Giải pháp về khoa học, công nghệ gắn với bảo tồn và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quản lý rừng bền vững tại vườn quốc gia tam đảo (Trang 94 - 96)

4.5.3.1.Về khoa học

- Nghiên cứu các mối quan hệ giữa các nhân tố phát sinh, tác động đến hệ động, thực vật rừng và môi trường sinh thái, nghiên cứu diễn biến tài nguyên rừng, nghiên cứu bổ sung về da dạng sinh học trên nền tảng đánh giá giá trị tài nguyên và đa dạng sinh học với 88 tuyến điều tra, theo dõi và 42 ô tiêu chuẩn 2000 m2 đã được định vị.

- Tiếp tục thực hiện các nội dung nghiên cứu trong giai đoạn trước đây nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học, các nguồn gen động, thực vật quí hiếm và đặc hữu; xây dựng các biện pháp phát triển tài nguyên rừng và bảo vệ cảnh quan môi trường.

- Phối hợp với các tổ chức quốc tế, các trường đại học và viện nghiên cứu liên quan, xây và thực hiện dựng các chương trình, dự án KH&CN, xây dựng đề cương và dự toán đề tài Bảo tồn nguồn gen 3 loài cây thuốc quý hiếm: Bát giác liên (Podophyllum tonkinense), Cát sâm (Callerya speciosa) và Na leo (Kadsura heteroclita) tại Vườn quốc gia Tam Đảo. Tổ chức thực

nhiên, đa dạng sinh học và các loài quý hiếm, đặc hữu. Thực hiện các chương trình/dự án nghiên cứu về bảo tồn nói chung, trong đó ưu tiên các loài đặc hữu, quý hiếm.

- Tổ chức nhân rộng các kết quả bảo tồn các loài có giá trị bảo tồn và giá trị kinh tế, khoa học như Đỗ quyên để hợp tác với các VQG trong nước và trên thế giới.

- Xây dựng Vườn thực vật trở thành nơi bảo tồn và nghiên cứu phát triển các loài thực vật quý hiếm, đặc hữu và có giá trị cao trong vùng đồng bằng sông Hồngtại VQG Tam Đảo.

- Nghiên cứu và xây dựng các công cụ, giải pháp quản lý, khoa học, công nghệ, kỹ thuật trong bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững các hệ sinh thái tại VQG Tam Đảo.

4.5.3.2. Về công nghệ

- Đầu tư trang thiết bị, áp dụng công nghệ thông tin nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là các loài đặc hữu, quý, hiếm. Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học, chọn lọc và bảo quản giống như: công nghệ tạo giống, trồng, bảo tồn các loài thực vật đặc hữu, quý, hiếm, công nghệ nuôi cấy mô, công nghệ cứu hộ chăm sóc động vật hoang dã.

- Sử dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý cơ sở dữ liệu và quảng bá hình ảnh của VQG, cập nhật công nghệ theo dõi diễn biến tài nguyên rừng từ ảnh vệ tinh, công nghệ kỹ thuật số, công nghệ xử lý, cập nhật thông tin. Áp dụng tiến bộ và chuyển giao khoa học, công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện Việt Nam trong khai thác, sử dụng hiệu quả, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Tam Đảo.

- Ứng dụng chương trình SMART trong công tác tuần tra bảo vệ rừng, giám sát đa dạng sinh học; triển khai việc kê khai bảo hiểm xã hội qua phần mềm, áp dụng phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ “Pmis mard” để cho kết quả báo cáo nhanh và tiết kiệm được kinh phí và công sức cho cán bộ thực hiện.

rừng, quản lý tài nguyên rừng để đánh giá đúng diễn biến rừng, thay đổi đất đai. Lập ô định vị theo dõi thay đổi tổ thành loài, đa dạng sinh học, tăng trưởng rừng, tái sinh rừng.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý cơ sở dữ liệu và quảng bá hình ảnh của Vườn Quốc gia để thu hút du khách đến tham quan du lịch.

- Nghiên cứu, áp dụng tiến bộ và chuyển giao khoa học, công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện Việt Nam trong khai thác, sử dụng hiệu quả, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Tam Đảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án quản lý rừng bền vững tại vườn quốc gia tam đảo (Trang 94 - 96)