướng dẫn các đoàn khách đến tham quan, học tập, nghiên cứu VQG Tam Đảo. Ngoài ra Vườn cũng đã có một số hạ tầng phục vụ và góp phần phát triển du lịch được xây dựng và đưa vào hoạt động như Trung tâm du lịch và đào tạo; vườn thực vật, Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam, trạm quan sát chim, các tuyến đường mòn xuyên rừng.

Hiện nay, trong khu vực Vườn quốc gia Tam Đảo quản lý đã có một số doanh nghiệp thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch như Khu du lịch Tam Đảo 2 - Bến Tắm - Thác 75, khu du lịch Hồ Xạ Hương, khu du lịch rừng thông tại km15 - 18 Ngoài các địa điểm trên thì còn nhiều khu vực khác có tiềm năng về du lịch sinh thái lớn nhưng chưa được đầu tư, khai thác.

Điểm mạnh trong phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại VQG Tam Đảo nhờ vào tính đa dạng về tài nguyên du lịch Tam Đảo đa dạng và có sức hấp dẫn, có giá trị khai thác du lịch cao (cao hơn so với nhiều khu/điểm du lịch ở một số tỉnh/địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng). Thương hiệu, hình ảnh về du lịch Tam Đảo đã được định vị và phát triển khá rộng rãi trên thị trường trong nước và quốc tế. Điều này thể hiện ở tốc độ tăng trưởng khách du lịch đến Tam Đảo khá cao (so với mức bình quân của các VQG và địa phương khác). Cơ sở hạ tầng trong những năm gần đây đang được trú trọng đầu tư đặc biệt là các cơ sở lưu trú điểm vui chơi, giải trí; nhiều công trình xây dựng mới, tôn tạo, phục hồi các di tích lịch sử, cơ sở tôn giáo trên địa bàn Tam Đảo và phụ cận sẽ có tác dụng làm phong phú, đa dạng các loại hình dịch vụ, tăng sức hấp dẫn.

Điểm yếu của phát triển du lịch là các sản phẩm du lịch còn nghèo và chưa thật hấp dẫn trong khi khu du lịch Tam Đảo hiện nay (Tam Đảo 1) đã bị biến dạng bởi việc xây dựng các công trình chưa theo một quy hoạch du lịch có tầm chiến lược, làm mai một tiềm năng, lợi thế. Chưa có sự kết nối giữa VQG Tam đảo với các điểm du lịch nổi tiếng lân cận như Phú Thọ (đền Hùng ), Thái Nguyên (hồ Núi Cốc ), Tuyên Quang (Khu du lịch văn hoá, lịch sử và sinh thái Quốc gia Tân Trào ). Đồng thời là sự xuống cấp của tài nguyên và môi trường du lịch; nhận thức trong xã hội về du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái chưa đầy đủ. Ngoài ra, VQG Tam Đảo nằm trong vùng Bắc Bộ, hoạt động DLST mang tính "mùa vụ" rất rõ nét, do chịu ảnh hưởng sâu sắc của đặc điểm khí hậu Á nhiệt đới. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch còn chịu ảnh hưởng khác mang tính xã hội như "mùa" lễ hội; "mùa" nghỉ hè của học sinh, sinh viên; "mùa" du lịch của khách du lịch quốc tế. Tính mùa vụ trong hoạt động du lịch được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến số ngày lưu trú trung bình và mức độ chi tiêu của khách du lịch khi đến VQG Tam Đảo.

Mặc dù thời gian qua đã có những thay đổi về nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân đối với tầm quan trọng của phát triển DLST,nhưng hoạt động đầu tư hạ tầng du lịch, xúc tiến quảng bá và đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch chưa xứng tầm với tiềm năng hiện có.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quản lý rừng bền vững tại vườn quốc gia tam đảo (Trang 64 - 68)