Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS, thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 121 - 143)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

3.4.2.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý HĐTN theo chương trình GDPTM ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh được thể hiện qua bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.2. Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp

TT Các biện pháp quản lý đề xuất Mức độ cần thiết ĐTB X Thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % SL % 1 Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, CMHS và các lực lượng giáo dục khác về HĐTN cho học sinh THCS theo chương trình GDPTM 78 81.3 14 14.6 4 4.1 0 0 3.77 1 2 Biện pháp 2: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện HĐTN cho THCS theo chương trình GDPTM đúng quy định, phù hợp với chương trình và điều kiện thực tiễn của nhà trường.

46 47.9 39 40.6 11 11.5 0 0 3.36 5

3

Biện pháp 3: Quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức các HĐTN cho THCS theo chương trình GDPTM.

TT Các biện pháp quản lý đề xuất Mức độ cần thiết ĐTB X Thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % SL % 4 Biện pháp 4: Chỉ đạo thực hiện, hỗ trợ kịp thời, xây dựng các điều kiện đảm bảo, tạo động lực cho giáo viên, học sinh và các lực lượng tham gia trong tổ chức HĐTN cho THCS theo chương trình GDPTM

57 59.4 31 32.3 8 8.3 0 0 3.51 3

5

Biện pháp 5: Tăng cường giám sát, kiểm tra đánh giá việc thực hiện các HĐTN cho THCS theo chương trình GDPTM

51 53.1 32 33.3 13 13.6 0 0 3.39 4

Điểm TB nhóm 3.51

Nhận xét: Từ bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất cho thấy:

Tất cả 5 biện pháp đều được đánh giá là rất cần thiết và cần thiết. Qua bảng đánh giá tính cần thiết của các biện pháp "Biện pháp quản lý HĐTN theo chương trình GDPTM ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh" đã được đề xuất là khá cao với ở điểm trung bình chung của 5 biện pháp là 3.51.

Trong 5 biện pháp đã đề xuất, thì biện pháp "Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, CMHS và các lực lượng giáo dục khác về HĐTN cho học sinh THCS theo chương trình GDPTM " được đánh giá là cần thiết nhất,

với điểm trung bình là 3.77 ở vị trí thứ 1. Điều này cho thấy, để tổ chức các HĐTN cho HS THCS đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra thì việc đầu tiên của nhà trường là nâng cao nhận thức của CBQL, GV và các lực lượng GD khác về tổ chức HĐTN. Ở vị trí thứ 2 về mức độ cần thiết là biện pháp “Quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức các HĐTN cho THCS theo chương trình GDPTM” với điểm TB 3.54. Biện pháp

“Chỉ đạo thực hiện, hỗ trợ kịp thời, xây dựng các điều kiện đảm bảo, tạo động lực cho giáo viên, học sinh và các lực lượng tham gia trong tổ chức HĐTN cho THCS theo chương trình GDPTM” cũng được đánh giá với số điểm rất cao là 3.51 ở vị trí thứ 3. Các biện pháp “Tăng cường giám sát, kiểm tra đánh giá việc thực hiện các HĐTN cho THCS theo chương trình GDPTM” và biện pháp “Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện HĐTN cho THCS theo chương trình GDPTM đúng quy định, phù hợp với chương trình và điều kiện thực tiễn của nhà trường” cũng được đánh giá cao về mức độ cần thiết với ĐTB = 3.39 và 3.36 lần lượt ở vị trí thứ 4 và 5.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết

Biểu đồ 3.1. Kết quả đánh giá tính cần thiết của các biện pháp

3.4.2.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐTN theo chương trình GDPTM ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh được thể hiện qua bảng 3.3 dưới đây:

Bảng 3.3. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp TT Các biện pháp quản lý đề xuất Mức độ khả thi ĐTB X Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi SL % SL % SL % SL % 1 Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, CMHS và các lực lượng giáo dục khác về HĐTN cho học sinh THCS theo chương trình GDPTM 74 77.1 16 16.7 6 6.3 0 0 3.7 1 2 Biện pháp 2: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện HĐTN cho THCS theo chương trình GDPTM đúng quy định, phù hợp với chương trình và điều kiện thực tiễn của nhà trường.

49 51.0 36 37.5 11 11.5 0 0 3.39 4

3

Biện pháp 3: Quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức các HĐTN cho THCS theo chương trình GDPTM. 52 54.2 34 35.4 10 10.4 0 0 3.44 3 4 Biện pháp 4: Chỉ đạo thực hiện, hỗ trợ kịp thời, xây dựng các điều kiện đảm bảo, tạo động lực cho giáo viên, học sinh và các lực lượng tham gia trong tổ chức HĐTN cho THCS theo chương trình GDPTM

54 56.3 32 33.3 10 10.4 0 0 3.45 2

5

Biện pháp 5: Tăng cường giám sát, kiểm tra đánh giá việc thực hiện các HĐTN cho THCS theo chương trình GDPTM

51 53.1 28 29.2 17 17.7 0 0 3.35 5

Các biện pháp đã đề xuất đều được đánh giá có khả thi, với điểm trung bình chung của 5 biện pháp là 3.46.

