Các bước tiến hành khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS, thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 120 - 121)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.1. Các bước tiến hành khảo nghiệm

3.4.1.1. Mục tiêu khảo nghiệm

Trên cơ sở các biện pháp đã đề xuất tác giả khảo sát, lấy ý kiến của CBQL, GV, CMHS nhằm khẳng định tính cần thiết và khả thi của biện pháp. Từ đó, có cơ sở áp dụng, triển khai các biện pháp đã đề xuất trong việc quản lý HĐTN theo chương trình GDPTM ở các trường THCS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

3.4.1.2. Nội dung khảo nghiệm

Các biện pháp đã đề xuất và được trình bày chi tiết trong luận văn; nội dung cụ thể bao gồm 5 biện pháp đã nêu; chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá về hai nội dung: Tính cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp được đề xuất.

3.4.1.3. Quy trình khảo nghiệm

Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, CMHS các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

Bước 2: Lựa chọn khách thể: Tiêu chuẩn lựa chọn: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, GV và CMHS các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Tổng số 96 ý kiến.

Bước 3: Lấy ý kiến và xử lý kết quả nghiên cứu. Trên cơ sở mẫu phiếu đã xây dựng, trao đổi, xin ý kiến theo mẫu. Đề cập đến hai vấn đề cần hỏi đó là tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nghiên cứu. Khi đã nhận được phiếu trưng cầu ý kiến, tiến hành lượng hoá điểm ở các mức độ như sau:

3.4.1.4. Cách đánh giá mẫu phiếu

Bảng 3.1. Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Tính cần thiếu Tính khả thi

Rất cần thiết 4 điểm Rất khả thi 4 điểm

Cần thiết 3 điểm Khả thi 3 điểm

Ít cần thiết 2 điểm Ít khả thi 2 điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS, thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)