8. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động trả
nghiệm cho học sinh trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới đúng quy định, phù hợp với chương trình và điều kiện thực tiễn của nhà trường
3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp
- Đưa mọi hoạt động của trường vào kế hoạch; nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch.
- Có được kế hoạch HĐTN cho HS THCS theo chương trình đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, có tính khả thi nhằm định hướng tốt cho việc thực hiện, tạo tính chủ động trong phân phối sử dụng nguồn lực, phối hợp triển khai và đánh giá việc thực hiện các HĐTN cho HS THCS.
- Giúp cho Hiệu trưởng có cái nhìn bao quát, tổng thể về hoạt động được thực hiện trong năm học, có sự phân phối nguồn lực cho hoạt động rõ ràng mạch lạc và hợp lý, các bộ phận, cá nhân được phân công chủ động trong khâu chuẩn bị cho hoạt động như dự kiến từ đầu năm học.
3.2.2.2. Nội dung biện pháp
- Tổ chức nghiên cứu, học tập các văn bản chỉ đạo cấp trên về HĐTN, bám sát khung chương trình giáo dục của Bộ GD&ĐT để xác định ma trận các HĐTN cần tổ chức và phân phối nguồn lực cho từng hoạt động;các nội dung HĐTN và phân phối nguồn lực cho từng hoạt động;
- Huy động sự tham gia của GV, tổ chức Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên và đại diện CMHS tham gia xây dựng kế hoạch;
+ Chỉ đạo các TCM tập hợp ý kiến của các giáo viên trong tổ về thực trạng chất lượng đội ngũ và HS của các lớp trong khối rồi đưa ra các biện pháp tổ triển khai HĐTN trong khối.
+ Chỉ đạo GV xác định các HĐTN cho HS qua môn học và đưa vào kế hoạch dạy học phù hợp;
+ Yêu cầu giáo viên Tổng phụ trách Đội xây dựng các chuyên đề hoạt động ngoại khóa có các nội dung HĐTN, cụ thể cho từng tháng, từng kỳ với từng đối tượng học sinh bám sát chủ đề, chủ điểm năm học, trong đó nêu rõ các lực lượng tham ra, địa điểm tổ chức, dự trù kinh phí tổ chức.
+ Tổ chức cuộc họp ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp, nêu rõ thực trạng học sinh của nhà trường về năng lực, kiến thức và kỹ năng sau đó trình bày về ý tưởng tổ chức các HĐTN trong trường, xin ý kiến của Ban đại diện cha mẹ học sinh về việc xây dựng kế hoạch chi tiết cho HĐTN, nêu rõ nhu cầu nhà trường cần phụ huynh hỗ trợ.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp
- Tiến hành xây dựng kế hoạch HĐTN theo đúng quy trình:
+ Phân tích rõ bối cảnh nhà trường trong năm học, sử dụng công cụ phân tích để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc tổ chức thực hiện các HĐTN cho HS; phát triển các yếu tố cơ sở: Các yếu tố cơ sở cho việc lập kế hoạch là các dự báo, các chính sách cơ bản, các kế hoạch hiện thực của cơ sở giáo dục. Phát triển các yếu tố cơ sở là xây dựng các điều kiện cần thiết phục vụ việc lập kế hoạch HĐTN ở mỗi cấp, mỗi bộ phận đảm bảo tính kế thừa và phát triển giữa cấp trên và cấp liền kề, cân nhắc và đi đến thống nhất hệ thống các yếu tố cơ sở phục vụ quá trình thực thi kế hoạch giáo dục.
+ Xây dựng các mục tiêu: Xác định các mục tiêu đảm bảo nguyên tắc SMART (cụ thể rõ ràng, đo lường được, có tính thực tiễn, có thể thực hiện được và hạn định về thời gian); chú trọng và ưu tiên các nội dung, chương trình HĐTN cho HS gắn với đặc trưng vùng miền, nhu cầu số đông.
+ Xác định các phương án để lựa chọn: Tìm ra tất cả các phương án có triển vọngnhất, phù hợp năng lực thực hiện HĐTN của từng bộ phận, cá nhân, của mỗi trường để lựa chọn đưa vào thực hiện.
+ Đánh giá các phương án: Định lượng các phương án trên cơ sở quy chiếu với các yếu tố cơ sở và các mục tiêu, phân tích điểm yếu và điểm mạnh của từng phương án để thấy rõ giá trị tác động của nó đến hiệu quả HĐTN mà kế hoạch đang hướng đến.
+ Lựa chọn phương án hợp lý: Ra quyết định lựa chọn các phương án khả thi và hiệu quả; Đảm bảo các kế hoạch dự phòng: Dự trù hướng giải quyết khi gặp phải các tình huốngxảy ra trong quá trình tổ chức các HĐTN có tác động đến việc thành bại của kế hoạch.
+ Lượng hóa các kế hoạch: Các yếu tố cơ sở và mục tiêu (nội dung, chương trình, tài lực, vật lực, thời lượng,...) của kế hoạch được định lượng cụ thể và rõ ràng, đảm bảo phù hợp với năng lực thực tế của nhà trường và từng bộ phận tổ chức thực hiện kế hoạch.
+ Thẩm định kế hoạch: Các kế hoạch được thông qua trong hội nghị công chức viên chức đầu năm học để hội nghị thảo luận trình tìm ra giải pháp tối ưu nhất rồi điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với yêu cầu.
+ Ban hành quyết định về kế hoạch: Lãnh đạo trường ban hành quyết định về kế hoạch HĐTN của toàn trường sau khi đã điều chỉnh; Phổ biến quán triệt kế hoạch đến các bên liên quan.
- CBQL nhà trường (Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng được phân công phụ trách) dự thảo kế hoạch chi tiết cho HĐTN, xin ý kiến hội đồng sư phạm nhà trường sau đó xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai trong toàn trường.
- Chỉ đạo tổ chuyên môn và GV căn cứ vào kế hoạch của nhà trường xây dựng kế hoạch của tổ, của cá nhân; hiệu trưởng phê duyệt để đưa vào thực hiện và cung cấp cơ sở để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện trong năm học.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Hằng năm Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh, Phòng GD&ĐT thành phố Móng Cái phải hướng dẫn kịp thời về việc thực hiện các HĐTN theo chương trình GDPTM trong trường THCS.
- CBQL các trường THCS phải nắm vững các văn bản chỉ đạo của các cấp, hiểu đúng các văn bản chỉ đạo các cấp về HĐTN; có khả năng giải thích cho GV và các lực lượng tham gia để có căn cứ xây dựng kế hoạch đúng.
- CBQL nhà trường phải có năng lực xây dựng kế hoạch, có khả năng tập hợp và huy động các lực lượng tham gia xây dựng kế hoạch.
- Hoạt động khảo sát đánh giá năng lực tỏ chức HĐTN của GV THCS cần được tiến hành khách quan, chính xác, phản ánh đúng thực trạng.
- Cần tuân thủ các bước; xác định nhu cầu bồi dưỡng; thiết lập các mục tiêu; xác định các phương án và xem xét phương án nào là phù hợp nhất, tối ưu nhất và quyết định những biện pháp khả thi để thực hiện mục tiêu