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp cho thấy, thì biện pháp "Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, CMHS và các lực lượng giáo dục khác về HĐTN cho học sinh THCS theo chương trình GDPTM "

được đánh giá là có khả thi nhất, với điểm trung bình 3.7 xếp thứ 1. Điều này cho thấy, CBQL và GV đã có nhận thức đầy đủ về nhu cầu bồi dưỡng giáo viên. Tiếp theo, ở vị trí thứ 2 về mức độ khả thi là biện pháp “Chỉ đạo thực hiện, hỗ trợ kịp thời, xây dựng các điều kiện đảm bảo, tạo động lực cho giáo viên, học sinh và các lực lượng tham gia trong tổ chức HĐTN cho THCS theo chương trình GDPTM” với ĐTB = 3.45. Với điểm số TB 3.44 và ở vị trí thứ 3 về tính khả thi là biện pháp “Quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức các HĐTN cho THCS theo chương trình GDPTM. Xếp ở vị trí thứ 4 và 5 với ĐTB = 3.39 và 3.35 lần lượt là các biện pháp “Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện HĐTN cho THCS theo chương trình GDPTM đúng quy định, phù hợp với chương trình và điều kiện thực tiễn của nhà trường” và biện pháp “Tăng cường giám sát, kiểm tra đánh giá việc thực hiện các HĐTN cho THCS theo chương trình GDPTM”.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi

3.4.2.3. Sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi

Áp dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman, tính tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.4. Xét tính tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất

TT Các biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi D D2 X Thứ bậc Y Thứ bậc 1

Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, CMHS và các lực lượng giáo dục khác về HĐTN cho học sinh THCS theo chương trình GDPTM

3.77 1 3.7 1 0 0

2

Biện pháp 2: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện HĐTN cho THCS theo chương trình GDPTM đúng quy định, phù hợp với chương trình và điều kiện thực tiễn của nhà trường.

3.36 5 3.39 4 1 1

3

Biện pháp 3: Quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức các HĐTN cho THCS theo chương trình GDPTM.

3.54 2 3.44 3 -1 1

4

Biện pháp 4: Chỉ đạo thực hiện, hỗ trợ kịp thời, xây dựng các điều kiện đảm bảo, tạo động lực cho giáo viên, học sinh và các lực lượng tham gia trong tổ chức HĐTN cho THCS theo chương trình GDPTM

3.51 3 3.45 2 1 1

5

Biện pháp 5: Tăng cường giám sát, kiểm tra đánh giá việc thực hiện các HĐTN cho THCS theo chương trình GDPTM

Theo Công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman: r = 1 - ) 1 ( 6 2 2   N N D (-1 r  1)

Trong đó: r là hệ số tương quan (r < 0: tương quan nghịch, r > 0: tương quan thuận, giá trị r càng gần tới 1 thì mối tương quan càng chặt)

D là hiệu số giữa thứ bậc của X và thứ bậc của Y N là số biện pháp

Ta có: r = 1- = 1 - 0,2 = 0,8

Với hệ số tương quan: r = 0,8 cho phép khẳng định bước đầu về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý HĐTN theo chương trình GDPTM ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh là tương quan tỷ lệ thuận và chặt chẽ.

Sự tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý mà tác giả đã đề xuất được thể hiện trong biểu đồ sau:

3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 Mức độ cần thiết X Mức độ khả thi Y

Biểu đồ 3.3. Tính tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp

Kết luận chương 3

Luận văn đề xuất năm biện pháp quản lý: (1) Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, CMHS và các lực lượng giáo dục khác về HĐTN cho học sinh THCS theo chương trình GDPTM ; (2) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện HĐTN cho THCS theo chương trình GDPTM đúng quy định, phù hợp với chương trình và điều kiện thực tiễn của nhà trường; (3) Quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức các HĐTN cho THCS theo chương trình GDPTM; (4) Chỉ đạo thực hiện, hỗ trợ kịp thời, xây dựng các điều kiện đảm bảo, tạo động lực cho giáo viên, học sinh và các lực lượng tham gia trong tổ chức HĐTN cho THCS theo chương trình GDPTM; (5) Tăng cường giám sát, kiểm tra đánh giá việc thực hiện các HĐTN cho THCS theo chương trình GDPTM.

