Tiêu chí và thang đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS, thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 60)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.5. Tiêu chí và thang đánh giá

Các phiếu thu được sẽ phân loại phiếu điền đủ thông tin, phiếu không đủ thông tin bị loại. Các câu trả lời được lựa chọn theo thang 4 bậc:

STT Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện

1 Rất cần thiết: 4 điểm Rất thường xuyên: 4 điểm 2 Cần thiết: 3 điểm Thường xuyên: 3 điểm 3 Ít cần thiết: 2 điểm Thỉnh thoảng: 2 điểm 4 Không cần thiết: 1 điểm Chưa thực hiện: 1 điểm.

Vận dụng công thức (Max - Min)/n để tính khoảng phân biệt giữa các mức độ (4-1)/4 = 0,75, như vậy thang đánh giá:

Mức yếu từ 1 đến < 1,75;

Mức trung bình từ 1,75 đến < 2,5; Mức khá từ 2,5 đến < 3,25;

Mức tốt từ 3,25 đến 4.

Các câu hỏi thể hiện sự đồng ý hay không đồng ý xác định theo tỷ lệ %, các câu mở tổng hợp theo các nhóm ý kiến để để đưa ra nhận định chung.

2.3. Thực trạng hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

2.3.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động trải nghiệm theo Chương trình giáo dục phổ thông mới

Hoạt động trải nghiệm trên địa bàn huyện thành phố Móng Cái hiện nay đã có nhiều trường làm khá tốt nhưng cũng có rất nhiều trường chưa quan tâm

thoả đáng tới vấn đề này. Bởi lẽ hoạt động này được gọi là "ngoài giờ lên lớp" hay "trải nghiệm" nên nhiều trường quan niệm rằng, làm được thì tốt không làm được cũng không sao, không có ai đánh giá, không có yếu tố bắt buộc.

Khi hỏi cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ HS và học sinh về tầm quan trọng của HĐTN ở trường THCS có vai trò như thế nào? Chúng tôi đưa ra bốn tiêu chí để lựa chọn: Rất quan trọng, quan trọng, ít quan trọng và không quan trọng. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, đội ngũ GV, cha mẹ HS và HS THCS về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm

Khách thể điều tra Mức độ đánh giá Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng SL (%) TL SL (%) TL SL (%) TL SL (%) TL Cán bộ quản lý 12 75 4 25 0 0 0 0 Giáo viên 25 78,1 4 12,5 3 9,4 0 0 Cha mẹ HS 20 41,7 14 29,2 10 20,8 4 8,3 Học sinh 23 47,9 12 25 8 16,7 5 10,4

Phân tích số liệu trên cho thấy, ý kiến của CBQL đánh giá vai trò rất quan trọng và quan trọng trong việc tổ chức HĐTN của GV cho HS là 100%. Về vấn đề này, khi tiến hành trao đổi đối với 7 CBQL về vai trò của HĐTN đối với sự hình thành nhân cách của học sinh THCS và chất lượng giáo dục của nhà trường kết quả là: 71,4% ý kiến CBQL được hỏi đều nhận thức HĐTN có vai trò quan trọng để giáo dục tư tưởng, đạo đức học sinh và giảm thiểu các tác động tiêu cực của các hoạt động ngoài nhà trường, nhưng khi được hỏi hiệu quả của HĐTN đối với chất lượng giáo dục 2/7 ý kiến cán bộ quản lý (chiếm 28,9%) cho rằng chất lượng giáo dục chủ yếu là chất lượng học văn hóa, HĐTN vẫn chỉ coi là phụ, không được đánh giá điều này cho thấy chưa đặt HĐTN vào vị trí quan trọng trong hoạt động

của nhà trường. CBQL trong hoạt động chỉ đạo chưa quan tâm nhiều tới HĐTN; hầu như giao cho Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên trong các hoạt động tập thể của nhà trường chịu trách nhiệm tiến hành các hoạt động chuyên đề của từng khối, lớp.