Quản lý HĐTN theo chương trình GDPTM ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đã được khẳng định qua khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS là quá trình tác động của chủ thể quản lý nhà trường đến tập thể GV, nhân viên, HS và các lực lượng giáo dục khác, để tiến hành tổ chức các HĐTN theo mục tiêu, nội dung, chương trình quy định, bằng phương pháp, hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương.

1.2. Nội dung quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại trường trung học cơ sở theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 bao gồm: lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm; tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động trải nghiệm; kiểm tra đánh giá hoạt động trải nghiệm; quản lý cơ sở vật chất, thiết bị, các điều kiện phục vụ cho hoạt động trải nghiệm; phối hợp các lực lượng và phân cấp trong quản lý hoạt động trải nghiệm

Quản lý HĐTN cho học sinh tại trường trung học cơ sở theo Chương trình giáo dục phổ thông mới chịu ảnh hưởng của ba nhóm yếu tố gồm yếu tố thuộc về chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và môi trường quản lý

1.3. Quản lý HĐTN của các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được một số kết quả nhất định. Việc lập kế hoạch hoạt động đã được quan tâm thực hiện với sự tham gia chủ yếu là các lực lượng giáo dục trong nhà trường. Các hình thức tổ chức HĐTN thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức với sự tham gia tích cực của học sinh. Nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch chưa huy động được đông đảo các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cùng tham gia. Một bộ phận lực lượng tham gia chỉ đạo còn yếu về năng lực quản lý HĐTN. Trong kiểm tra đánh giá HĐTN vẫn còn mang nặng yếu tố tình cảm.

Trong quản lý HĐTN cho HS ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh những khó khăn về điều kiện CSVC, nhận thức của các lực lượng giáo dục, về năng lực của đội ngũ

CBQL, GV và thành phần chuyên trách thì tính chính thống về mục tiêu, nội dung, chương trình và hệ thống tiêu chí đánh giá dành cho HĐTN ở trường THCS cũng là một trong những yếu tố khách quan tác động không nhỏ đến việc triển khai các HĐTN của các nhà trường.

1.4. Đề xuất 05 biện pháp quản lý dành cho CBQL các trường THCS. Các biện pháp này tập trung khắc phục những khâu yếu trong quản lý HĐTN của các trường THCS ở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Đó là:

- Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, CMHS và các lực lượng giáo dục khác về HĐTN cho học sinh THCS theo chương trình GDPTM.

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện HĐTN cho THCS theo chương trình GDPTM đúng quy định, phù hợp với chương trình và điều kiện thực tiễn của nhà trường.

- Quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức các HĐTN cho THCS theo chương trình GDPTM.

- Chỉ đạo thực hiện, hỗ trợ kịp thời, xây dựng các điều kiện đảm bảo, tạo động lực cho giáo viên, học sinh và các lực lượng tham gia trong tổ chức HĐTN cho THCS theo chương trình GDPTM.

- Tăng cường giám sát, kiểm tra đánh giá việc thực hiện các HĐTN cho THCS theo chương trình GDPTM

Qua xác định các điều kiện thực hiện biện pháp trong khả năng điều kiện của các nhà trường kết hợp với khảo sát xin ý kiến chuyên gia, CBQL, GV các trường THCS ở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cho thấy các biện pháp đề xuất là cần thiết, có tính khả thi. Kết quả đó cho phép bước đầu khẳng định mục đích nghiên cứu đã đạt được, giả thuyết khoa học đã được chứng minh. Tuy nhiên để phát huy tác động tích cực của các biện pháp, các trường THCS ở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cần tiến hành đồng bộ các biện pháp, điều chỉnh kịp thời những hạn chế cũng như huy động nguồn lực một cách hợp lý để các biện pháp phát huy hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

2. Kiến nghị

Để giúp CBQL các trường THCS ở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh thực hiện tốt việc quản lý và tổ chức các HĐTN theo chương trình GDPTM, tác giả xin có một số kiến nghị sau đây:

2.1. Với UBND thành phố Móng Cái và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh

- Với UBND Thành phố: Cần có chủ trương cụ thể về xây dựng cơ chế phối kết hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc tổ chức các HĐTN cho HS THCS theo chương trình GDPTM.

- Với Sở GD&ĐT:

+ Ra quyết định thành lập đội ngũ cốt cán và cơ chế hoạt động, tích cực kiểm tra tư vấn giúp đỡ các trường tổ chức tốt các HĐTN cho HS THCS theo chương trình GDPTM.

+ Tổ chức các chuyên đề nhằm nâng cao năng lực quản lý các HĐTN cho CBQL, năng lực tổ chức các HĐTN cho giáo viên.

+ Tham mưu với UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo rõ ràng về cơ chế, chính sách cho nhân lực và tài chính trong việc tổ chức dạy học đối với các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS, thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 121 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)