Cùng đánh giá về vấn đề trên, có 90,6% ý kiến GV được hỏi đánh giá vai trò quan trọng và rất quan trọng của việc tổ chức HĐTN của GV cho HS THCS, tuy nhiên vẫn còn 9,4% ý kiến đánh giá ít hoặc không quan trọng. Qua trao đổi, phỏng vấn có 7/8 giáo viên (chiếm 87,5%) cho rằng HĐTN góp phần hình thành phát triển nhân cách học sinh, giáo dục hành vi tốt đẹp cho học sinh. HĐTN nếu thực hiện tốt sẽ là môi trường thuận lợi, xây dựng tinh thần đoàn kết, bồi dưỡng những tình cảm trong sáng tốt đẹp giữa thầy và trò, giữa học sinh và học sinh. Tuy nhiên GV cũng khẳng định đây là công việc không đơn giản đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực của thầy và trò mà cả sự nỗ lực của các nhà quản lý cùng với sự hợp tác của các cấp chính quyền, đoàn thể, ban ngành mà thực tế hiện nay vẫn chưa thực hiện được.

Qua bảng số liệu trên cũng cho thấy, 70,9% ý kiến CMHS được hỏi cho rằng HĐTN có vai trò rất quan trọng và quan trọng. Tuy vậy, vẫn còn số ý kiến không nhỏ đánh giá vai trò ít hoặc không quan trọng của HĐTN với 29,8%.

Số học sinh nhận thức được vai trò quan trọng và rất quan trọng của HĐTN chiếm 72,9% ý kiến. Tuy nhiên, còn có 27,1% học sinh chưa nhận thức được vị trí, vai trò của HĐTN. Các em cho rằng nó sẽ ảnh hưởng đến việc học văn hóa, nó chưa bổ trợ cho các môn học trên lớp, chưa tạo ra sự hấp dẫn và không mang lại hiệu quả. Qua phỏng vấn những học sinh cho rằng HĐTN có vị trí, vai trò rất quan trọng và quan trọng được biết không phải học sinh nào cũng nhận thức đúng vai trò của HĐTN mà trong số đó các em cho rằng thích tham gia HĐTN vì môn học này không phải học tập vất vả, không đánh giá xếp loại học lực, thích tham gia vì có nhiều hoạt động như văn nghệ, tổ chức trò chơi. Ví dụ có 94% các em tham gia thi hát, giao lưu văn nghệ, 100% các em được hỏi thích đi tham quan trong khi đó thi viết theo chủ đề học sinh cũng tham gia đầy đủ nhưng mang tính bắt buộc.

Trao đổi với HS THCS về vấn đề này, nhiều em HS của một số trường THCS trên địa bàn về hứng thú, thái độ HS tham gia HĐTN, được biết các em rất hào hứng và tích cực trong các hoạt động, đồng thời nhận rõ trách nhiệm và vai trò của cá nhân trong từng hoạt động. Các em cũng thể hiện những hiểu biết và kỹ năng của mình khi tham gia các hoạt động được tổ chức. Nhưng bên cạnh đó nhiều em còn tham gia hời hợt, thiếu tích cực cũng như sự đóng góp của bản thân cho các hoạt động.

2.3.2. Thực trạng xác định mục tiêu hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới trình giáo dục phổ thông mới

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của CBQL và GV THCS về mục đích ý nghĩa của HĐTN, đề tài tiến hành khảo sát và thu được kết quả thể hiện trong bảng 2.3.

Bảng 2.3. Thực trạng xác định mục đích của hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Móng Cái

TT Xác định mục đích của HĐTNHN Ý kiến đánh giá Điểm TB Thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết SL TL SL TL SL TL SL TL 1 Nhằm tạo ra tính tích cực của HS tham gia vào các HĐTN từ đó bày tỏ quan điểm, ý tưởng sáng tạo

30 62.5 13 27.1 5 10.4 0 0 3.52 1

2

Tạo điều kiện cho học sinh được thể hiện, tích lũy và chiêm nghiệm các kinh nghiệm trong cuộc sống

3

Tạo cơ hội để học sinh THCS được thỏa mãn nhu cầu hoạt động của bản thân

21 43.7 14 29.2 12 25 1 2,1 3.15 6

4

Phát triển hệ thống các năng lực cần thiết cho học sinh, giúp học sinh hình thành năng lực tự đánh giá và tự điều chỉnh, năng lực giải quyết vấn đề 22 45.8 10 20.8 8 16.7 8 16.7 2.95 9 5 Bồi dưỡng hệ thống phẩm chất trách nhiệm của cá nhân trong học tập, trách nhiệm với gia đình, cộng đồng của HS 24 50 14 29.2 6 12.5 4 8.3 3.2 5 6 Hình thành các giá trị của cá nhân HS THCS 20 41.7 25 52.1 3 6.2 0 0 3.35 2 7 Tích cực tham gia các hoạt động lao động tại gia đình, nhà trường và xã hội 17 35.4 19 43.8 10 20.8 2 0 3.06 7 8 Giúp HS THCS biết tổ chức công việc một cách hợp lý, khoa học 16 33.3 20 41.7 8 16.7 4 8.3 3.0 8 9 Hình thành ở HS THCS hứng thú, hiểu biết về một số lĩnh vực nghề nghiệp 23 47.9 15 31.3 10 20.8 0 0 3.27 4 Điểm TB nhóm 3.2

Kết quả bảng trên cho thấy, ý kiến của đại đa số các CBQL và GV đều đánh giá xác định mục đích của HĐTN với sự phát triển nhiều mặt ở HS. Trong đó, với 89.6% cho rằng HĐTN nhằm Kích thích tính tích cực tham gia

vào các hoạt động, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng sáng tạo, bên cạnh đó với 77.1% đánh giá về mục đích nhằm Tạo cơ hội cho học sinh được tích lũy và chiêm nghiệm các kinh nghiệm trong cuộc sống. Cùng với đó, việc tổ chức các HĐTN cũng được đa số CBQL và GV đánh giá ở mức độ cần thiết vì đem lại những ý nghĩa như; Giúp học sinh THCS được thỏa mãn nhu cầu hoạt động; Phát triển năng lực HĐ và kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh; Bồi dưỡng phẩm chất cho học sinh.Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều ý kiến chưa thấy được mục đích, ý nghĩa của HĐTN đối với sự phát triển toàn diện cho HS. Với 33.4% chưa thấy mục đích quan trọng trong việc Phát triển năng lực hoạt động và một số kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh; với 22.9% ý kiến cho rằng ít hoặc không Tạo cơ hội cho học sinh được tích lũy và chiêm nghiệm các kinh nghiệm trong cuộc sống…

Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy nhiều CBQL và GV nhận thức chưa đầy đủ về mục đích của HĐTN, mới chỉ dừng lại ở những hiểu biết ban đầu về các HĐTN, đây cũng là khó khăn cho việc triển khai các HĐTN ở các nhà trường. Hơn nữa, qua theo dõi các hoạt động trong các trường THCS thành phố Móng Cái, tác giả nhận thấy năng lực tổ chức HĐTN cho học sinh theo đúng mục đích, ý nghĩa của hoạt động này còn nhiều hạn chế từ công tác chỉ đạo của CBQL nhà trường tới việc thực hiện của giáo viên THCS.

2.3.3. Thực trạng thực hiện các nội dung hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới chương trình giáo dục phổ thông mới

Thông qua điều tra, trao đổi đối với CBQL và GV về mức độ tham gia của HS theo những nội dung cơ bản của HĐTN, các ý kiến được hỏi đều cho rằng nếu các nội dungđó được triển khai chắc chắn sẽ thu hút được đại đa số HS tích cực tham gia vào các HĐTN. Nhưng trên thực tế, nhận định về mức độ triển khai các nội dung HĐTN của CBQL và GV có sự khác nhau, thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.4. Thực trạng thực hiện nội dung cơ bản của hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Móng Cái

TT Nội dung của hoạt động trải nghiệm

Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện

Rất cần t hiết (4đ) Cần thiết (3đ) Ít cần thiế t ( 2đ) Không cầ n thiết (1 đ) Điểm TB Thứ bậc X Rất thườ ng xuyên (4đ ) Thường xu yên (3 đ) Thỉnh t hoảng ( 2đ) Chưa thự c hiện (1 đ) Điểm TB Thứ bậc Y

1 Hoạt động phát triển cá nhân 3.58 2.96

1.1 Hoạt động tìm hiểu/khám phá bản thân 28 15 5 0 3.48 7 21 13 9 5 3.0 4

1.2 Hoạt động rèn luyện nền nếp, thói quen;

tính tuân thủ, trách nhiệm, ý chí vượt khó 31 17 0 0 3.65 4 22 8 10 8 2.91 6

1.3 Hoạt động phát triển các mối quan hệ

trong gia đình, nhà trường và xã hội 29 19 0 0 3.6 5 19 13 11 5 2.96 5

2 Hoạt động lao động 3.33 3.14

2.1 Hoạt động lao động ở nhà 32 16 0 0 3.67 3 25 18 5 0 3.41 3

2.2 Hoạt động lao động ở trường 35 13 0 0 3.73 1 30 15 3 0 3.56 2

3 Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng 3.21 2.84

3.1 Hoạt động giáo dục truyền thống, tư

tưởng, đạo đức 34 14 0 0 3.7 2 29 19 0 0 3.6 1

3.2 Hoạt động giáo dục văn hoá, hữu

nghị và hợp tác 22 10 12 4 3.04 10 11 17 15 5 2.71 7

3.3 Hoạt động tìm hiểu phong cảnh, di tích 25 15 8 0 3.35 8 13 10 20 5 2.65 8

3.4

Hoạt động tình nguyện/nhân đạo và hoạt động giáo dục các vấn đề xã hội,vấn đề thời sự

16 12 13 7 2.77 12 5 16 19 8 2.38 12

4 Hoạt động hướng nghiệp 3.1 2.47

4.1 Hoạt động tìm hiểu, trải nghiệm thế

giới nghề nghiệp 12 23 10 3 2.92 11 12 10 15 11 2.48 9

4.2

Hoạt động đánh giá và rèn luyện năng lực và phẩm chất của bản thân phù hợp với nhóm nghề

19 23 6 0 3.27 9 10 13 14 11 2.46 10

Qua bảng số liệu 2.4, có thể nhận thấy cả bốn nhóm nội dung của HĐTN đều đã được CBQL và GV đánh giá cao về mức độ cần thiết (3.31), nhưng mức độ thực hiện thì chỉ ở mức khá (2.85). Hai nhóm nội dung được coi trọng là Hoạt động phát triển cá nhân với ĐTB = 3.58; Hoạt động lao động với ĐTB là 3.33. Tuy nhiên, khi thực hiện các nhóm nội dung này, CBQL và GV được hỏi lại đánh giá không cao ở mức độ thực hiện với ĐTB lần lượt chỉ là 2.96 và 3.14. Trong đó Hoạt động lao động ở trường

được đánh giá cao nhất về mức độ cần thiết với ĐTB = 3.73 ở vị trí số 1, nhưng về mức độ thực hiện chỉ đạt ĐTB = 3.56 ở vị trí thứ 2. Cũng trong nhóm này Hoạt động lao động tại địa phương được đánh giá không cao về mức độ cần thiết với ĐTB = 2.56 và mức độ thực hiện chỉ đạt 2.44 ở vị trí thứ 11. Bên cạnh đó, hai nhóm nội dung Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng

Hoạt động hướng nghiệp chỉ được đánh giá khá cao về mức độ cần thiết với ĐTB lần lượt là 3.21 và 3.1; còn mức độ thực hiện tương đối thấp với ĐTB là 2.84 và 2.47. Trong đó, một số nội dung chưa được chú trọng như

Hoạt động tình nguyện/nhân đạo và hoạt động giáo dục các vấn đề xã hội,vấn đề thời sự với ĐTB = 2.77 về mức độ cần thiết và 2.38 về mức độ thực hiện ở vị trí thứ 12. Hay như Hoạt động tìm hiểu, trải nghiệm thế giới nghề nghiệp;Hoạt động đánh giá và rèn luyện năng lực và phẩm chất của bản thân phù hợp với nhóm nghề chỉ đạt điểm TB = 2,47. 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 ND1 ND2 ND3 ND4 Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, phỏng vấn một số CBQL và GV. Đa số ý kiến đều cho rằng hoạt động hướng nghiệp hiện nay tại các trường THCS gặp rất nhiều khó khăn vì giáo viên không chuyên, thiếu kiến thức và kĩ năng về giáo dục hướng nghiệp. Đồng thời, CSVC phục vụ cho công tác hướng nghiệp còn hạn chế, hình thức triển khai chưa phong phú, chưa đồng bộ, nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động này phải huy động từ các nguồn quỹ khác nên gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, hoạt động hướng nghiệp tại các nhà trường chưa tạo được hứng thú cho HS khi tham gia, chưa giúp các em nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này. Vì vậy, CBQL các trường cần làm tốt hơn nữa công tác bồi dưỡng GV để họ có đủ kiến thức, năng lực thực hiện nhiệm vụ giáo dục nói chung và tổ chức HĐTN nói riêng.

Bên cạnh đó, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng chưa triển khai một cách đồng bộ và đạt hiệu quả cao tại các trường. Bởi hầu hết các trường đều gặp khó khăn về thời gian tổ chức cho các hoạt động này. Nguyên nhân là do việc xây dựng kế hoạch, chương trình dạy học hiện nay thường kín về thời lượng. Giáo viên cũng không thể tiến hành một hoạt động trải nghiệm hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS, thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)